“Ðây là mình ta, sẽ bị nộp vì các con”

CHÚA NHẬT LỄ MÌNH VÀ MÁU THÁNH CHÚA KITÔ - NĂM A

Bài đọc 1: Đnl 8,2-3.14b-16a ; Bài đọc 2: 1Cr 10,16-17; Tin Mừng: Ga 6,51-5

Loan truyền việc Chúa chịu chết

Ðã có rất nhiều phép lạ về Bí tích Thánh Thể xảy ra. Những phép lạ này, chắc chắn Chúa muốn củng cố lòng tin về Bí tích Thánh Thể. Trong thánh lễ, sau khi linh mục đọc lời truyền phép: “Này là Mình Ta. Này là Máu Ta...” thì bánh và rượu đã thực sự trở nên Mình và Máu Chúa Giêsu. Nếu như về phần xác, cần phải ăn mới sống được, thì về phần thiêng liêng, cũng cần phải rước lấy Mình Thánh Chúa để làm của ăn nuôi dưỡng linh hồn. Không những thế, phép Thánh Thể còn ban sự sống đời đời vì Chúa Giêsu đã phán: “Ta là bánh hằng sống từ trời xuống, ai ăn bánh này sẽ được sống muôn đời” (Ga 6,51). Vì thế Bí tích Thánh Thể còn được coi như là trung tâm của đời sống người Kitô hữu. Vì qua bí tích này, nhắc nhớ đến mầu nhiệm cứu chuộc của Chúa Giêsu. Ngài đã chịu nhiều đau khổ và chịu chết để đền thay tội lỗi, vì yêu thương loài người. Ðể trở thành tấm bánh nuôi dưỡng, Chúa Giêsu đã phải trả một giá rất đắt, đó là chính mạng sống của Ngài. Chúa Giêsu sẽ không thể trở thành bánh nuôi sống, nếu như Ngài không chấp nhận cái chết đớn đau trên thánh giá, bởi vì Ngài có chết đi thì mới mang lại sự sống trường sinh. Vì thế mỗi lần rước Mình Thánh Chúa vào lòng là loan truyền việc Chúa chịu chết như lời Thánh Phaolô nói: “Mỗi lần ăn bánh và uống chén này là anh em loan truyền việc Chúa chịu chết’’(1 Cor 11,26).

Chúa Giêsu Hiện Diện Bao Lâu Trong Bí Tích Thánh Thể Sau Khi Chúng ...

Thánh thể là dấu chỉ của sự hiệp thông huynh đệ

Khi rước Mình Thánh Chúa, chúng ta còn được thông hiệp sự sống của Chúa, bởi vì tấm bánh rước vào lòng, đã thực sự là chính Máu Thịt Chúa Giêsu, Ngôi Hai Thiên Chúa. Ngài đã chết đi để trao ban sự sống Thần linh của Ngài, để thêm sức mạnh và nâng đỡ trong cuộc lữ hành trần thế. Mỗi khi rước Mình Thánh Chúa vào lòng cũng được hợp nhất với những Kitô hữu khác. Bởi vì chỉ có một tấm bánh và tất cả cùng chia sẻ một tấm bánh ấy, nên tuy nhiều người, cũng chỉ là một thân thể. Chính Thánh Phaolô đã nói với các tín hữu Côrintô như vậy (1 Cor 10,17). Cũng như trong một gia đình, bữa ăn là dịp để mọi người có thể gặp gỡ và trao đổi, là dịp biểu lộ niềm vui và tình đoàn kết với nhau. Vì thế mỗi khi lên rước lễ, cần ý thức rằng Thánh Thể là dấu chỉ của sự hiệp thông huynh đệ. Cũng như trong một bàn tiệc, mà mỗi người chỉ biết có mình và không quan tâm nói chuyện với ai, thì bữa tiệc đó cũng chẳng có ý nghĩa gì. Khi giơ tay ra đón nhận Mình Thánh Chúa, cũng chính là lúc phải mở rộng bàn tay để đón nhận người khác, vì họ cũng là anh em, là chi thể của Chúa Giêsu. Khi mở rộng tâm hồn để đón tiếp Chúa Giêsu vào lòng, thì cũng phải mở rộng con tim để đón nhận những anh em của mình, vì họ cũng là con cái Chúa. Chúng ta lên rước Chúa là đón nhận cả con người Chúa vào lòng, để Chúa ở trong chúng ta và chúng ta ở trong Chúa. Và khi đó chính Chúa sẽ biến đổi tâm hồn, chính Chúa sẽ tha thứ tội lỗi và ban sự bình an. Chính sự sống thần linh của Chúa sẽ thánh hóa, để trở thành những con người mạnh mẽ có khả năng chống lại những cơn cám dỗ.

Sẽ tìm được sự bình an và nghị lực

Cuộc sống của con người hôm nay có quá nhiều nỗi lo âu và bận rộn, vì thế tâm hồn cũng ít khi có được sự bình an thanh thản. Vậy hãy năng chạy đến với Bí tích Thánh Thể, vì qua Bí tích này, sẽ tìm được sự bình an và nghị lực để vượt qua những khó khăn thử thách. Các thánh nhân ngày xưa đã vượt qua được mọi gian lao thử thách, thắng vượt được những yếu hèn của bản thân cũng là nhờ các ngài năng chạy đến với Bí tích Thánh Thể. Chúa Giêsu cũng luôn mời gọi mọi người chạy đến với Ngài như Ngài đã từng nói: “Quả thật, quả thật, Ta bảo các ngươi, nếu các ngươi không ăn thịt con người và uống máu con người, thì các ngươi sẽ không có sự sống trong các ngươi’’. Trước lời mời gọi của Chúa, chúng ta hãy năng lãnh nhận Bí tích Thánh Thể, để tình yêu và sự sống của Ngài được lớn mạnh trong tâm hồn. Nhưng, để có thể rước lễ nên, thì đòi phải sạch tội trọng, phải có ý ngay lành và có lòng khao khát mến yêu Ngài.

Lạy Chúa, Chúa đã lập Bí tích Thánh Thể vì yêu thương loài người và để được ở lại với loài người chúng con. Xin cho chúng con luôn biết khát khao được Chúa ngự vào trong tâm hồn, Và xin Chúa hãy biến đổi tâm hồn chúng con, để chúng con luôn biết kết hiệp mật thiết với Chúa trong từng ngày qua Bí tích Thánh Thể.

Lm. Micae PHẠM TẤT THẮNG, GP. Long Xuyên

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Chúa Giêsu Kitô và những hồi đáp
Chúa Giêsu Kitô và những hồi đáp
Tân Ước kể lại một số hồi đáp Chúa Giêsu Kitô, từ phía những ai đã tiếp xúc với Người, những hồi đáp tích cực lẫn tiêu cực.
Khôn ngoan đích thực
Khôn ngoan đích thực
Người thanh niên trong bài Tin Mừng hôm nay có thể ví như một doanh nhân trẻ thành đạt của thời đại. Doanh thu của anh càng ngày càng tăng.
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXVII TN - năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXVII TN - năm B
Đọc câu hỏi của mấy người Pharisêu trong Mc 10,2. Bạn thấy câu hỏi này có phải là một cái bẫy không? Tại sao đó lại là cái bẫy?
Chúa Giêsu Kitô và những hồi đáp
Chúa Giêsu Kitô và những hồi đáp
Tân Ước kể lại một số hồi đáp Chúa Giêsu Kitô, từ phía những ai đã tiếp xúc với Người, những hồi đáp tích cực lẫn tiêu cực.
Khôn ngoan đích thực
Khôn ngoan đích thực
Người thanh niên trong bài Tin Mừng hôm nay có thể ví như một doanh nhân trẻ thành đạt của thời đại. Doanh thu của anh càng ngày càng tăng.
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXVII TN - năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXVII TN - năm B
Đọc câu hỏi của mấy người Pharisêu trong Mc 10,2. Bạn thấy câu hỏi này có phải là một cái bẫy không? Tại sao đó lại là cái bẫy?
Phó linh hồn
Phó linh hồn
Phó linh hồn là phó dâng sự sống của người đang hấp hối hoặc vừa mới qua đời trong tay Chúa, bằng cách cầu nguyện bên cạnh người đó.
Hôn nhân một vợ một chồng
Hôn nhân một vợ một chồng
Đơn hôn là chế độ hôn nhân một vợ một chồng, nghĩa là chỉ có bạn phối ngẫu và giữ lòng chung thủy với bạn suốt đời.
Lời kinh có sức mạnh lớn lao 
Lời kinh có sức mạnh lớn lao 
Người Kitô hữu thường lần hạt Mân Côi. Khi lần hạt, chúng ta đang biểu lộ hình ảnh Hội Thánh cầu nguyện. 
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXVI TN - năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXVI TN - năm B
Trong Mc 9,40 Đức Giêsu nói: “Ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta”. Còn trong Mt 12,30, Ngài lại nói một câu có vẻ ngược lại: “Ai không với tôi là chống lại tôi…”. Thật ra hai câu trên không mâu thuẫn.
Bí mật tòa giải tội
Bí mật tòa giải tội
Bí mật tòa giải tội (ấn tòa giải tội) là việc linh mục nghe hối nhân xưng tội, buộc phải giữ bí mật tuyệt đối mọi điều mà họ đã xưng ra với mình, không được tiết lộ bằng lời nói hay bằng cách nào khác và vì bất cứ...
Bao dung
Bao dung
Sách Dân Số ghi lại sự kiện hai ông Enđát và Mêđát, dù được ghi trong sách các kỳ mục nhưng không đến lều mà vẫn phát ngôn ở trong trại.