Hành trình của ngọn lửa nhỏ nơi cây nến nhỏ

1.

Huy hiệu Giám mục của tôi là cây nến cháy.

Khi chọn cho mình huy hiệu đó, tôi muốn tôi sẽ là: Một cây nến sống, một cây nến bé nhỏ, một cây nến cháy, một cây nến có thể chỉ cắm ở một chỗ mà thôi.

2.

Suốt đời Giám mục của tôi, nhất là hiện nay nằm một chỗ, tôi sống theo tinh thần huy hiệu đó thế nào?

Với tâm tình sám hối, đáp lại lời kêu gọi của Ðức Mẹ từ Fatima, tôi xét mình về câu hỏi trên. Chia sẻ dưới đây là một phần của sự xét mình đó.

3.

Trước hết, lửa đốt cháy cây nến nhỏ đó là lửa nào?

Thưa là lửa từ trái tim Chúa Giêsu. Chúa Giêsu phán: “Ta đã đến đem lửa xuống thế gian. Ta mong muốn biết bao cho lửa ấy cháy lên” (Mt, Lc 12, 49).

Mong muốn của Chúa Giêsu được thực hiện, khi tôi nói với Chúa: “Lạy Chúa, này con đây, con là cây nến nhỏ bé, xin thương cho con lửa của Chúa”.

Thực sự, Chúa đã lấy lửa của Chúa đốt lên trong tôi. Nhờ lửa đó, tôi đã lãnh nhận biết bao ơn lành.

4.

Ơn đầu tiên là nhờ lửa đó, tôi càng ngày càng biết Chúa và biết mình tôi.

Chúa hiện lên trong tôi, như lần Chúa đến Bêtania, gặp hai chị em Macta và Maria, để làm phép lạ cho Ladaro là em của hai bà. Ông này đã chết và được chôn 4 ngày. Trước mặt mọi người, Chúa quả quyết: “Chính Ta là sự sống lại và là sự sống” (Ga 11, 25). Rồi Chúa đã làm cho Ladarô sống lại (x Ga11, 14- 31).

Tôi nhận thấy mình là Ladarô, còn Chúa là Ðấng cứu tôi.

Tôi là kẻ như đã chết nay được Chúa cứu cách lạ lùng.

Biết Chúa là như vậy, biết mình là như vậy. Nên cây nến nhỏ phải rất khiêm nhường, hết sức khiêm nhường, mãi mãi khiêm nhường.

5.

Ngọn lửa rất mong manh, cháy giữa đời đầy gió mưa, bão táp. Chúa dạy tôi phải bảo vệ lửa Chúa ban đó, bằng cầu nguyện, tỉnh thức và tiết độ. Kẻo lỡ, lửa đó tắt đi và quỷ Satan độc ác, gian dối sẽ thay lửa đó bằng thứ lửa của nó, tức là lửa kiêu ngạo, thì khốn cho tôi và cho bao người đặt niềm tin vào tôi.

6.

Biết như vậy, nên tôi xét mình kỹ trước mặt Chúa. Chúa cho tôi thấy: Ðúng là đã có nhiều trường hợp, nếu Chúa không can thiệp, thì tôi đã có những lựa chọn sai ý Chúa, rồi dám gán cho lửa của Chúa.

7.

Ở đây, tôi nhớ lại trường hợp Thánh Phêrô xưa đã can Chúa đừng khiêm nhường chịu chết. Phúc âm Thánh Mathêu kể: “Chúa cho các môn đệ Người biết Người phải đi Giêrusalem, phải chịu nhiều đau khổ, do các kỳ mục, các thượng tế và các kinh sư gây ra, Người bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ sống lại.

Ông Phêrô liền kéo riêng Người ra và bắt đầu trách Người: Xin Thiên Chúa đừng để Thầy gặp phải chuyện đó.

Nhưng Chúa Giêsu quay lại bảo ông Phêrô rằng: Satan, hãy lui ra đằng sau Thầy. Anh cản lối Thầy. Tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là tư tưởng loài người” (Mt 16, 21- 23).

8.

Ðem trường hợp trên đây soi vào đời tôi, tôi nhận ra tôi cũng đã có lúc giống như Thánh Phêrô. Rất may là Chúa đã cảnh giác tôi, nên tôi đã kịp thời sửa sai. Thực ra, lỗi của Thánh Phêrô cũng như của tôi là do động cơ thương Chúa. Nhưng Chúa cho thấy thương như thế là không đúng ý Chúa. Rất có thể nhiều môn đệ Chúa hôm nay cũng như tôi và Thánh Phêrô. Phải khiêm nhường lắng nghe Chúa, trong tỉnh thức thường xuyên.

Nhờ vậy, mà tôi thấy việc tỉnh thức đối với ngọn lửa trong mình là rất quan trọng.

9.

Nhờ tỉnh thức, tôi mới nhận được ơn Chúa, để phân định rõ trong tôi còn lửa không? Lửa đó có đúng là lửa của Chúa không?

10.

Xin phép được kể một chút về Ðức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Tôi được hân hạnh đồng tế với Ngài khá nhiều lần. Thường là tôi được đứng bên hữu Ngài. Tôi thấy từ đầu tới cuối thánh lễ, Ðức Thánh Cha đều tỏ ra rất khiêm nhường. Từ lời nói, từ cử chỉ đều toát ra tinh thần sám hối sâu xa. Thấy Ngài như vậy, tôi liền nhận ra Chúa ở trong Ngài. Từ kinh nghiệm sống động đó, sau này khi thấy ai tỏ vẻ hân hoan, tự hào bước lên bàn thánh, với những lời tự xưng mình trong sáng thánh thiện và như một quyền lực, thì tôi tự nhiên lo sợ và xấu hổ. Tôi nghĩ nếu có lửa của Chúa trong mình, thì không thể như thế được. Tôi lo cho tôi đừng như vậy, kẻo sẽ không thể làm chứng cho Chúa.

11.

Ðức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã chia sẻ cho tôi lửa vẫn cháy trong hồn Ngài. Lửa đó là của Chúa, nhưng mang hương vị của trái tim Mẹ Maria.

12.

Hiện nay, hơn bao giờ hết, tôi cảm thấy thấm thía tôi là cây nến bé nhỏ đang được đốt cháy bởi một thứ lửa của Chúa qua trái tim Mẹ Maria.

Lửa thiêng đó đang thanh luyện tôi, biến đổi tôi nên mới theo một hướng mới, đó là làm cho tôi trở nên người con bé nhỏ.

13.

Cách mà lửa thiêng đó đang biến đổi tôi hiện giờ mang hương vị rất đậm đà của tình Mẹ. Chỉ là cái nhìn âu yếm, chỉ là hơi thở ấm áp, chỉ là bàn tay nhẹ nhàng, chỉ là giọng nói ngọt ngào, chỉ là tiếng gọi nhỏ nhẹ du dương. Thế mà lại biến đổi tôi.

14.

Tôi đi theo Mẹ, qua những thử thách một cách tin tưởng.

Tôi đi theo Mẹ, đến nhiều linh hồn, để âm thầm phục vụ họ một cách khiêm nhường kín đáo.

Tôi đi theo Mẹ, đến với Chúa, để hiến dâng cho Chúa bản thân tôi, như một ngọn nến cháy được coi như của lễ hèn mọn.

15.

Dần dần, nhất là lúc này, tôi cảm thấy là: “Tôi có thể cho đi những gì tôi không có”.

Thực sự, tôi rất bé nhỏ, chẳng là gì, chẳng đáng gì, chẳng có gì. Nhưng tôi sẽ cho đi tình yêu của tôi, một tình yêu nhận được từ Mẹ Maria và từ Chúa là tình yêu thương xót.

16.

Chúa xót thương tôi. Người đã cứu chữa tôi. Người đã tha thứ cho tôi. Người đã kéo tôi ra khỏi biết bao lỗi lầm.

Mẹ xót thương tôi. Vì tôi là người con bé nhỏ, dại khờ, yếu đuối.

Tôi luôn sám hối và phó thác.

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Ðức tin cần có việc làm kèm theo
Ðức tin cần có việc làm kèm theo
Một vấn đề có liên hệ nhiều đến cách sống đạo hôm nay. Ðó là vấn đề Ðức tin cần có việc làm kèm theo.
Sống đạo với những bất ngờ
Sống đạo với những bất ngờ
Lời Chúa nhắc nhở là phải luôn sẵn sàng. Để làm được điều này, các đấng đạo đức khuyên các tín hữu hãy xác tín sâu sắc rằng chính Đức Giêsu Kitô là trung tâm của đức tin.
Lời của Thiên Chúa
Lời của Thiên Chúa
Tuy là Ngôi Lời, Ðức Kitô tại hang đá Bêlem đã không nói lời nào. Ðúng hơn, Người đã nói, nhưng không phải bằng lời, mà bằng chính bản thân mình.
Ðức tin cần có việc làm kèm theo
Ðức tin cần có việc làm kèm theo
Một vấn đề có liên hệ nhiều đến cách sống đạo hôm nay. Ðó là vấn đề Ðức tin cần có việc làm kèm theo.
Sống đạo với những bất ngờ
Sống đạo với những bất ngờ
Lời Chúa nhắc nhở là phải luôn sẵn sàng. Để làm được điều này, các đấng đạo đức khuyên các tín hữu hãy xác tín sâu sắc rằng chính Đức Giêsu Kitô là trung tâm của đức tin.
Lời của Thiên Chúa
Lời của Thiên Chúa
Tuy là Ngôi Lời, Ðức Kitô tại hang đá Bêlem đã không nói lời nào. Ðúng hơn, Người đã nói, nhưng không phải bằng lời, mà bằng chính bản thân mình.
Chuẩn bị tâm hồn để mừng lễ Chúa giáng sinh
Chuẩn bị tâm hồn để mừng lễ Chúa giáng sinh
Sắp đến ngày kỷ niệm việc Thiên Chúa giáng sinh. Nhiều nơi đã bắt đầu chuẩn bị mừng lễ. Việc chuẩn bị tâm hồn mới là điều quan trọng, vì là nơi Chúa muốn đến viếng thăm và ở lại. Những việc đơn sơ, chân thành sẽ giúp mỗi người...
Sống Mùa Vọng  với Ðức Mẹ Maria
Sống Mùa Vọng với Ðức Mẹ Maria
Mùa Vọng phải được coi là thời gian rất quan trọng. Ðây là mùa tạ ơn. Ðây là lúc chuẩn bị đón Chúa. Chúa đến cứu độ. Chúa đem lại cho chúng ta sự sống dồi dào tốt đẹp, mà thâm tâm ta hằng khao khát mong chờ.
Kiêu căng tôn giáo và khiêm nhường Phúc Âm
Kiêu căng tôn giáo và khiêm nhường Phúc Âm
Phát xuất từ những khẳng định dữ dội đó, một số người đã đi xa hơn. Họ khinh khi, hạ giá những ai không cùng tôn giáo với mình, hoặc không cùng quan điểm tôn giáo như mình.
Một thoáng kiểm tra vẻ đẹp “khiêm nhường”
Một thoáng kiểm tra vẻ đẹp “khiêm nhường”
Có tài đức mà vẫn khiêm nhường. Có địa vị mà vẫn khiêm nhường. Có trí thức mà vẫn khiêm nhường. Ðược khen hay bị chê, họ vẫn bình tĩnh khiêm nhường.
Cảm nghiệm về Chúa
Cảm nghiệm về Chúa
Những tôn giáo quá nghiêng về lý trí đang đổ vỡ thê thảm, đang khi những tín ngưỡng đưa con người đến những cảm nghiệm thiêng liêng lại trở nên hấp dẫn lạ lùng. Ðó là nhận định của một số nhà quan sát tôn giáo và xã hội.
Con đường hạt lúa
Con đường hạt lúa
Người môn đệ Chúa Giêsu là mọi tín hữu. Nhưng ở đây, danh từ này được giới hạn cho những ai dấn thân đi theo Chúa Giêsu một cách đặc biệt, để mở mang Nước Trời.