Chỉ có nợ yêu thương

CHÚA NHẬT XXIV THƯỜNG NIÊN - NĂM A

Bài đọc 1: Hc 27,30 - 28,7; Bài đọc 2: Rm 14,7-9; Tin Mừng: Mt 18, 21-35

Quá tam ba bận, thánh Phêrô nhớ đoạn sách Cách ngôn: “Thiên Chúa luôn tha thứ cho người công chính bảy lần” (Cn 24,16), nên hớn hở trả bài cho Thầy: “Phải tha tội đến mấy lần? Có phải bảy lần không?” (Mt 18,21). Ông thích số hoàn hảo là số bảy, nhưng Chúa Giêsu mới là người hoàn hảo nhất, nên thích bội số “bảy mươi lần bảy” (Mt 18, 22), coi như hết phép tính.

Dường như Chúa ban phát thứ gì cũng rất hào phóng, mở hết kho tàng của mình. Tại tiệc cưới Cana, Chúa hóa phép nước trong 6 chum đá thành 600 lít rượu, loại XO cực ngon (X. Ga 2,6-10). Khi làm phép bánh cá hóa nhiều, nhiều đến nỗi dư thừa 12 thúng (Mt 14,20; Mc 6,43; 10,17; 6,13). Khi vận dụng dụ ngôn người gieo giống, thì hạt giống “hồng ân Chúa như mưa như mưa” trên đất tốt thì đã đành, lại còn như phung phí rơi vào bụi gai, sỏi đá và vệ đường (Mt 13,3-9; Mc 4,3-9; Lc 8,5-8), để rồi không phân biệt đối xử, “Chúa cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính” (Mt 5,45). Chúa lại quan tâm đến vùng trũng, ưu tiên cho người tội lỗi, như thánh Phaolô xác nhận: “Ở đâu tội lỗi đã lan tràn, ở đó ân sủng càng chứa chan gấp bội” (Rm 5,20).

Thông điệp "Thiên Chúa là Tình Yêu" (phần 2)

Người ta đã hứng nhận ơn Chúa quá nhiều, nghĩa là đã mắc nợ nhiều vô số kể: làm sao mà trả lại đây, vì “Hễ ai đã được cho nhiều thì sẽ bị đòi nhiều, và ai được giao phó nhiều thì sẽ bị đòi hỏi nhiều hơn” (Lc 12,48). Nghe lời này, chúng ta hoảng sợ, vì sẽ bị thúc nợ dài dài. Nếu theo phép công bằng thì chúng ta ngồi tù suốt đời. Thế mà Chúa sẵn sàng xóa trắng nợ nần, còn chúng ta mắc nợ nhau có là bao, lại không biết điều để bỏ qua cho nhau. Vì thế Chúa mới dạy chúng ta trong kinh Lạy Cha: “Và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con” (Mt 6,12). Dường như có điều kiện ràng buộc: có tha cho anh em, thì Chúa mới xóa nợ cho mình.

Chúa yêu cầu tha thứ luôn luôn, còn đã có nơi chủ trương huyết hải hận thù, mối thù truyền kiếp từ đời cha truyền sang đời con cháu. Bi kịch ấy đã được diễn tả trong mối tình Romeo và Juliet của Văn hào William Shakespeare. Người ta không còn “Nhân chi sơ tính bản thiện” hay “Thiện căn bởi tại lòng ta” (Kiều, câu 3251) hoặc như “Người hiền, bởi lòng tích chứa điều lành, nên phát xuất sự thiện” như Chúa dạy (Lc 5,45). Thực tế lại khác: ám ảnh về ngạn ngữ La tinh “Homo homini lupus” (Người là sài lang cho người), nên triết gia Hiện sinh Jean-Paul Sartre nặng lời: “L’enfer, c’est les autres” (Ðịa ngục chính là tha nhân). Trái lại còn Chúa yêu đời (x. Ga 3,16) lội ngược dòng để dạy chúng ta: “Hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh em” (Lc 6,27), để được lợi một người anh em (x. Mt 18,15). Con người mới là vốn quý, thu hồi được lợi hơn tiền bạc.

Dụ ngôn người mắc nợ không biết thương xót nói lên tình trạng hận thù, bất bao dung, đưa đến bạo hành và khủng bố. Tha thứ có phải là hèn nhát không? Tha thứ mới là can đảm, vì phấn đấu vượt trên xu hướng bình thường. Tha thứ mới là cao thượng, vì ở trên, ở thế thượng phong để chủ động xóa bỏ chuyện cũ và giảng hòa. Tha thứ cho người ta, thấy an lòng như trút một gánh nặng, như lấy ra một vật lạ trong cơ thể. Còn cố chấp không tha thứ mới là kẻ tiểu nhân: bất an, ăn ngủ không yên vì bận “mài gươm trong đêm”, và vì chứa thù ghét trong bụng làm cho con người nặng nề, lâu ngày sẽ thành ung thối. Tha thứ để được chữa lành vết thương tâm hồn, để nối lại tình thân.

Tự hỏi người được Ðức Vua tha cho nhiều như thế, tại sao không biết xử đẹp, vì đã trúng số độc đắc, mà lại tệ bạc với anh em. Ở bên Mỹ khi trả xong tiền mua nhà, mua xe, người ta mở bữa ăn “Pay off” (trả hết nợ), cũng giống như 3 dụ ngôn về lòng thương xót đều kết thúc bằng bữa ăn “Châu về Hiệp phố”. Sự việc xảy ra bất thường và bất nhân của kẻ thụ ơn mới bộc lộ tâm địa xấu xa của con người và lòng bao dung không bờ bến của Thiên Chúa.

Chúa ghét tội, nhưng không ghét người có tội và không kết án, như người phụ nữ ngoại tình được bênh vực (x. Ga 8,11). Người được tha tội thì giống như đứa con hoang trở về: được yêu thương và chiều chuộng hơn trước (x. Lc 15,20-24), vì Chúa từng nói với người đàn bà tội lỗi: “Ai được tha nhiều sẽ mến nhiều, ai được tha ít sẽ mến ít” (x. Lc 7,47b). Lợi ích như vậy, tại sao chúng ta không thực hiện.

Chúng ta có nhiều thứ nợ: nợ tiền bạc, nợ ân tình, nợ trách nhiệm, nợ thời gian (theo nhà Phật), lại còn nợ nước, nợ công, nợ tốt nợ xấu và nợ đời! Ai cũng ngán nợ, làm sao cho hết? Nhưng có thứ nợ dễ thương theo thánh Phaolô: “Anh em đừng mắcnợgì ai, ngoài mónnợtương thân tương ái” (Rm 13,8). Dĩ độc trị độc, nợ này giải món nợ kia. Nợ bác ái biến “huyết hải hận thù” thành “tứ hải giai huynh đệ”: bốn bể là anh em, vì chúng ta đều là con cái của một Cha trên trời.

Lm. Giuse PHẠM BÁ LÃM, TGP TPHCM

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Chúa Giêsu Kitô và những hồi đáp
Chúa Giêsu Kitô và những hồi đáp
Tân Ước kể lại một số hồi đáp Chúa Giêsu Kitô, từ phía những ai đã tiếp xúc với Người, những hồi đáp tích cực lẫn tiêu cực.
Khôn ngoan đích thực
Khôn ngoan đích thực
Người thanh niên trong bài Tin Mừng hôm nay có thể ví như một doanh nhân trẻ thành đạt của thời đại. Doanh thu của anh càng ngày càng tăng.
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXVII TN - năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXVII TN - năm B
Đọc câu hỏi của mấy người Pharisêu trong Mc 10,2. Bạn thấy câu hỏi này có phải là một cái bẫy không? Tại sao đó lại là cái bẫy?
Chúa Giêsu Kitô và những hồi đáp
Chúa Giêsu Kitô và những hồi đáp
Tân Ước kể lại một số hồi đáp Chúa Giêsu Kitô, từ phía những ai đã tiếp xúc với Người, những hồi đáp tích cực lẫn tiêu cực.
Khôn ngoan đích thực
Khôn ngoan đích thực
Người thanh niên trong bài Tin Mừng hôm nay có thể ví như một doanh nhân trẻ thành đạt của thời đại. Doanh thu của anh càng ngày càng tăng.
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXVII TN - năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXVII TN - năm B
Đọc câu hỏi của mấy người Pharisêu trong Mc 10,2. Bạn thấy câu hỏi này có phải là một cái bẫy không? Tại sao đó lại là cái bẫy?
Phó linh hồn
Phó linh hồn
Phó linh hồn là phó dâng sự sống của người đang hấp hối hoặc vừa mới qua đời trong tay Chúa, bằng cách cầu nguyện bên cạnh người đó.
Hôn nhân một vợ một chồng
Hôn nhân một vợ một chồng
Đơn hôn là chế độ hôn nhân một vợ một chồng, nghĩa là chỉ có bạn phối ngẫu và giữ lòng chung thủy với bạn suốt đời.
Lời kinh có sức mạnh lớn lao 
Lời kinh có sức mạnh lớn lao 
Người Kitô hữu thường lần hạt Mân Côi. Khi lần hạt, chúng ta đang biểu lộ hình ảnh Hội Thánh cầu nguyện. 
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXVI TN - năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXVI TN - năm B
Trong Mc 9,40 Đức Giêsu nói: “Ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta”. Còn trong Mt 12,30, Ngài lại nói một câu có vẻ ngược lại: “Ai không với tôi là chống lại tôi…”. Thật ra hai câu trên không mâu thuẫn.
Bí mật tòa giải tội
Bí mật tòa giải tội
Bí mật tòa giải tội (ấn tòa giải tội) là việc linh mục nghe hối nhân xưng tội, buộc phải giữ bí mật tuyệt đối mọi điều mà họ đã xưng ra với mình, không được tiết lộ bằng lời nói hay bằng cách nào khác và vì bất cứ...
Bao dung
Bao dung
Sách Dân Số ghi lại sự kiện hai ông Enđát và Mêđát, dù được ghi trong sách các kỳ mục nhưng không đến lều mà vẫn phát ngôn ở trong trại.