Đức tin và cuộc sống

CHÚA NHẬT XXI THƯỜNG NIÊN - NĂM A

Bài đọc 1: Is 22,19-23; Bài đọc 2: Rm 11,33-36; Mt 16,13-20.

Tuyên xưng đức tin và sống đức tin, đó là đặc tính căn bản của người Kitô hữu. Nhờ tin vào Chúa, chúng ta sẽ sống thánh thiện và hoàn hảo hơn. Tuy vậy, đức tin thường bị chao đảo trước những giông bão của cuộc đời. Nhiều khi bị những đam mê trần tục lôi kéo, chúng ta quên Chúa và sống như thể Ngài không hiện diện. Tin vào Đức Kitô không dừng lại những công thức ngoài môi miệng, nhưng phải được thực hiện trong cuộc sống hằng ngày, bằng một cuộc sống ngay lành, chân thực và bác ái.

Trước câu hỏi của Chúa Giêsu: “Người ta bảo Con Người là ai?”, các môn đệ tỏ ra lúng túng. Điều này chứng tỏ, các ông chưa hiểu rõ Thầy mình, mặc dù chấp nhận đi theo làm môn đệ Người. Phêrô đã tuyên xưng: “Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”. Đức tin vừa là một ân ban đến từ Thiên Chúa, vừa là nỗ lực cố gắng của con người để đón nhận và gìn giữ cách trung thành. Vì là ân ban của Thiên Chúa, nên người này có thể được ban, người khác lại không. Vì là nỗ lực của con người, nên người ta có thể khước từ hay đón nhận, có thể trung thành hay phản bội đức tin đã lãnh nhận.

Từ việc tuyên xưng đức tin của thánh Phêrô, Chúa Giêsu đã trao cho ngài quyền “tài phán” hay còn gọi là “quyền ràng buộc và quyền tháo cởi”. Điều này giải thích lý do tại sao có cơ chế và quyền hành trong Giáo hội. Để thiết lập trật tự, chính Chúa Giêsu đã trao phó cho Giáo hội mà người đứng đầu là thánh Phêrô, quyền tha thứ hay ràng buộc. Giáo hội nhân danh Chúa Giêsu để thi hành quyền này. Tuy vậy, Giáo hội không cai trị bằng quyền lực theo kiểu thế gian, mà bằng đức yêu thương, vì yêu thương là cốt lõi của Đạo Chúa. Giáo hội luôn phải đặt đức yêu thương làm đầu, noi gương Chúa Giêsu, Đấng đã đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng để phục vụ và hiến mình làm giá cứu chuộc con người. Trong Cựu Ước, Chúa đã trao chìa khóa nhà Đavít cho ông Eliaqim, để ông đóng và mở (Bài đọc I). Tuy vậy, quyền bính này vẫn chỉ là quyền bính thế gian. Quyền bính mà Chúa Giêsu trao cho thánh Phêrô là “chìa khóa nước trời”. Đây là một sứ mệnh cao cả, vì đó chính là sứ mệnh của Thiên Chúa, Đấng có quyền ban thưởng cho thánh nhân hay trừng phạt người tội lỗi. Hơn hai ngàn năm qua, Giáo hội vẫn thi hành quyền bính được trao phó. Mặc dù có những lạm dụng về quyền bính nơi một số cá nhân, nhưng không vì thế mà Giáo hội đánh mất căn tính và nhiệm vụ của mình, đó là phục vụ con người và đem ơn cứu độ của Chúa Giêsu cho mọi dân tộc.

Hành trình đức tin của người Kitô hữu là một hành trình liên lỉ, trải dài trong suốt cuộc đời và có nhiều khó khăn thử thách. Tuy vậy, chúng ta không bước đi một mình mà có Chúa đi cùng, để rồi “mọi sự đều do Người, nhờ Người và trong Người” (Bài đọc II). Xác tín điều này, sẽ thấy tâm hồn thanh thản an vui và kiên vững trên đường đời.

Thánh Phêrô trong Tin Mừng hôm nay đã bị Chúa Giêsu quở trách là “Satan”, vì ông định can ngăn Chúa khi Người thông báo cuộc khổ nạn đã gần kề. Vừa trước đó, Chúa khen ngợi ông là “người có phúc” vì ông được Chúa Cha mặc khải để có thể tuyên xưng: “Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”. Thánh Phêrô được khen ngợi vì đã nhận rõ sứ mạng thiên sai của Chúa. Ấy vậy mà sau đó Chúa lại trách ông là Satan. Satan là kẻ luôn quấy phá và làm hỏng kế hoạch của Thiên Chúa. Satan cũng là kẻ gian dối và là nguyên nhân của biết bao chia rẽ hận thù. Nhiều lúc chúng ta cũng có quan niệm lệch lạc như Phêrô, tức là hiểu sai sứ mệnh cứu thế của Chúa Giêsu. Điều này cũng cho thấy, để duy trì và gìn giữ một đức tin tinh tuyền, cần phải luôn tỉnh thức và thận trọng, để tránh những sai lầm và ngộ nhận. Hiện nay, có nhiều nhóm tín hữu mệnh danh là “được Chúa mặc khải” để tuyên truyền những điều sai lạc về đức tin, kèm theo những lời đe dọa cho những ai khước từ điều họ tuyên truyền. Những người này nhân danh Chúa để gây chia rẽ và làm cho nhiều người lung lạc đức tin. Trước những trào lưu này, người tín hữu phải cẩn trọng và tuân giữ những gì thuộc về đức tin tinh tuyền, theo giáo huấn chính thống của Giáo Hội, vì Giáo Hội là người quản lý kho tàng đức tin.

Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta hãy tự vấn lương tâm về cách thức sống đức tin của mỗi người. Có nhiều người chuyên cần trong những bổn phận đạo đức, nhưng lại gian dối và thủ đoạn trong mối tương quan với anh chị em. “Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống!”, ước chi đó là lời tuyên xưng của mỗi cá nhân. Cùng với lời tuyên xưng này, chúng ta cố gắng thực hiện bổn phận của người Kitô hữu, để xây dựng Nước Trời ngay trên trần gian, trong cuộc sống hằng ngày.

TGM Giuse Vũ Văn Thiên

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Điếc
Điếc
Điếc là tình trạng của một người hoàn toàn hoặc một phần nào không nghe được. Từ điếc có thể dùng để diễn tả những giới hạn về thể lý hay thiêng liêng, nó thường được dùng để mô tả sự nổi loạn thiêng liêng.
Theo Chúa vì tin
Theo Chúa vì tin
Nghe và nói là chức năng quan trọng. Nghe được và nói được là hai ơn rất lớn Chúa ban cho con người.
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXII thường niên - năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXII thường niên - năm B
Trong bài Tin Mừng này, Đức Giêsu nhắc nhở những nhà lãnh đạo Do Thái về cái chính yếu phải giữ. Ngài còn mời gọi đám đông nên để ý đến cái bên trong trái tim hơn cái bên ngoài.
Điếc
Điếc
Điếc là tình trạng của một người hoàn toàn hoặc một phần nào không nghe được. Từ điếc có thể dùng để diễn tả những giới hạn về thể lý hay thiêng liêng, nó thường được dùng để mô tả sự nổi loạn thiêng liêng.
Theo Chúa vì tin
Theo Chúa vì tin
Nghe và nói là chức năng quan trọng. Nghe được và nói được là hai ơn rất lớn Chúa ban cho con người.
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXII thường niên - năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXII thường niên - năm B
Trong bài Tin Mừng này, Đức Giêsu nhắc nhở những nhà lãnh đạo Do Thái về cái chính yếu phải giữ. Ngài còn mời gọi đám đông nên để ý đến cái bên trong trái tim hơn cái bên ngoài.
Chúc tụng
Chúc tụng
Chúc: mừng, mong ước điều may mắn cho người khác; tụng: khen. Chúc tụng: khen ngợi.
Thanh tẩy
Thanh tẩy
“Họ thấy vài môn đệ của Người dùng bữa mà tay còn ô uế, nghĩa là chưa rửa” (Mc 7,2).
Ðức tin tinh tuyền
Ðức tin tinh tuyền
Vài năm trở lại đây, cuộc sống kinh tế có phần cải thiện và những khó khăn trong sinh hoạt tôn giáo cũng đã được tháo cởi, nhờ đó các cộng đoàn tín hữu có nhiều biến chuyển trong những thực hành đạo đức.
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXI thường niên - năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXI thường niên - năm B
Đức Giêsu nhận mình là Đấng từ trời xuống (Ga 6,38.42; x. Ga 3,31). “Trời” được coi là thế giới của Thiên Chúa (Ga 3,27), thế giới của Thần Khí (Ga 1,32).
Bỏ đạo, sự
Bỏ đạo, sự
Sự bỏ đạo Công giáo được thấy ở nhiều mức độ và nhiều dạng thức khác nhau như: bỏ đạo một cách hiển nhiên hay không hiển nhiên.
Tin, nhận chúa Giêsu
Tin, nhận chúa Giêsu
Vừa định cư tại Đất Hứa, dân Chúa đã bị cám dỗ chạy theo các thần ngoại lai, khiến Giosuê phải mời gọi họ lặp lại giao ước với Thiên Chúa. Dân đã đáp lời (Gs 24).