Hoang địa

Chúa Nhật II Mùa Vọng - năm A

Bài đọc 1: Is 11,1-10; Bài đọc 2: Rm 15,4-9; Phúc Âm: Mt 3,1-12

Mỗi năm, vào dịp Mùa Vọng, chúng ta lại được nghe “tiếng hô” của Gioan Tẩy Giả. Tiếng hô của ông kêu gọi mọi người ăn năn sám hối để dọn đường cho Ðấng Cứu Thế và dọn lòng để đón nhận ơn cứu độ. Thế nhưng Gioan Tẩy Giả đã không đi vào thành thị để rao giảng như Giona đã làm với dân thành Ninivê (Gn 3,1-3), ông cũng không rảo qua các thành phố và làng mạc như Chúa Giêsu sau này. Tiếng hô của ông chỉ vang lên trong hoang địa.

Tại sao lại là hoang địa?

Hoang địa chẳng phải là vùng đất khô cằn, không có sự sống sao? Thế nhưng hoang địa lại nhắc cho chúng ta về một lịch sử cứu độ, lịch sử của tình thương Thiên Chúa dành cho nhân loại. Ðó là nơi Thiên Chúa gặp gỡ và dạy dỗ những kẻ Người tuyển chọn, là nơi Người ở lại và chuyện trò thân mật với kẻ Người yêu thương (Hs 2,16). Hoang địa, nơi Thiên Chúa hẹn gặp và chờ đợi con người. Gioan Tẩy Giả đã ở trong hoang địa, ông rao giảng trong hoang địa và dân chúng từ khắp nơi tìm đến với ông (Mt 3,5) để lãnh nhận phép rửa của lòng sám hối. Hoang địa trở thành vùng đất “lý tưởng” cho những người thực sự tìm kiếm Thiên Chúa và muốn gặp gỡ Người.

Có một hoang địa nào cho chúng ta ?

Chúng ta đang sống trong một thế giới có thể nói tràn ngập hình ảnh và âm thanh. Sự phát triển của khoa học công nghệ đã “giúp” ta loại bỏ sự tĩnh lặng của hoang địa ra khỏi cuộc sống của mình. Không còn ai muốn vào hoang địa, lại càng chẳng có ai muốn sống trong hoang địa. Sự tĩnh lặng của hoang địa là một điều gì đó nguy hiểm vì nó có nguy cơ đe dọa cuộc sống an hưởng của mỗi người. Chúng ta đã quen nghe âm thanh của những lời mời gọi và hứa hẹn về một cuộc sống dễ dãi và giàu sang, tiện nghi và sung sướng; một cuộc sống được tự do sống theo ý mình; một cuộc sống không cần phải cố gắng nhiều mà vẫn đạt được điều mình muốn. Cái yên tĩnh trong hoang địa khiến chúng ta phải nghe một tiếng nói khác, một lời mời gọi khác đòi phải hoán cải, phải thay đổi lối sống, phải sửa chữa những lỗi lầm khuyết điểm. Chúng ta không muốn bước vào vùng tĩnh lặng sâu thẳm của hoang địa cõi lòng, vì nơi đó có thể có một “tiếng hô” đòi phải biết sống hy sinh cho người khác, đòi phải từ bỏ những toan tính mưu đồ chỉ đem lại lợi ích cho chính mình mà gây hại cho tha nhân, cho môi trường, “tiếng hô” đó không để chúng ta yên khi nó bắt ta phải “sinh hoa trái để chứng tỏ lòng sám hối”, xứng với danh xưng là Kitô hữu của mình. Và cũng rất có thể, chính trong hoàn cảnh một mình trơ trọi đối diện với chính mình trong hoang địa, chúng ta bỗng nghe được một tiếng hô rất thật, mạnh mẽ tố cáo mình là “nòi rắn độc”.

Bước vào Mùa Vọng, mỗi Kitô hữu có dám bước vào hoang địa để được thấy mình là ai, để thấy rằng mình thật nhỏ bé trước mặt Thiên Chúa, như Gioan Tẩy Giả, dù là Tiền Hô của Ðấng Cứu Thế, cũng nhận rằng mình “không đáng xách dép cho Người” (Mt 3, 11)? Chỉ khi nhận ra bản chất thật của mình trước mặt Thiên Chúa thì mới dám để cho Người băng bó và chữa lành những vết thương. Những vết thương rát bỏng của hận thù, của ghen ghét, của tị hiềm; những vết thương sâu kín vì bị bỏ rơi, bị coi thường, bị khinh chê; những vết thương quay quắt vì không được thỏa mãn hay đạt được những điều chúng ta ao ước... Những vết thương mà chúng ta vẫn tự băng bó bằng những thú vui hưởng thụ, bằng những niềm vui chóng qua hay bám víu vào những hứa hẹn mà ta vốn biết là giả dối và hão huyền.

Hoang địa có thể khiến chúng ta sợ hãi vì “tiếng hô” của vị ngôn sứ, nhưng ai không dám bước vào và băng qua nó, người đó không bao giờ vào được Ðất Hứa và gặp được Ðấng Cứu Ðộ.

Nt. Marie Paul TRẦN THỊ KIềU THU,

Dòng Con Ðức Mẹ Mân Côi - Chí Hòa (FMSR)

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật I Mùa Vọng- năm C
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật I Mùa Vọng- năm C
Chủ đề của bài Tin Mừng hôm nay là về ngày Quang Lâm của Chúa Giêsu (Lc 21,27). Đây là ngày Nước Thiên Chúa đến gần, đến một cách trọn vẹn và chung cục (Lc 21,31)
Chúa Giêsu Kitô lại đến
Chúa Giêsu Kitô lại đến
Chúa Giêsu Kitô sẽ lại đến hữu hình và vinh quang vào thời sau hết để phục sinh kẻ chết, xét xử thế gian, tiêu diệt sự dữ lẫn sự nghịch thù với Thiên Chúa và hoàn thành Nước Chúa. Các tín hữu được khích lệ sẵn sàng đón Người...
Ðứng vững trong đức tin
Ðứng vững trong đức tin
Bắt đầu Mùa Vọng, Giáo hội mời gọi các tín hữu hướng về Ngày Chúa đến. Ngôn sứ Giêrêmia đã khẳng định với dân Israel rằng Thiên Chúa sẽ sai Đấng Messia đến giải thoát họ, đó là việc Chúa đến lần thứ nhất (Gr 33,14-16).
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật I Mùa Vọng- năm C
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật I Mùa Vọng- năm C
Chủ đề của bài Tin Mừng hôm nay là về ngày Quang Lâm của Chúa Giêsu (Lc 21,27). Đây là ngày Nước Thiên Chúa đến gần, đến một cách trọn vẹn và chung cục (Lc 21,31)
Chúa Giêsu Kitô lại đến
Chúa Giêsu Kitô lại đến
Chúa Giêsu Kitô sẽ lại đến hữu hình và vinh quang vào thời sau hết để phục sinh kẻ chết, xét xử thế gian, tiêu diệt sự dữ lẫn sự nghịch thù với Thiên Chúa và hoàn thành Nước Chúa. Các tín hữu được khích lệ sẵn sàng đón Người...
Ðứng vững trong đức tin
Ðứng vững trong đức tin
Bắt đầu Mùa Vọng, Giáo hội mời gọi các tín hữu hướng về Ngày Chúa đến. Ngôn sứ Giêrêmia đã khẳng định với dân Israel rằng Thiên Chúa sẽ sai Đấng Messia đến giải thoát họ, đó là việc Chúa đến lần thứ nhất (Gr 33,14-16).
Vua
Vua
Ở Đông Phương thời cổ, thể chế quân chủ có liên hệ mật thiết với vương quyền thần linh: Vua trở thành vị trung gian bẩm sinh giữa các thần linh và nhân loại.
Những giá trị Nước Trời
Những giá trị Nước Trời
Câu chuyện Tin Mừng hôm nay mời gọi mọi người nhìn lại vụ án nổi tiếng nhất trong lịch sử nhân loại: vụ án Giêsu.
Hãm mình
Hãm mình
Hãm mình là việc con người từ bỏ điều vui thích hay chấp nhận sự khó nhọc, thiếu thốn, để ý chí dễ dàng tuân theo thánh ý Thiên Chúa hơn và dự phần vào Cái Chết của Chúa Kitô.
Hy sinh
Hy sinh
Hy sinh bỏ mình là chịu mất tiện nghi riêng vì người khác, như bà Ruth vì chồng (R 2,11), Giuđa vì em (St 44,33-34), tín hữu Do thái vì Chúa (Dt 10,34), Môsê vì dân Chúa (Dt 11,24-27).
Chứng nhân cho những giá trị văn hóa mới
Chứng nhân cho những giá trị văn hóa mới
Hôm nay Giáo hội Việt Nam mừng kính trọng thể các thánh chết vì đạo tại Việt Nam. Đây là những người làm chứng cho Chúa, cho những giá trị căn bản của nền văn hóa Công giáo trong ba thế kỷ XVII - XVIII - XIX.
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXXII TN - năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXXII TN - năm B
Bà góa đã bỏ vào thùng tiền “tất cả những gì bà có, tất cả những gì để nuôi thân”. Đối với Đức Giêsu, bà góa dù bỏ số tiền rất nhỏ vào thùng nhưng lại là người bỏ nhiều hơn mọi người khác.