Việc cầu nguyện nơi người bệnh tật, già yếu

Mỗi tín hữu có thể và phải làm chứng cho đức tin của mình. Có nhiều cách làm chứng. Cách làm chứng tốt nhất và chắc chắn đẹp lòng Chúa nhất là làm chứng bằng hành động bác ái.

Hành động bác áicũng gồm nhiều thứ. Giáo lý công giáo diễn tả bác ái bằng kinh 14 mối thương xót. Thương linh hồn 7 mối, thương xác 7 mối. Đó là một liệt kê khá chi tiết. Năng đọc kinh đó là một thói quen tốt. Đức ái mang đức tin sẽ thấm dần vào tâm thức chúng ta. Nhờ đó suốt đời sống đức tin của ta sẽ tỏa hương bác ái, trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Riêng trong hoàn cảnh bệnh tật, già yếu, nhất là vừa già yếu vừa bệnh tật, người tín hữu thường thực hiện hành động bác ái nào, để làm chứng cho đức tin của mình ?

Thưa hành động phổ biến luôn cao cả và luôn có thể thực hiện được, đó là cầu nguyện.

Kinh nghiệm cho thấy : Hoạt động cầu nguyện nơi nhiều người già yếu bệnh tật là một bài học sống động cho chúng ta.

Bài học sống động đó đã dạy chúng ta những gì?

Dạy nhiều lắm. Riêng đối với tôi, mấy điều tôi học được sau đây trong cầu nguyện của người già yếu đau bệnh được tôi kể là rất quý giá. Hôm nay tôi xin chia sẻ vắn tắt.

1/ Cầu nguyện an ủi

Tôi thường theo gương các người bệnh tật già yếu mà cầu nguyện. Hiệu quả là tôi được nhiều an ủi.

Lý do đơn giản tôi cảm được là tôi nhận thức sâu sắc : Tôi thuộc về Chúa.

Thánh Phaolô viết : “Thật vậy, không ai trong chúng ta sống cho mình, cũng như không ai chết cho mình. Chúng ta có sống là sống cho Chúa, mà có chết cũng là chết cho Chúa. Vậy dù sống, chết, chúng ta vẫn thuộc về Chúa” (Rm, 14,7-8).

“Thuộc về Chúa”, đó là một ơn huệ lớn lao, một hạnh phúc sâu thẳm. Ơn huệ đó, hạnh phúc đó, tôi vẫn tin từ nhỏ, và càng tin trong suốt thời trẻ trung hăng say hoạt động. Nhưng khi về già, khi mà bệnh tật mỗi ngày mỗi thu hẹp lại sức sống của tôi, tôi cảm nhận được ơn huệ đó, hạnh phúc đó rõ ràng hơn. Tôi tin mình thuộc về Chúa nhiều hơn và đang gần tới nhà Chúa hơn. Thành ra, cầu nguyện trong yếu đau đã trở thành một nguồn hạnh phúc mới cho tôi. Tôi mong và cầu cho mọi người, nhất là những người thân, để họ cũng cảm nhận được nguồn hạnh phúc “mình thuộc về Thiên Chúa tình yêu”.

2/ Cầu nguyện cứu độ

Khi còn trẻ, đôi khi tôi sống đạo, làm mục vụ và truyền giáo theo những hướng đạo đức khác nhau, tùy theo sự phán đoán dựa trên thời thế và trào lưu. Nhưng khi cầu nguyện trong những hoàn cảnh bệnh tật có phần nào giống cảnh Chúa Giêsu cầu nguyện trong vườn cây Dầu và trên thánh giá, tôi thấy rõ con đường làm sáng danh Chúa nhất, có sức góp phần vào công trình cứu thế của Chúa Giêsu, chính là rao giảng Tin Mừng bằng đời sống đau đớn, từ bỏ chính mình, vì mến Chúa yêu người.

Thánh Phaolô viết : “Hồi còn ở giữa anh em, tôi đã không muốn biết đến chuyện gì khác ngoài Đức Kitô, mà là Đức Giêsu Kitô chịu đóng đinh vào thập giá” (1 Cr 2,2).

Chính vì nhận thức được chân lý đó, nên, khi cầu nguyện lúc tuổi già đau yếu, tôi được bình an hơn, đôi lúc thêm phấn khởi, vì thấy mình được Chúa thương chọn cộng tác vào chương trình cứu độ của Chúa. Đó là một hành động bác ái âm thầm, như một lễ vật của tình yêu hy sinh.

3/ Cầu nguyện soi sáng

Đôi khi, lúc còn trẻ, khi may mắn gặt hái được vài thành công, tôi phải đấu tranh với mình, để đừng tự mãn. Nhưng khi cầu nguyện trong những yếu đau của tuổi già mệt mỏi, tôi dễ nhận được ơn Chúa soi sáng, để biết rõ sự thực về mình : Mình rất yếu đuối, mình chẳng là gì, mình chẳng đáng gì, mình chẳng có gì đáng tự hào. Tôi dễ đón nhận ơn Chúa soi sáng qua lời thánh Phaolô dạy : “Tôi xin nói với từng người trong anh em : Đừng đi quá mức khi đánh giá mình, nhưng hãy đánh giá mình cho đúng mức, mỗi người tùy theo lượng đức tin Thiên Chúa đã phân phát cho” (Rm 12,3).

Theo đức tin, mà Chúa đã ban cho tôi, thì tôi không làm được điều gì tốt, nếu không nhờ Chúa. Vì Chúa phán : “Không có Thầy, chúng con chẳng làm gì được” (Ga 15,5).

Chính lời Chúa phán trên đây cũng dạy tôi về sự biết đầu tư vào kho tàng ơn cứu độ, lúc tuổi già sức yếu. Đầu tư đó hệ tại biết làm mọi việc lớn nhỏ trong tuổi già với lòng mến hết sức trọn vẹn, biết chịu mọi đớn đau lớn nhỏ trong suốt thời gian già yếu, dù dài dù vắn, với lòng khiêm tốn vâng phục thánh ý Chúa. Như vậy, cầu nguyện trong đau đớn sẽ trở thành một cách nhận lãnh ánh sáng của Chúa cho mình và cho nhiều người trên đường về quê trời.

4/ Cầu nguyện đổi mới

Trước đây và ngay hiện nay, chúng ta thường nghe nhiều từ “đổi mới”. Trên thực tế, chúng ta cũng thường thấy nhiều đổi mới ở nhiều lãnh vực. Trong các chương trình đời đạo, chúng ta cũng được lôi kéo đến nhiều kế hoạch đổi mới. Tất nhiên, mọi đổi mới đều có cái hay của nó.

Nhưng, khi đến tuổi già, bị bệnh tật xâm chiếm, người ta sẽ nhìn rõ nội dung đổi mới. Càng cầu nguyện, càng thấy rõ.

Theo kinh nghiệm của tôi, thì những người già yếu bệnh hoạn nếu năng cầu nguyện, sẽ được Chúa Thánh Thần soi sáng cho thấy : Cái cần đổi mới nhất chính là bản thân mình và cách sống của bao người. Đổi mới mình và nhiều người là : Tất cả hãy biết lãnh nhận ơn được trở nên con cái Chúa, với ơn cứu độ, với ơn được thông hiệp vào sự sống của Chúa, với ơn biết thương yêu nhau, với ơn được về với Chúa là Cha giàu lòng thương xót, với ơn biết ở lại trong tình thương của Chúa nhân lành.

Đó là ý nghĩa lời nguyện xưa của Chúa Giêsu trong bữa tiệc ly : “Con ở trong họ và Cha ở trong con, để họ được hoàn toàn nên một” (Ga 17,23). Như vậy, cầu nguyện của người già yếu bệnh tật có giá trị truyền giáo và xây dựng Hội Thánh.

Nếu ai thấy bài chia sẻ này còn quá thiếu, hoặc ít hợp thời, thì xin tha thứ cho tôi. Nhưng cũng xin tin rằng : Đây là một chia sẻ rất chân tình, chỉ do động lực hiệp thông và với hy vọng gởi gắm cho nhau một kinh nghiệm nhỏ của người đi trước. Người già yếu vẫn hoạt động bác ái bằng việc cầu nguyện.

Tôi xác tín : Cầu nguyện là sinh hoạt chính của mọi người con Chúa, và phải là sinh hoạt thường xuyên của người già yếu, mặc dầu việc cầu nguyện của người già yếu thường rất đơn sơ.

Xin cảm tạ Chúa giàu lòng thương xót đã ban cho chúng ta biết lãnh nhận và sống ơn cầu nguyện, một ơn rất quan trọng cho Hội Thánh Việt Nam lúc này.

Long Xuyên, ngày 12 tháng 1 năm 2007

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Chúa Phục sinh dạy tôi hãy khiêm nhường
Chúa Phục sinh dạy tôi hãy khiêm nhường
Một lần nọ, Chúa cho tôi nhìn thấy tình hình phần rỗi các linh hồn đang diễn tiến rất thê thảm. Các cơn cám dỗ đủ thứ như những loại lưới dày đặc trùm phủ nhân loại, vây bắt các linh hồn.
Cứu giúp kẻ trong hoàn cảnh khó khăn
Cứu giúp kẻ trong hoàn cảnh khó khăn
Tại địa phương tôi đang ở, vốn có thói quen tốt này hay được kể trên báo chí và truyền hình. Thói quen tốt đó là cứu giúp những kẻ trong cảnh khó khăn.
Hành trình của những thao thức
Hành trình của những thao thức
Với tâm tình tạ ơn, tôi xin chia sẻ đôi chút về tình yêu xót thương Chúa đã dành cho tôi, cách riêng trong suốt cuộc đời giám mục.
Chúa Phục sinh dạy tôi hãy khiêm nhường
Chúa Phục sinh dạy tôi hãy khiêm nhường
Một lần nọ, Chúa cho tôi nhìn thấy tình hình phần rỗi các linh hồn đang diễn tiến rất thê thảm. Các cơn cám dỗ đủ thứ như những loại lưới dày đặc trùm phủ nhân loại, vây bắt các linh hồn.
Cứu giúp kẻ trong hoàn cảnh khó khăn
Cứu giúp kẻ trong hoàn cảnh khó khăn
Tại địa phương tôi đang ở, vốn có thói quen tốt này hay được kể trên báo chí và truyền hình. Thói quen tốt đó là cứu giúp những kẻ trong cảnh khó khăn.
Hành trình của những thao thức
Hành trình của những thao thức
Với tâm tình tạ ơn, tôi xin chia sẻ đôi chút về tình yêu xót thương Chúa đã dành cho tôi, cách riêng trong suốt cuộc đời giám mục.
Những kẻ cứng lòng
Những kẻ cứng lòng
Điều mà đoạn văn trên đây làm tôi sợ hãi là: Ngay trước khi sai nhóm Mười Một đi loan báo Tin Mừng, Chúa Giêsu đã khiển trách các ông là những kẻ cứng lòng.
Chúa Phục Sinh dạy tôi hãy khiêm nhường
Chúa Phục Sinh dạy tôi hãy khiêm nhường
Mấy ngày nay, tôi cầu nguyện rất nhiều với Chúa Giêsu Phục Sinh.
Lòng thương xót là lương thực hằng ngày
Lòng thương xót là lương thực hằng ngày
Kinh Lạy Cha có câu “Xin Cha cho chúng con lương thực hằng ngày”. Câu đó tôi thuộc lòng từ nhỏ. Có thể nói: Chính lời cầu đó đã trở thành lương thực hằng ngày của tôi.
Chúa Phục Sinh đã đến với tôi
Chúa Phục Sinh đã đến với tôi
Một niềm vui tôi định giấu, nhưng Chúa dạy tôi là nên nói ra, đó là sự kiện Chúa Phục Sinh đến với tôi.
Ðức Mẹ thúc giục tôi nhắc nhớ sứ điệp sám hối
Ðức Mẹ thúc giục tôi nhắc nhớ sứ điệp sám hối
Thời sự Giáo hội hiện nay đặt nặng trách nhiệm cảnh báo những thách đố sắp tới, và con cái Giáo hội là chúng ta không thể dửng dưng.
Tham dự tích cực vào cuộc thương khó của Chúa cứu thế
Tham dự tích cực vào cuộc thương khó của Chúa cứu thế
Khi được gọi nhận chức thánh linh mục cũng như khi vâng lời nhận chức vụ Giám mục, tôi tự nhiên nghĩ ngay đến sự tôi sẽ tham dự vào cuộc thương khó của Chúa Giêsu.