Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XIV thường niên - năm B

Mc 6,1-6

                Linh mục Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ, phụ trách

1. Đọc Mc 6,1. Quê của Đức Giêsu ở đâu? Đọc Mc 1,9.24; 10,47; 14,67; 16,6. Quê của Đức Giêsu có nổi tiếng không? Có phải là một thành phố lớn không? Đọc Ga 1,46.

2. Đọc Mc 6,2-3. Khi nghe Đức Giêsu giảng trong hội đường ở Nadarét, người dân làng đã đặt bao nhiêu câu hỏi? Các câu hỏi này tập trung vào những vấn đề gì? Họ có thái độ nào trước Đức Giêsu?

3. Đức Giêsu làm nghề gì? Đọc Mc 6,3 và Mt 13,55. Nghề của Đức Giêsu có được coi trọng ở quê Ngài không?

4. Việc thánh Máccô gọi Đức Giêsu là “con bà Maria” có bình thường không? Đọc Mc 10,35.46; Lc 4,22; Ga 1,45; 6,42.

5. Đọc Mc 6,3. Những anh emchị em của Đức Giêsu được nói đến trong câu này có phải là anh chị em ruột của Đức Giêsu không?

6. Hãy tìm những chi tiết trong bài Tin Mừng này cho thấy Đức Giêsu, tuy là Thiên Chúa, nhưng cũng thật sự là người như chúng ta.

7. Đức Giêsu đã không thể làm phép lạ ở Mc 6,5. Trong Tin Mừng Máccô, Đức Giêsu có những giới hạn nào khác không? Đọc Mc 8,23-24; 10,40; 13,32.

8. Đức Giêsu ngạc nhiên vì họ không tin (Mc 6,6). Tin Mừng Máccô có nói nhiều về những tình cảm của Đức Giêsu không? Đọc Mc 1,41; 3,5; 6,34; 10,21; 14,33-34.

GỢI Ý SUY NIỆM

Điểm nào đánh động bạn hơn cả khi suy niệm bài Tin Mừng này?

CN 14.jpg (449 KB)

PHẦN TRẢ LỜI

1. Đức Giêsu sống ở vùng Nadarét (xem Mc 1,9; 14,67). Nadarét không phải là một thành phố, đúng hơn nó là một làng quê, với dân cư khoảng 400 - 500 người. Nadarét không nổi tiếng và chẳng bao giờ được nhắc đến trong Cựu Ước (x. Ga 1,46). Vào thời của Đức Giêsu, cũng có những người mang tên Giêsu, nên để phân biệt, Ngài được gọi là Giêsu Nadarét (giống như chị Maria Mácđala là người ở vùng Mácđala). Giêsu Nadarét là tên được gọi bởi thần ô uế (Mc 1,24), bởi anh mù hành khất (Mc 10,47), và bởi thiên thần ở ngôi mộ chôn táng Đức Giêsu (Mc 16,6). Ngay cả cô đầy tớ của vị thượng tế cũng biết Đức Giêsu là người vùng Nadarét (Mc 14,67).

2. Trong Mc 6,2-3 dân làng đã đặt 5 câu hỏi. Ba câu hỏi đầu tiên ở Mc 6,2 xoay quanh sự khôn ngoan của Đức Giêsu khi giảng dạy và quyền năng làm phép lạ của Ngài. Điều này khiến họ sửng sốt. Hai câu hỏi tiếp theo ở Mc 6,3 lại tập trung vào nghề nghiệp trước đây của Đức Giêsu và vào họ hàng của Ngài hiện đang sống ở Nadarét. Dựa trên Mc 6,2-3 ta thấy: một mặt người ta kính nể khả năng và quyền năng của Đức Giêsu, mặt khác người ta lại có vẻ hơi coi thường nghề nghiệp và họ hàng của Ngài. Bởi thế họ đã vấp ngã vì Ngài, nghĩa là đã không tin Đức Giêsu.

3. Theo Mc 6,3 Đức Giêsu là một người thợ, còn theo Mt 13,55 Ngài là con trai của một người thợ. Chúng ta thường cho rằng Đức Giêsu làm nghề thợ mộc, nối nghiệp thánh Giuse thợ mộc. Thật ra, “thợ” (tektôn) là danh từ chung để chỉ người làm nghề, chẳng những về gỗ, mà còn về kim loại hay đá nữa. Người thợ trong làng quê, tuy không được trọng vọng như một thầy luật sĩ học thức, nhưng cũng được mọi người quý mến vì phục vụ cho ích lợi cụ thể cho dân làng.

4. Lối gọi Đức Giêsu là “con bà Maria” hơi lạ, vì người Do Thái thường gắn kết người con với người cha. Thí dụ: Giacôbê và Gioan là hai con của ông Dêbêđê (Mc 10,35), anh mù Batimê là con của ông Timê (Mc 10,46). Chính Đức Giêsu cũng vẫn được coi là con của ông Giuse (Lc 4,22; Ga 1,45; 6,42). Tuy nhiên, có thể vì thánh Giuse đã qua đời lâu rồi, nên người ta coi Đức Giêsu là con của Mẹ Maria.

5. Máccô 6,3 cho thấy Đức Giêsu là anh em (adelphos) của bốn ông Giacôbê và Giôxếp, Simôn và Giuđa. Và Ngài còn ít nhất hai chị em nữa (adelphai, số nhiều). Nếu hiểu tất cả những anh chị em trên đây là anh chị em ruột của Đức Giêsu thì hẳn Đức Maria ít nhất phải có 7 người con! Có những người khẳng định rằng anh em và chị em ở đây phải hiểu là anh chị em ruột, vì nếu là anh em họ thì thánh Máccô sẽ dùng từ khác chứ không dùng từ adelphos. Họ còn cho rằng dựa trên Mt 1,25 thì sau khi sinh Đức Giêsu, Giuse và Maria có tương quan vợ chồng bình thường. Thật ra, trong Tân Ước, từ anh em (adelphos) không chỉ có nghĩa là anh em ruột. Ý nghĩa của nó rộng hơn nhiều. Những người tín hữu vẫn coi nhau như anh em (Mt 5,22-24; 7,3-5; 23,8). Ai bỏ anh em, chị em (ruột) vì Đức Giêsu thì được gấp trăm anh em, chị em khác, nghĩa là những người có cùng đức tin (Mc 10,29-30). Đức Giêsu gọi các môn đệ là anh em, chị em (Mc 3,34-35). Đặc biệt Đức Giêsu Phục Sinh gọi môn đệ là anh em (Ga 20,17; Mt 28,10). Những người đói khát là những anh em bé mọn nhất của Ngài (Mt 25,40). Trong Cựu Ước, từ anh em (akh) cũng được dùng cho anh em họ (Ds 36,2), cho thành viên của cùng chi tộc (Ds 16,10), cho đồng bào (Xh 2,11; Đnl 15,7), cho người cháu là ông Lót (St 12,5), thậm chí cho cả người lạ (St 29,4). Nói chung, không thể khẳng định rằng Mc 6,3 chỉ có nghĩa là anh chị em ruột. Thánh Giêrônimô coi việc Đức Giêsu trối Mẹ Ngài cho người môn đệ Ngài yêu, là dấu hiệu cho thấy Ngài không có các anh chị em ruột khác để săn sóc Đức Mẹ (Ga 19,27).

6. Qua bài Tin Mừng này, ta thấy Đức Giêsu thật sự là người như chúng ta vì Ngài có một quê quán là Nadarét (Mc 6,1), có mẹ Maria và bà con thân thuộc vẫn còn sống (Mc 6,3), có nghề nghiệp (Mc 6,3). Ngài cũng có một giới hạn: đó là không thể làm được phép lạ lớn nào ở nơi những người làng không có lòng tin (Mc 6,5), và Ngài ngạc nhiên về sự cứng lòng của họ (Mc 6,6).

7. Đức Giêsu còn có những giới hạn khác và Ngài chấp nhận những giới hạn này trong tư cách là Con. Ngài nhìn nhận mình không biết ngày tận thế sẽ xảy ra khi nào, chỉ mình Chúa Cha biết (Mc 13,32). Ngài không có quyền cho hai môn đệ ngồi hai bên tả hữu khi Ngài được vinh quang, vì đó là việc của Cha (Mc 10,40). Đặc biệt, Ngài chữa một người mù hai lần mới khỏi hẳn (Mc 8,23-24). Vì là con người có thân xác nên Đức Giêsu có thể bị dân chúng chen lấn để nghe Ngài rõ hơn (Mc 3,9). Ngài đã phải ngồi trên thuyền để giảng cho dân chúng (Mc 4,1).

8. Đức Giêsu kinh ngạc khi thấy dân làng Nadarét cứng lòng không tin vào Ngài (Mc 6,6). Kinh ngạc ở đây là tình cảm ngỡ ngàng trước một chuyện xảy ra vượt quá điều mình nghĩ. Tin Mừng Máccô cho thấy Đức Giêsu là người có nhiều tình cảm gần với tình cảm loài người. Ngài chạnh lòng thương người phong hay đám đông dân chúng (Mc 1,41; 6,34; 8,4); Ngài giận dữ và buồn bực trước sự chai đá của người Pharisêu (Mc 3,5); Ngài thở dài não nuột (Mc 8,12); Ngài giận dữ vì các môn đệ chậm tin (Mc 8,14-21). Ngài đã mến anh thanh niên giàu có (Mc 10,21); và trong Vườn Dầu, Ngài hãi hùng xao xuyến, buồn đến chết được (Mc 14,33-34).

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật - Lễ Minh Máu Thánh Chúa Kitô - năm C
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật - Lễ Minh Máu Thánh Chúa Kitô - năm C
Khi nhìn đám đông 5.000 người được Chúa đãi ăn no nê, bạn nghĩ gì về những người đang đói trên khắp thế giới?
Tưởng nhớ
Tưởng nhớ
Nói tưởng nhớ, người ta nghĩ ngay tới yếu tố tâm lý, như nhớ đến một ơn nghĩa (St 40,14), những lời khuyên nhủ (Tb 6,16). Ở đây, chúng ta để ý đến ý nghĩa tôn giáo và vai trò của việc tưởng nhớ trong tương quan với Thiên Chúa.
Chia sẻ...
Chia sẻ...
Bài Tin Mừng theo Thánh Luca (x. Lc 9,11-17) thuật lại phép lạ hóa bánh ra nhiều, ngụ ý nhắc nhớ phép lạ manna ngày xưa tiên báo về Bí tích Thánh Thể. 
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật - Lễ Minh Máu Thánh Chúa Kitô - năm C
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật - Lễ Minh Máu Thánh Chúa Kitô - năm C
Khi nhìn đám đông 5.000 người được Chúa đãi ăn no nê, bạn nghĩ gì về những người đang đói trên khắp thế giới?
Tưởng nhớ
Tưởng nhớ
Nói tưởng nhớ, người ta nghĩ ngay tới yếu tố tâm lý, như nhớ đến một ơn nghĩa (St 40,14), những lời khuyên nhủ (Tb 6,16). Ở đây, chúng ta để ý đến ý nghĩa tôn giáo và vai trò của việc tưởng nhớ trong tương quan với Thiên Chúa.
Chia sẻ...
Chia sẻ...
Bài Tin Mừng theo Thánh Luca (x. Lc 9,11-17) thuật lại phép lạ hóa bánh ra nhiều, ngụ ý nhắc nhớ phép lạ manna ngày xưa tiên báo về Bí tích Thánh Thể. 
Đáp ca – Lễ Chúa Ba Ngôi - năm C
Đáp ca – Lễ Chúa Ba Ngôi - năm C
Xin dâng lời tôn vinh chúc tụng Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa đã có, hiện có và đang đến
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật - Lễ Chúa Ba Ngôi - năm C
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật - Lễ Chúa Ba Ngôi - năm C
Khi suy niệm Tin Mừng Gioan về tương quan qua lại giữa Ba Ngôi với nhau (giữa Đức Giêsu với Cha và với Thánh Thần), bạn rút ra được bài học nào khi sống chung với người khác?
Mặc khải trong Tân Ước
Mặc khải trong Tân Ước
“Thầy còn nhiều điều phải nói với anh em. Nhưng bây giờ, anh em không có sức chịu nổi” (Ga 16,12).
Sống những điều trong kinh Lạy Cha
Sống những điều trong kinh Lạy Cha
“Một Thiên Chúa Ba Ngôi” là mầu nhiệm cao cả mà chúng ta đã đón nhận bằng đức tin, dựa trên mạc khải của Thiên Chúa qua Thánh Kinh và Thánh Truyền.
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật - Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống - năm C
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật - Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống - năm C
Bạn có thân thiết với Chúa Thánh Thần không? Có thường xin Ngài soi sáng và ban sức mạnh không?  Bạn có kinh nghiệm về việc Chúa Thánh Thần hoạt động trong đời bạn, trong gia đình hay nhóm của bạn không?
Thánh thần và bình an
Thánh thần và bình an
Chúa Thánh Thần mang đến cảm nhận an toàn, mãn nguyện và trọn vẹn cho các tín hữu, bất kể những tình huống ngoại tại nào của họ. Bởi thế, bình an là dấu chỉ có sự hiện diện của Chúa Thánh Thần.