Dấu chỉ hữu hình của tình yêu Thiên Chúa

CHÚA NHẬT LỄ MÌNH MÁU CHÚA KITÔ - NĂM C

Bài đọc 1: St 14,18-20; Bài đọc 2: 1 Cr 11,23-26; Phúc Âm: Lc 9,11b-17

THÁNH THỂ: ÐIỂM HẸN GẶP GỠ

Một số anh chị em dự tòng sau khi được học hỏi về sự cao quý, về tầm quan trọng và về sự cần thiết của thánh lễ cũng như của Bí tích Thánh Thể, đã đưa ra câu hỏi: Nếu thánh lễ và mầu nhiệm Thánh Thể cần thiết cho đời sống thiêng liêng, thì tại sao nhiều người Công giáo lại không đi dâng lễ, hay nếu có đi thì lại ngồi ở ngoài hút thuốc, nói chuyện, chơi giỡn và họ ít rước Mình Thánh Chúa? Một câu hỏi quả là gây nhức nhối và rất đáng để những người mang danh Kitô hữu phải suy nghĩ. Có lẽ ta khó có thể tìm được một lý do nào chính đáng để trả lời cho thắc mắc này, ngoài việc nhận thức rằng do yếu kém về giáo lý; do thiếu hiểu biết về Chúa, về những gì Người đã dạy và đã làm; do thiếu ý thức về những sự thánh thiêng, thiếu trưởng thành trong đời sống đạo, nên mới xảy ra những trường hợp như vậy. Những người này coi việc đi dâng lễ ngày Chúa Nhật chỉ là một khoản luật phải giữ để khỏi có tội, để khỏi bị phạt mà thôi. Họ không biết thánh lễ và Thánh Thể là những điểm hẹn để họ gặp gỡ Thiên Chúa là cha của mình. Họ cũng không biết rằng đây là cơ hội rất quý báu để có thể kín múc lấy nguồn sự sống, nguồn ân sủng cần thiết cho cuộc đời.

Hình ảnh có liên quan

Thánh lễ và Bí tích Thánh Thể không do Hội Thánh, không do bất cứ ai bịa đặt ra, nhưng là do chính Chúa Kitô thiết lập. Thánh lễ ngày nay tái diễn và làm sống lại thánh lễ Chúa Kitô đã dâng khi xưa trên thánh giá, để tiếp tục chuyển thông ơn cứu rỗi cho mọi người, mọi thời và mọi nơi. Và Thánh Thể chính là lương thực nuôi sống linh hồn ta trong hành trình làm người, cũng là hành trình đi về quê hương trên trời. Chúa Giêsu đã nói đi nói lại nhiều lần: “Thịt tôi thật là của ăn, máu tôi thật là của uống. Ai ăn thịt tôi và uống máu tôi thì sẽ được sống đời đời” (Ga 6,54-55). Ngay cả khi Người biết nói ra những điều ấy, người ta sẽ không tin, sẽ nhạo cười và sẽ bỏ đi, Người vẫn cứ nói. Ðiều đó cho thấy vấn đề Chúa Giêsu nói ra quan trọng và cần thiết như thế nào.

Con người không chỉ có thân xác nhưng còn có linh hồn. Và mục đích của đời sống làm người không chỉ là sự no đủ cơm áo phần xác, mà còn là sự no đủ của đời sống tâm linh nữa. Thiết tưởng mỗi người đều có dư khả năng để nhận thức điều này. Vấn đề còn lại là thái độ của chúng ta đối với thánh lễ và Thánh Thể ra sao mà thôi.

Hình ảnh có liên quan

THÁNH THỂ: BÍ TÍCH TÌNH YÊU

Trái bom nguyên tử đầu tiên đã nổ tại Hiroshima ngày 6.8.1945. Năm giờ rưỡi sáng hôm sau, một thánh lễ được cử hành ở ngoại ô thành phố giữa những nạn nhân nằm la liệt. Linh mục Giám đốc tập viện Dòng Tên mở cửa nguyện đường đón nhận và tìm cách săn sóc họ. Về sau, khi đã trở nên Bề trên Cả Dòng Tên, cha Giám đốc tập viện Pedro Arrupe kể lại cảnh tượng sáng hôm đó như sau: “Nguyện đường tập viện chúng tôi phân nửa đã bị tàn phá, khi ấy tràn ngập những người bị thương do bom nguyên tử. Họ nằm la liệt bên nhau trên nền nhà, co quắp lại, bị đau khủng khiếp. Tôi khởi sự dâng thánh lễ, ráng tập trung trong một thế giới chẳng hiểu biết gì về những điều đang thực hiện trên bàn thờ. Họ là người ngoại đạo chưa hề tham dự một thánh lễ. Tôi không thể nào quên được cử chỉ tôi làm khi hướng về họ và nói: Chúa ở cùng anh chị em, giữa cảnh họ đang chịu đau đớn. Tôi hầu như bị tê liệt với hai tay giang ra khi nghĩ tới thảm kịch con người dùng tiến bộ khoa học và kỹ thuật để tiêu diệt loài người. Ðáp lại là những cặp mắt của những nạn nhân đang chờ nguồn an ủi nào từ bàn thờ, giữa cảnh họ đang hấp hối và tuyệt vọng”. Sáu tháng sau, tất cả các nạn nhân được chữa trị đều trở về nhà, chỉ trừ hai người đã chết. Nhiều người trong số họ đã chịu Phép Rửa và biết thế nào là Ðức Ái Kitô giáo.

Ðức Giêsu ban sự sống cho ta không với tư cách một người ban phát từ bên ngoài, nhưng Ngài trở thành của ăn cho ta. Ðó là một hành vi tự nguyện tiêu tan đi, để cho kẻ khác nhờ đó mà được sống, tựa như hạt giống kia mục nát đi để đem lại sự sống cho vô số hạt khác. Một hành vi phục vụ đúng nghĩa. Tôi tự hỏi mình đã có một ước muốn phục vụ đích thực theo nghĩa là dám tự nguyện quên mình để nghĩ đến lợi ích người khác hay chưa?

LM Carôlô HỒ BẶC XÁI, Tổng Ðại diện GP Cần Thơ

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật I Mùa Vọng- năm C
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật I Mùa Vọng- năm C
Chủ đề của bài Tin Mừng hôm nay là về ngày Quang Lâm của Chúa Giêsu (Lc 21,27). Đây là ngày Nước Thiên Chúa đến gần, đến một cách trọn vẹn và chung cục (Lc 21,31)
Chúa Giêsu Kitô lại đến
Chúa Giêsu Kitô lại đến
Chúa Giêsu Kitô sẽ lại đến hữu hình và vinh quang vào thời sau hết để phục sinh kẻ chết, xét xử thế gian, tiêu diệt sự dữ lẫn sự nghịch thù với Thiên Chúa và hoàn thành Nước Chúa. Các tín hữu được khích lệ sẵn sàng đón Người...
Ðứng vững trong đức tin
Ðứng vững trong đức tin
Bắt đầu Mùa Vọng, Giáo hội mời gọi các tín hữu hướng về Ngày Chúa đến. Ngôn sứ Giêrêmia đã khẳng định với dân Israel rằng Thiên Chúa sẽ sai Đấng Messia đến giải thoát họ, đó là việc Chúa đến lần thứ nhất (Gr 33,14-16).
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật I Mùa Vọng- năm C
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật I Mùa Vọng- năm C
Chủ đề của bài Tin Mừng hôm nay là về ngày Quang Lâm của Chúa Giêsu (Lc 21,27). Đây là ngày Nước Thiên Chúa đến gần, đến một cách trọn vẹn và chung cục (Lc 21,31)
Chúa Giêsu Kitô lại đến
Chúa Giêsu Kitô lại đến
Chúa Giêsu Kitô sẽ lại đến hữu hình và vinh quang vào thời sau hết để phục sinh kẻ chết, xét xử thế gian, tiêu diệt sự dữ lẫn sự nghịch thù với Thiên Chúa và hoàn thành Nước Chúa. Các tín hữu được khích lệ sẵn sàng đón Người...
Ðứng vững trong đức tin
Ðứng vững trong đức tin
Bắt đầu Mùa Vọng, Giáo hội mời gọi các tín hữu hướng về Ngày Chúa đến. Ngôn sứ Giêrêmia đã khẳng định với dân Israel rằng Thiên Chúa sẽ sai Đấng Messia đến giải thoát họ, đó là việc Chúa đến lần thứ nhất (Gr 33,14-16).
Vua
Vua
Ở Đông Phương thời cổ, thể chế quân chủ có liên hệ mật thiết với vương quyền thần linh: Vua trở thành vị trung gian bẩm sinh giữa các thần linh và nhân loại.
Những giá trị Nước Trời
Những giá trị Nước Trời
Câu chuyện Tin Mừng hôm nay mời gọi mọi người nhìn lại vụ án nổi tiếng nhất trong lịch sử nhân loại: vụ án Giêsu.
Hãm mình
Hãm mình
Hãm mình là việc con người từ bỏ điều vui thích hay chấp nhận sự khó nhọc, thiếu thốn, để ý chí dễ dàng tuân theo thánh ý Thiên Chúa hơn và dự phần vào Cái Chết của Chúa Kitô.
Hy sinh
Hy sinh
Hy sinh bỏ mình là chịu mất tiện nghi riêng vì người khác, như bà Ruth vì chồng (R 2,11), Giuđa vì em (St 44,33-34), tín hữu Do thái vì Chúa (Dt 10,34), Môsê vì dân Chúa (Dt 11,24-27).
Chứng nhân cho những giá trị văn hóa mới
Chứng nhân cho những giá trị văn hóa mới
Hôm nay Giáo hội Việt Nam mừng kính trọng thể các thánh chết vì đạo tại Việt Nam. Đây là những người làm chứng cho Chúa, cho những giá trị căn bản của nền văn hóa Công giáo trong ba thế kỷ XVII - XVIII - XIX.
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXXII TN - năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXXII TN - năm B
Bà góa đã bỏ vào thùng tiền “tất cả những gì bà có, tất cả những gì để nuôi thân”. Đối với Đức Giêsu, bà góa dù bỏ số tiền rất nhỏ vào thùng nhưng lại là người bỏ nhiều hơn mọi người khác.