Câu chuyện đầu năm

Xuân đến chúc nhau hưởng phước Trời

Xuân đi thăm viếng khắp nơi nơi

Xuân không phân biệt sang hèn đó

Xuân chúc mọi người được thảnh thơi.

Đức Thượng PhẩmCao Quỳnh Cư

Vĩnh Nguyên Tự (Long An)

mùng 1 Tết Bính Ngọ (1966)

Mùng Một Tết, lúc 14 giờ 26, Đức Giám mục Stêphanô Tri Bửu Thiên đã “đi bước trước”, gọi điện chúc lành Dũ Lan nhân dịp năm mới. Vẫn giọng nói vui tươi, nồng nhiệt, thân ái, Ngài chia sẻ một số dự kiến về đối thoại liên tôn cho năm Giáp Ngọ. Kết thúc cuộc điện đàm dài khoảng ba mươi phút, Ngài bảo:“Nhờ anh chuyển lời chúc Tết của tôi tớicác sư huynh, sư tỷ, sư đệ, sư muội Cao Đài.”

Dũ Lan thật cảm kích và liên lạc ngay với các bạn đạo, hẹn nhau kết thành một đoàn để mùng 3 lên đường về Tây Đô chúc Tết Đức Giám mục đồng thời thăm Tòa Giám mục Cần Thơ.

Năm giờ sáng, chúng tôi rời thánh thất Bàu Sen (quận 5), gồm có: Giáo SưThượng Văn Thanh(chưởng quản Cơ Quan Phổ Tế, Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài, Đà Nẵng) làm trưởng đoàn, Truyền TrạngThanh Căn(Hiệp Thiên Đài, Hội Thánh Cao Đài Tiên Thiên, Bến Tre), hiền huynhĐạt TịnhTrần Văn Quang(Chánh và Phó Hội Trưởng thánh thất Bàu Sen, Quận 5), hiền huynhĐạt TruyềnDũ Lan(Chương Trình Chung Tay Ấn Tống).

Tới Cần Thơ lúc 9 giờ, chúng tôi ghé ngay tư thất hiền huynhPhan Lương Minh(Chánh Hội Trưởng thánh thất Tây Thành, Hội Thánh Cao Đài Thượng Đế), trước là chúc Tết, biếu sách ấn tống mới in xong, sau nữa trân trọng kính mời hiền huynh cùng với đoàn đến Tòa Giám mục Cần Thơ. Hiền huynh liền hoan hỷ tán thành.

Lúc 10 giờ, tại Tòa Giám mục, Đức cha Stêphanô và linh mục Matthêu Hoàng Đình Ninh (phụ trách đối thoại liên tôn của giáo phận Cần Thơ) vui vẻ tiếp đoàn. Đức cha Stêphanô dành nhiều thời gian để giới thiệu tổng quát về giáo phận Cần Thơ, về các bậc tiền nhiệm, và chia sẻ những suy tư của Ngài cho những dự kiến liên tôn năm Giáp Ngọ. Rồi Ngài đưa chúng tôi đi thăm các “gia đình”:

Để mừngNăm Phúc Âm Hóa Gia Đình 2014, kể từ lễ Giáng sinh vừa qua, trong sân Tòa Giám mục đã dựng hai dãy nhà tranh be bé xinh xinh, có vườn hoa đủ hương sắc, vườn rau cải mơn mởn, rẫy bắp sai trái, và lạch nước cá quẫy lội tóe nước, với nhịp cầu tre nho nhỏ bắc ngang… Mái nhà đầu tiên trong “khu xóm” ấy chính làThánh Giavới Đức Giuse, Mẹ Maria, và Chúa Giêsu - đây là gương mẫu nổi bật cho mọi gia đình Kitô hữu noi theo.

Đúng 11 giờ 30, Đức cha Stêphanô mời chúng tôi vào dùng cơm chay: Thật sự là một tiệc chay thịnh soạn rất thơm ngon, do các nữ tu Công giáo trổ tài bếp núc. Câu chuyện đầu xuân lại tiếp tục ấm lòng bên bàn tiệc...

Chúng tôi lưu luyến giã từ Đức cha ra về lúc 12 giờ 30, sau khi chụp khá nhiều ảnh lưu niệm với Ngài trong sân Tòa Giám mục Cần Thơ.

Ngày xuân, đối với đạo hữu Cao Đài chúng tôi, đây là chuyến Tây Du Hành Đạo, thực hành lời dạy về liên tôn của ĐứcDI LẠC THIÊN TÔNkhi giáng cơ tại Trúc Lâm Thiền Điện (Vĩnh Long) ngày 18-7 Kỷ Dậu (30-8-1969):

“Còn một điều quan trọng nữa sau đây: Tất cả những môn đồ tín hữu hoặc con chiên của Trời, của Phật, của Chúa, v.v… hãy vì lòng đạo mà thương yêu đoàn kết, quây quần với nhau thành một khối vĩ đại để kết tụ một khối tinh thần đạo đức vĩ đại; thường xuyên liên giao thân hữu, thăm viếng để trao đổi học hỏi đạo lý thuần chơn.”

Vâng, ngày xuân ai thích phiếm du thì tùy, còn đạo hữu Cao Đài chúng tôi khai xuân bằng liên tôn hành đạo, để càng thắt chặt hơn nữa tình thân trong giới tôn giáo với nhau.

Liên tôn để phụng sự đồng bào, đất nước đối với người đạo áo trắng Kỳ Ba không phải là hình thức ngoại giao, mà đúng nghĩa chính là công trình tu tập và hành đạo, nằm trong mục đích “Thế đạo đại đồng” của tôn giáo Cao Đài.

Phú Nhuận, 09-02-2014

Dũ Lan Lê Anh Dũng

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Chữ và nghĩa: Tấc lòng tấc dạ
Chữ và nghĩa: Tấc lòng tấc dạ
Không những nói “tấm lòng”, người Việt còn nói “tấc lòng”. Đây là lối nói văn vẻ, thường thấy trong văn học.
Câu chuyện liên tôn: Đạo Chúa có ảnh hưởng tới đạo Cao Đài không?
Câu chuyện liên tôn: Đạo Chúa có ảnh hưởng tới đạo Cao Đài không?
Học giả nước ngoài quen gọi đạo Cao Đài là “syncretic religion” tức là “tôn giáo dung hợp” mà trong đó họ thấy yếu tố chủ đạo không gì khác hơn Tam Giáo. Chính yếu tố chủ đạo của Tam Giáo dường như che khuất yếu tố rất riêng của...
Chuyện cũ kể lại:  GIỮA HAI MIỆNG CỌP
Chuyện cũ kể lại: GIỮA HAI MIỆNG CỌP
Trong lúc đi qua cánh đồng, anh chàng kia thình lình nhìn thấy thấp thoáng bóng dáng một con cọp từ xa. Sợ hãi, anh liền vắt giò lên cổ chạy trối chết. Con cọp đuổi theo tức thì. Chẳng mấy chốc anh phải vội dừng chân vì trước mặt...
Chữ và nghĩa: Tấc lòng tấc dạ
Chữ và nghĩa: Tấc lòng tấc dạ
Không những nói “tấm lòng”, người Việt còn nói “tấc lòng”. Đây là lối nói văn vẻ, thường thấy trong văn học.
Câu chuyện liên tôn: Đạo Chúa có ảnh hưởng tới đạo Cao Đài không?
Câu chuyện liên tôn: Đạo Chúa có ảnh hưởng tới đạo Cao Đài không?
Học giả nước ngoài quen gọi đạo Cao Đài là “syncretic religion” tức là “tôn giáo dung hợp” mà trong đó họ thấy yếu tố chủ đạo không gì khác hơn Tam Giáo. Chính yếu tố chủ đạo của Tam Giáo dường như che khuất yếu tố rất riêng của...
Chuyện cũ kể lại:  GIỮA HAI MIỆNG CỌP
Chuyện cũ kể lại: GIỮA HAI MIỆNG CỌP
Trong lúc đi qua cánh đồng, anh chàng kia thình lình nhìn thấy thấp thoáng bóng dáng một con cọp từ xa. Sợ hãi, anh liền vắt giò lên cổ chạy trối chết. Con cọp đuổi theo tức thì. Chẳng mấy chốc anh phải vội dừng chân vì trước mặt...
Món quà cuối năm
Món quà cuối năm
Tiễn bạn ra về, tôi trở vào nhà với tập sách bìa carton, thiết kế trang nhã. Rọc lớp màng co bao ngoài, lần giở từng tờ giấy couché matt 64 gsm trắng láng, ngắm nhanh một số trong rất nhiều tranh minh họa, tôi nghĩ tới tấm lòng của...
Chuyện cũ mùa Giáng Sinh: LÁ THƯ TỪ MẶT TRĂNG
Chuyện cũ mùa Giáng Sinh: LÁ THƯ TỪ MẶT TRĂNG
Nhà văn Samuel Langhorne Clemens (1835-1910), bút danh Mark Twain, có bốn người con. Ngoài bé trai đầu lòng là Langdon chết vì bệnh bạch hầu lúc mười chín tháng tuổi, ông có thêm ba cô con gái là Susie (1872-1896), Clara (1874-1962), và Jean (1880-1909).

Chuyện cũ kể lại: NGỌC BÍCH BIỆN HÒA
Chuyện cũ kể lại: NGỌC BÍCH BIỆN HÒA
Bộ tiểu thuyết Ðông Chu Liệt Quốc Chí danh tiếng của Phùng Mộng Long (1574-1646) gồm một trăm lẻ tám hồi (tức chương). Hồi Thứ Chín Mươi chép sự tích viên ngọc quý của Biện Hòa.
GÃ KHỔNG LỒ ÍCH KỶ
GÃ KHỔNG LỒ ÍCH KỶ
Từ gã khổng lồ ích kỷ, hắn đã trở thành người nhân ái, vị tha, để cuối cùng được thánh hóa... Truyện ngắn Gã Khổng Lồ Ích Kỷ chính là câu chuyện về tình thương thánh hóa con người.
NƠI NÀO THƯƠNG YÊU THÌ CÓ THẦY
NƠI NÀO THƯƠNG YÊU THÌ CÓ THẦY
Truyện ngắn của Tolstoy nhắc tôi nhớ lời Chúa (Gio-an 15:9-17): Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã thương yêu anh em. Và tôi cũng nhớ tới lời Đức Chí Tôn: Sự thương yêu là chìa khóa mở tam thập lục thiên, cực lạc thế giới và Bạch...
NHƯ HOA NỞ MUỘN
NHƯ HOA NỞ MUỘN
Lấy cảm hứng từ đoạn Phúc Âm Gioan 20,19-29, họa sĩ Ý Caravaggio (1571 - 1610) vào khoảng năm 1601 - 1602 đã vẽ bức tranh Tính Đa Nghi Của Thánh Tôma (The Incredulity of Saint Thomas), sơn dầu trên bố. Nhờ ngài Tôma đa nghi mà chúng ta có...