Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật V thường niên - năm C

Lc 5,1-11

Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ phụ trách

1. Hãy tưởng tượng những lý do khiến Simon ngần ngại khi Thầy Giêsu bảo ông ra chỗ nước sâu mà thả lưới?

Phêrô có chút ngần ngại khi Thầy Giêsu bảo ông ra chỗ nước sâu, xa bờ mà thả lưới cùng với các bạn của ông. Có những lý do mà ta có thể đoán được: các ông đã vất vả suốt đêm mà không bắt được gì, như vậy sẽ ít có hy vọng bắt được cá lúc ban ngày; các ông đã giặt lưới và muốn được nghỉ ngơi sau một đêm mệt mỏi và thất vọng. Nếu đi đánh cá lần nữa, các ông sẽ không được nghỉ và lại phải giặt lưới.

CN 5 TN_C _.jpg (474 KB)

2. Thử tìm những tên khác của “hồ Ghennêxarét”?

“Hồ Ghennêxarét” (Lc 5,1) còn được gọi bằng những tên khác như “Biển Galilê” (Mt 4,18), “Biển Tibêriát” (Ga 6,1), hay đơn giản chỉ là “Biển” (Mc 2,13; Ga 6,16). Trong Cựu Ước, hồ này được gọi là “Biển Kinnơreth” (Dân số 34,11; Giosuê 13,27). Thật sự đây chỉ là một hồ nước ngọt khá lớn, trữ nước từ các núi phía bắc đổ xuống.

3. Simon nói: Dựa vào lời Thầy, con sẽ thả lưới (câu 5). Hãy đọc chương 4 của Tin Mừng Luca và cho biết Simon đã có kinh nghiệm gì về sức mạnh của lời Thầy Giêsu?

Chương 4 của Tin Mừng Luca cho thấy Đức Giêsu đã làm nhiều phép lạ, trừ quỷ, và giảng dạy tại Caphácnaum, quê của Simon (Lc 4, 23.31-32.40-41). Rất có thể Simon đã chứng kiến cảnh Đức Giêsu dùng lời nói đầy uy quyền mà trừ quỷ trong hội đường Caphácnaum vào ngày sabát (Lc 4,33-36). Chắc chắn Simon đã nghe thấy lời Đức Giêsu ngăm đe cơn sốt của bà mẹ vợ ông và chữa cho bà được khỏi (Lc 4,38-39). Nói chung, Simon đã có kinh nghiệm rất ấn tượng về sức mạnh của Lời Thầy Giêsu, nên ông đã vâng lời Thầy (Lc 5,5).

4. Tại sao mẻ cá trong bài Phúc Âm này là mẻ cá lạ lùng? So sánh chuyện mẻ cá lạ ở Lc 5,1-11 với mẻ cá lạ được kể lại ở Tin Mừng Ga 21,1-11. Bạn hãy liệt kê một số điểm khác nhau giữa đôi bên.

Mẻ cá trong Lc 5,1-11 là mẻ cá lạ lùng vì theo ngư phủ chuyên nghiệp, nó khó xảy ra. Một vài điểm khác nhau giữa Lc 5,1-11 và Ga 21,1-11: ở Ga, đây là các môn đệ thực thụ, còn ở Lc thì chưa; ở Lc, các ông đã đi đánh cá xong rồi, còn ở Ga các môn đệ đang đánh cá; ở Ga, các ông lúc đầu không nhận ra Đức Giêsu Phục Sinh; ở Lc, Đức Giêsu ở trong thuyền với các ông, ở Ga Đức Giêsu đứng trên bờ; ở Lc, cá được đổ vào đầy hai thuyền, còn ở Ga cá vẫn nằm trong lưới và được kéo vào bờ; phản ứng của Simon khác nhau sau hai mẻ cá lạ; ở Lc không có bữa ăn do Chúa thiết đãi.

5. Tại sao khi có được mẻ cá lạ, Simon lại kinh ngạc và thấy mình là kẻ tội lỗi? Simon có mâu thuẫn không khi ông sấp mặt dưới chân Chúa Giêsu mà lại nói: Xin Chúa tránh xa con?

Mẻ cá lạ làm Simon kinh ngạc sững sờ. Khi nhận ra sự cao trọng và quyền năng của Đức Giêsu, thì đồng thời ông cũng nhận ra thân phận nhỏ bé và tội lỗi của chính mình. Ông đã không gọi Đức Giêsu là “Thầy” nữa (c. 5), nhưng là “Chúa” (c. 8). Ông đã phủ phục dưới chân Đức Giêsu, nghĩa là quỳ rất gần Ngài, nhưng mặt khác ông lại xin Ngài tránh xa ông (c. 8). Simon không mâu thuẫn, vì Đức Giêsu vừa hấp dẫn ông đến gần, vừa làm cho ông sợ và muốn tránh xa.

6. Trong Thánh Kinh, có ai khi được Thiên Chúa kêu gọi mà thấy mình tội lỗi bất xứng không? Đọc Isaia 6,5; Êdêkien 1,28; Xuất hành 3,5-6.

Nhìn chung, ai được gặp Thiên Chúa đều thấy mình bất xứng (Isaia 6,5; Êdêkien 1,28; Xuất hành 3,5-6).

7. Khi Simon nhận mình là tội nhân và xin Chúa tránh xa thì Chúa nói ông làm gì? 

Đức Giêsu đã trấn an ông: “Đừng sợ.” Và Ngài mời ông mở qua một trang mới: “Từ nay về sau, anh sẽ bắt sống người ta” (Lc 5,10). Simon chuyên nghề đánh cá, bây giờ ông được mời bắt sống có nghĩa là chinh phục con người. Không bắt để làm chết như bắt cá, nhưng bắt để họ được sống.

8. Thầy Giêsu đưa ra hai mệnh lệnh cho Simon. Theo bạn, mệnh lệnh nào khó hơn?

Đức Giêsu đưa ra 2 mệnh lệnh cho Simon ở Lc 4,4 và Lc 4,10. Chắc mệnh lệnh sau khó hơn vì đòi hỏi phải bỏ lại tất cả để theo.

9. Đọc Lc 5,11.28; 14,33; 18,22. Tìm một điểm chung giữa những đoạn văn trên?

Điểm chung là từ “tất cả”. Đức Giêsu đòi hỏi một sự từ bỏ trọn vẹn.

CÂU HỎI SUY NIỆM
Bạn học được gì từ thái độ của Simon, từ mẻ cá lạ đánh bắt được? Điều gì trong đoạn văn Tin Mừng vừa đọc đã đánh động trái tim bạn?

 

 

 

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Các tội nhân
Các tội nhân
Các tội nhân, từ ngữ đặc biệt được dùng để chỉ những người bị coi là sống ngoài giao ước ân sủng của Thiên Chúa, vì vậy tội lỗi của họ không được tha.
Niềm vui trở về
Niềm vui trở về
Dụ ngôn “Người cha nhân hậu” là một trong những áng văn chương đẹp của Kinh Thánh, bởi nó diễn tả dung mạo Thiên Chúa qua những đặc tính rất “người”.
Đáp ca - Chúa nhật III Mùa Chay - năm C
Đáp ca - Chúa nhật III Mùa Chay - năm C
Chúa là Đấng từ bi nhân hậu, Người chậm giận và giàu tình thương, như trời xanh trổi cao hơn mặt đất, tình Chúa thương kẻ thờ Người cũng trổi cao
Các tội nhân
Các tội nhân
Các tội nhân, từ ngữ đặc biệt được dùng để chỉ những người bị coi là sống ngoài giao ước ân sủng của Thiên Chúa, vì vậy tội lỗi của họ không được tha.
Niềm vui trở về
Niềm vui trở về
Dụ ngôn “Người cha nhân hậu” là một trong những áng văn chương đẹp của Kinh Thánh, bởi nó diễn tả dung mạo Thiên Chúa qua những đặc tính rất “người”.
Đáp ca - Chúa nhật III Mùa Chay - năm C
Đáp ca - Chúa nhật III Mùa Chay - năm C
Chúa là Đấng từ bi nhân hậu, Người chậm giận và giàu tình thương, như trời xanh trổi cao hơn mặt đất, tình Chúa thương kẻ thờ Người cũng trổi cao
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật III Mùa Chay – năm C
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật III Mùa Chay – năm C
Thử nhớ lại những hy vọng Chúa đặt nơi bạn. Bạn nghĩ gì về trái của cây vả đời mình, có nhiều không, có ngon không?
Con người (danh từ chung)
Con người (danh từ chung)
Từ con người có tiếng gốc Hipri là Adam, phát sinh bởi gốc từ adamah - bụi đất, có nghĩa là con người hay loài người (x. St 1,26-28; 2,7).
Sự cứng lòng (không sám hối)  và hậu quả
Sự cứng lòng (không sám hối) và hậu quả
Cứng lòng là một sự từ khước có tính toán và cố chấp, không chịu hối cải hoặc không chịu vâng phục ý Chúa. Thánh Kinh thường nhấn mạnh tính chất nghiêm trọng của việc từ khước này và cung cấp nhiều câu chuyện về sự cứng lòng với những...
Thương xót như Chúa Cha
Thương xót như Chúa Cha
Cuộc gặp gỡ giữa Thiên Chúa và ông Môisen qua bụi gai cháy bừng, là sự kiện quan trọng đánh dấu bước tiến triển của mạc khải. Quả vậy, đây là lần đầu tiên trong lịch sử, Thiên Chúa tự giới thiệu danh của Ngài cho con người.
Đáp ca - Chúa nhật II Mùa Chay - năm C
Đáp ca - Chúa nhật II Mùa Chay - năm C
Chúa là nguồn ánh sáng và ơn cứu độ của tôi, tôi còn sợ người nào?