Xây dựng Nước Trời bằng lối sống phục vụ

CHÚA NHẬT XXXIV THƯỜNG NIÊN - NĂM A

LỄ CHÚA GIÊSU KITÔ VUA VŨ TRỤ

1. Lúc sinh thời, Mẹ Têrêsa Calcutta rất tâm đắc với đoạn Tin Mừng diễn tả cái chết của Ðức Giêsu trên cây thập giá. Mẹ luôn bị những người đau khổ bất hạnh lôi cuốn. Nơi Mẹ Têrêsa, tình yêu mến Ðức Giêsu và tình thương những người bất hạnh hòa quyện vào nhau. Càng yêu Chúa Giêsu bao nhiêu thì Mẹ lại càng yêu những người bệnh tật đau khổ bấy nhiêu. Dưới mắt Mẹ, những người này không những là những kẻ đáng thương, mà còn là hiện thân của Ðức Giêsu đang chịu đau khổ và bị bỏ rơi trên thập giá. Mẹ thường nhắc các chị em nữ tu dòng Thừa Sai Bác Ái do Mẹ sáng lập như sau: “Chị em cần tập nhìn thấy Ðức Giêsu bị bỏ rơi nơi mỗi người bất hạnh mà chị em đang phục vụ, dù họ đáng kinh tởm đến đâu đi nữa”.

Tin Mừng lễ Kitô Vua thuật lại việc Ðức Giêsu sẽ tái lâm vào ngày tận thế để xét xử muôn dân. Người sẽ tách biệt người lành kẻ dữ như mục tử tách biệt chiên khỏi dê. Người sẽ thưởng kẻ lành và phạt kẻ dữ cách công minh. Ngày nay Vua Giêsu cũng đồng hóa mình với những kẻ đói khát, khách lạ, trần trụi, đau yếu, ở tù mà chúng ta gặp mỗi ngày (x. Mt 25,31-46). Người hiện diện trong bí tích Thánh Thể, trong Lời hằng sống, trong cộng đoàn hội hiệp nhau vì danh Chúa... Người còn hiện thân trong những người khổ nghèo cần được trợ giúp. Có những lần chúng ta gặp Chúa mà không nhận ra Người, thậm chí còn đối xử tàn tệ với Người. Sau này khi đến trước tòa phán xét, chúng ta sẽ bị Vua Giêsu xét xử về tội đã bỏ qua không làm việc chia sẻ phục vụ.

2. Ngày nay, trong hình hài những kẻ hèn mọn, Ðức Giêsu vẫn tiếp tục xin sự trợ giúp: Những nạn nhân bị bão lụt miền Trung đang rất cần sự sẻ chia cơm áo; Người mù lòa nghèo khổ đang cần được giúp mổ đục thủy tinh thể; Kẻ mù chữ khao khát được cấp học bổng theo học lớp tình thương hay bổ túc văn hóa; Các trẻ em mồ côi ước mơ được sống trong những ngôi nhà mở; Những người nghiện ma túy, và những cô gái đang kiếm sống bằng việc bán thân xác… Chúng ta sẽ làm gì cụ thể để khu phố ngày một an toàn sạch đẹp hơn, công bình nhân ái hơn, cho môi trường sống trở thành “Trời Mới, Ðất Mới” trong ngày tận thế?

Nếu mỗi người để Chúa Giêsu thực sự là Vua ngự trị trong lòng, thì có lẽ xã hội chúng ta đang sống không còn bạo lực và biến thành thiên đàng tình yêu từ lâu rồi. Sở dĩ đến nay chúng ta vẫn chưa làm dậy lên men tình yêu, vì men tin yêu nơi chúng ta đã quá “đát”, đã hóa thành chai lì và mất phẩm chất. Ngày nay, nhiều tín hữu thường chữa mình rằng: “Làm sao tôi có thể đi vào nhà tù để thăm nuôi tù nhân ? Làm sao tôi dám chứa chấp những khách lỡ đường không giấy tờ vào ở trọ nhà vì có thể gặp nguy hiểm ? Tôi lấy đâu ra nhiều tiền để chăm sóc các bệnh nhân HIV-AIDS, bệnh phong cùi?”. Nếu chúng ta cứ lý luận như thế thì sẽ không thể làm mọi thứ tiến triển tốt đẹp được. Nhưng thực ra vẫn còn nhiều việc cụ thể mỗi người dễ dàng thực hiện như: giúp một sinh viên nghèo vượt khó; Làm dấu báo nguy cho người đi đường khỏi bị sụt cống; Thăm viếng an ủi tang gia có người thân mới qua đời, hoặc thăm viếng một đôi vợ chồng có nguy cơ đổ vỡ hạnh phúc... Những việc ấy tuy nhỏ bé, nhưng mang ý nghĩa nhân văn.

Lạy Chúa Giêsu Vua vũ trụ, xin cho chúng con biết quan tâm tới những người bất hạnh mà con gặp gỡ và tìm cách đáp ứng nhu cầu của họ, hầu chúng con xứng đáng được Chúa xét xử khoan dung và cho vào Vương Quốc Yêu Thương của Chúa muôn đời.

Lm Ðan Vinh - Giáo xứ Sao Mai

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Đá
Đá
Những viên đá thường là vật liệu xây dựng. Trong tường thuật về việc mai táng và sự kiện Phục Sinh, tảng đá lớn được dùng lấp cửa mộ.
Ai sẽ lăn tảng đá?
Ai sẽ lăn tảng đá?
Sự kiện khởi đi buổi “sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần”, Maria Mađalêna đi thăm mộ và “thấy tảng đá đã được lăn ra khỏi mồ”, bà liền kết luận “người ta đã đem Chúa đi khỏi mồ, và chúng tôi chẳng biết họ để Người ở đâu”. Phêrô...
Đáp ca - Chúa nhật Lễ Lá - năm C
Đáp ca - Chúa nhật Lễ Lá - năm C
Lạy Chúa con thờ, muôn lạy Chúa, Ngài nỡ lòng ruồng bỏ con sao?
Đá
Đá
Những viên đá thường là vật liệu xây dựng. Trong tường thuật về việc mai táng và sự kiện Phục Sinh, tảng đá lớn được dùng lấp cửa mộ.
Ai sẽ lăn tảng đá?
Ai sẽ lăn tảng đá?
Sự kiện khởi đi buổi “sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần”, Maria Mađalêna đi thăm mộ và “thấy tảng đá đã được lăn ra khỏi mồ”, bà liền kết luận “người ta đã đem Chúa đi khỏi mồ, và chúng tôi chẳng biết họ để Người ở đâu”. Phêrô...
Đáp ca - Chúa nhật Lễ Lá - năm C
Đáp ca - Chúa nhật Lễ Lá - năm C
Lạy Chúa con thờ, muôn lạy Chúa, Ngài nỡ lòng ruồng bỏ con sao?
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật Lễ Lá - năm C
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật Lễ Lá - năm C
Đức Giêsu chết trên thánh giá lúc 3 giờ chiều, giữa bóng tối vây phủ. Ngài chết với lời phó thác cho Cha trên môi. Hoa trái đầu tiên là lời tuyên xưng đức tin của viên đại đội trưởng và sự ăn năn của dân chúng (Lc 23,47-48). 
Giêrusalem và ý nghĩa
Giêrusalem và ý nghĩa
Được Thiên Chúa chọn làm thánh điện của Ngài, Giêrusalem biểu trưng cho nơi Chúa ngự và trở thành nơi duy nhất thích hợp để dâng lễ thờ phượng.
Phó mình trong tay Cha
Phó mình trong tay Cha
Với nghi thức nhắc lại sự kiện Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem, phụng vụ dẫn đưa chúng ta vào Tuần Thánh, nhìn lại cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, để cùng hiệp thông với Người, sống mầu nhiệm thập giá trong cuộc đời.
Tội lỗi và lòng thương xót
Tội lỗi và lòng thương xót
Thánh Gioan là tác giả duy nhất ghi lại câu chuyện người phụ nữ ngoại tình. Câu chuyện này được trình bày như một vụ án
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật IV Mùa Chay – năm C
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật IV Mùa Chay – năm C
Nhân vật chính trong dụ ngôn này là người cha. Qua dụ ngôn, Đức Giêsu cho thấy tấm lòng bao dung của người cha đối với cả hai đứa con.
Các tội nhân
Các tội nhân
Các tội nhân, từ ngữ đặc biệt được dùng để chỉ những người bị coi là sống ngoài giao ước ân sủng của Thiên Chúa, vì vậy tội lỗi của họ không được tha.