Cho trẻ học võ

Chưa bao giờ nhu cầu cho con cái học võ trở nên bức thiết đến thế sau các vụ ấu dâm bị phanh phui tại nhiều nước, khiến toàn xã hội phẫn nộ. Các bậc phụ huynh quan niệm rằng học võ có thể giúp cho con trẻ ít nhất có thể phản ứng trước kẻ tấn công, hoặc đại loại thế. Dù chưa có bằng chứng cụ thể nào cho thấy trẻ có võ ít đối mặt với nguy cơ bị sàm sỡ, nhưng lâu nay võ thuật vẫn được xem là một phương pháp hoàn hảo để trẻ lớn lên một cách khỏe mạnh, có kỷ luật và xây dựng được những kỹ năng xã hội hóa cần thiết cho quá trình thành lập nhân cách hướng thiện. Sau đây là các minh chứng cho thấy tại sao trẻ con nên cho tiếp cận với võ thuật.

Xây dựng con người

Một trong các giá trị cốt lõi được truyền thừa từ mọi môn võ thuật chính là tính kỷ luật cao. Bên cạnh đó, đây cũng là biện pháp tốt nếu phụ huynh muốn cho con mình trở nên tự tin hơn và trở thành những con người có lòng tự trọng. Đứa trẻ cũng sẽ học được các đức tính tốt về con người, và được dạy không nên lạm dụng hoặc dùng sai mục đích khi áp dụng võ thuật vào đời sống. Chúng sẽ biết được những nhân vật “oai phong” và luôn sử dụng sức mạnh cơ bắp chỉ xuất hiện trong truyện tranh hoặc phim ảnh, mỗi võ sinh thực thụ sẽ được học đức tính khiêm cung và tôn trọng những người xung quanh.

Giờ học Judo của học sinh trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai - ảnh: L.C

Hoạt động thể chất và xã hội tuyệt hảo

Với tình trạng trẻ thừa cân và béo phì hiện là vấn đề khó xử của nhiều gia đình, võ thuật cung cấp một sân chơi “ngon, bổ, rẻ” cho các học sinh nhỏ tuổi, cho phép chúng chạy nhảy, chơi đùa và vận động thỏa thích hơn. Con trẻ cũng có nhiều cơ hội để giao tiếp với những trẻ đủ loại tuổi, nâng cao kỹ năng xã hội khi tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Khoa học đã chứng minh các chức năng điều hành não như tự kiểm soát, khả năng ghi nhớ, sự linh hoạt về nhận thức, năng lực tập trung và giải quyết vấn đề đầy sáng tạo đều tốt hơn ở những trẻ tích cực hoạt động thể chất.

Thiết lập và đạt được mục tiêu

Đa số các môn võ đều đo lường năng lực và khả năng của võ sinh dựa trên các cấp đai, phân chia sự “giỏi” dựa trên màu đai. Điều này cho phép con trẻ sẽ học được cách đặt mục tiêu và nỗ lực để đạt được mục tiêu đó. Mỗi khi lên đai, tức được võ sư công nhận thành tích, đứa trẻ sẽ càng cảm thấy tự tin hơn và vui vẻ hơn.

Học cách tiếp nhận lời chỉ dẫn

Một trong những thách thức khi học võ là làm sao nắm được các đòn thế và ngày càng hoàn thiện từng thế võ. Nếu muốn đạt được kỹ năng, đứa trẻ buộc phải tập trung sự chú ý bằng cách lắng nghe và quan sát huấn luyện viên/võ sư thực hiện.

Rèn luyện được khả năng tập trung

Võ thuật sẽ giúp trẻ con không những trau dồi thể chất mà còn xây dựng năng lực về tinh thần. Trong mỗi buổi học, chúng sẽ học cách kiểm soát và điều khiển cơ thể bằng cách thực hiện những chuyển động cụ thể, hoặc các đòn thế theo quy định, và điều này sẽ dạy cho võ sinh cách thức duy trì sự tập trung để đạt mục tiêu ngày càng phải hoàn thiện hơn các thế võ. Trong quá trình trau chuốt các đòn thế, chúng sẽ dần dần đạt được sự hợp nhất của cơ thể lẫn não bộ, và tăng cường khả năng nhận thức sau khi trải qua vô số giờ được huấn luyện thể chất cũng như tinh thần.

Võ đường là nơi để trẻ giải trí lành mạnh nhất sau những giờ học tập

Học cách trở nên uyển chuyển

Học võ không chỉ dừng lại ở các động tác tấn công hoặc hóa giải đòn thế. Một phần vô cùng quan trọng của “phương trình” này là hứng đòn, có nghĩa đóng vai trò chịu đòn trong các hoạt động song đấu. Quan điểm của võ thuật chính là nếu không học được cách tiếp đòn, thì làm sao có thể tung đòn tấn công hiệu quả. Thế là qua quá trình thay đổi vai trò trong từng buổi học, đứa trẻ sẽ học được cách tự đứng lên trên đôi chân của mình mỗi khi bị ngã, từ đó luyện được cách bền bỉ và uyển chuyển trong những hoạt động thực tế của đời sống sau này.

Thời điểm tốt nhất

Trong khi vẫn chưa xác định được thời điểm tốt nhất để cho trẻ theo học các lớp võ thuật, các chuyên gia cho rằng tốt hơn nên đợi khi trẻ đã được 7 tuổi thì hãy bắt đầu. Tất nhiên có những lò võ chấp nhận thu học viên nhỏ tuổi hơn, nhưng các lớp này chủ yếu tạo môi trường cho trẻ chơi đùa và vận động hơn là có thể thực sự truyền đạt được điều gì. Các phụ huynh nên tiếp xúc với huấn luyện viên để tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi đưa con đi học. Không phải lớp võ nào cũng phù hợp và không phải võ sư nào cũng có thể dạy võ sinh quá nhỏ tuổi.

Sau khi đăng ký xong, thông thường các phụ huynh được yêu cầu đưa con đến lớp và không xuất hiện cho đến giờ đón. Thực chất đây là chuyện bình thường. Con trẻ cần có thời gian tiếp xúc với các bạn cùng lớp và qua đó xây dựng sự tự tin của chính mình.

HỒNG HOANG

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Hãy nghĩ đến một cục băng...
Hãy nghĩ đến một cục băng...
“Hãy nghĩ đến một cục băng và giữ cho cái đầu mình tỉnh lạnh”. Đây là một trong những nghệ thuật “làm người Sparta mẫu mực” trong cuốn sách lịch sử hài hước “Người Hy Lạp huyền thoại” của Terry Deary.
Cái nhìn “ngoái lại”…
Cái nhìn “ngoái lại”…
Gia đình truyền thống với những liên hệ mật thiết, gắn kết trong mái ấm tình thân là chỗ dựa của con người trên đường đời. Qua những hình ảnh sinh động trong đời thường, càng thấy rõ vai trò tình thân như thế nào trong sâu thẳm những con...
Bóng mát cuộc đời
Bóng mát cuộc đời
Ai trong đời cũng cần những bóng mát cuộc đời. Ðó có thể là một bờ vai, một vòng tay yêu thương, một điểm tựa, niềm an ủi tinh thần từ những người thân, hoặc đôi khi từ một người mới quen biết có mối tri âm…
Hãy nghĩ đến một cục băng...
Hãy nghĩ đến một cục băng...
“Hãy nghĩ đến một cục băng và giữ cho cái đầu mình tỉnh lạnh”. Đây là một trong những nghệ thuật “làm người Sparta mẫu mực” trong cuốn sách lịch sử hài hước “Người Hy Lạp huyền thoại” của Terry Deary.
Cái nhìn “ngoái lại”…
Cái nhìn “ngoái lại”…
Gia đình truyền thống với những liên hệ mật thiết, gắn kết trong mái ấm tình thân là chỗ dựa của con người trên đường đời. Qua những hình ảnh sinh động trong đời thường, càng thấy rõ vai trò tình thân như thế nào trong sâu thẳm những con...
Bóng mát cuộc đời
Bóng mát cuộc đời
Ai trong đời cũng cần những bóng mát cuộc đời. Ðó có thể là một bờ vai, một vòng tay yêu thương, một điểm tựa, niềm an ủi tinh thần từ những người thân, hoặc đôi khi từ một người mới quen biết có mối tri âm…
Thịt heo nấu chuối đậu
Thịt heo nấu chuối đậu
Một món dễ chế biến, được nhiều gia đình ở thôn quê ưa thích. Chị em nội trợ có thể làm để đổi món cho bữa cơm nhà thêm phần ngon miệng…
Sợi dây gắn kết đại gia đình trong vận động xã hội
Sợi dây gắn kết đại gia đình trong vận động xã hội
Xã hội không ngừng phát triển, sợi dây gắn kết quan hệ các đại gia đình, dòng họ Việt cũng có những biến dịch theo thời gian…
Khi thành phố ở sa mạc bị ngập
Khi thành phố ở sa mạc bị ngập
Tuần qua, những hình ảnh về một đô thị xa hoa của vùng sa mạc trên bán đảo Ả Rập bị ngập lụt nghiêm trọng đã khiến cả thế giới sửng sốt, dẫn đến những đồn đoán về nguyên nhân đằng sau vụ việc.
Vẫn hiện hữu nỗi lo
Vẫn hiện hữu nỗi lo
Gần đây các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể liên tiếp xảy ra tại nhiều địa phương đã gióng lên nỗi lo về an toàn thực phẩm. Tính đến quý I/2024, cả nước đã ghi nhận 16 vụ, làm 659 người bị ngộ độc, trong đó có ba người...
Lớp cầu nguyện tại các giáo xứ, tại sao không?
Lớp cầu nguyện tại các giáo xứ, tại sao không?
Chuẩn bị cho Năm Thánh 2025 của Giáo hội hoàn vũ, trong Năm Cầu nguyện 2024 này, Ðức Thánh Cha Phanxicô sẽ thiết lập Trường Cầu Nguyện.
Chinh phục thế giới ở tuổi 94
Chinh phục thế giới ở tuổi 94
Từ một người chưa từng làm hộ chiếu cho đến năm 91 tuổi, cụ bà Joy Ryan đã trở thành người cao tuổi nhất đến thăm toàn bộ 63 công viên quốc gia của Mỹ, và giờ đây đang cùng cháu trai lên đường chinh phục thế giới.