Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXII thường niên - năm B

Mc 7,1-8. 14-15. 21-23

Linh mục Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ, phụ trách

Hỏi:Trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu tranh luận với ai? Trước đây Đức Giêsu có thường tranh luận với họ không, và tranh luận về điều gì? Đọc Mc 2,1 - 3,6; 3,22-30.

Đáp: Trong bài Tin Mừng, Đức Giêsu tranh luận với những người Pharisêu và một số kinh sư là những người thông thạo về Luật Mô-sê. Lúc bắt đầu sứ vụ, Đức Giêsu đã có nhiều cuộc tranh luận với nhóm người này về việc Ngài có quyền tha tội (Mc 2,5-12), về việc Ngài ăn với những người thu thuế và tội lỗi (Mc 2,15-17), về việc các môn đệ của Ngài không ăn chay (Mc 2,18-20), về việc họ bứt lúa để ăn cho đỡ đói vào ngày sabát (Mc 2,23-28), và về việc Ngài chữa bệnh vào ngày sabát (Mc 3,1-6). Trong Mc 3,22-30 Đức Giêsu còn tranh luận với họ về việc họ cho là Ngài bị quỷ vương Bêendêbun ám và Ngài trừ quỷ được là nhờ dựa thế của quỷ vương. Như thế, nhóm Pharisêu và kinh sư luôn giữ thái độ thù nghịch với Đức Giêsu, và Đức Giêsu cũng luôn ở trong tư thế tranh luận với họ về đủ mọi vấn đề. Sự thù nghịch lên đến đỉnh cao khi nhóm Pharisêu “tìm cách giết” Ngài (Mc 3,6).

Có bao nhiêu từ “truyền thống” trong Mc 7,3-13? “Truyền thống” ở đây nghĩa là gì?

Trong Mc 7,3-13, Đức Giêsu nói đến từ “truyền thống” nhiều lần, ở những câu 3, 5, 8, 9, 13. Có khi Ngài gọi đây là “truyền thống của tiền nhân” (Mc 7,3.5). Có khi Ngài gọi là “truyền thống của người phàm” (Mc 3,8). Có khi Ngài lại gọi là “truyền thống của các ông” (Mc 7,9.13). Khi dùng từ “truyền thống” ở đây, Đức Giêsu không có ý nói về Luật của Môsê đã được ghi lại trong Ngũ Thư, nhưng muốn nói về lối giải thích có tính truyền khẩu về Luật ấy. Lối giải thích truyền khẩu này đã bắt đầu có từ thời Đức Giêsu, và cuối cùng đã được hệ thống hóa thành luật trong bộ Mishnah vào khoảng năm 200 sau công nguyên. Lạ thay người Pharisêu lại coi “truyền thống” này có giá trị ngang hàng với Luật của Môsê được viết trong Cựu Ước, bởi đó họ muốn mọi người phải tuân giữ chi li và nghiêm nhặt “truyền thống” đó. Đức Giêsu không đồng ý chuyện ép buộc này. Ngài gọi đó là “truyền thống của các ông” Pharisêu, đó là “truyền thống của người phàm” chứ không phải của Thiên Chúa, nên không phải giữ.

Luật Cựu Ước có đòi người Do Thái phải rửa tay trước khi ăn không? Đọc Xuất hành 30,17-21; 40,30-31. Vào thời Đức Giêsu, có phải mọi người Do Thái đều rửa tay trước khi ăn không?

Trong Cựu Ước, không có luật nào buộc người Do Thái phải rửa tay trước khi ăn. Luật Môsê chỉ đòi các tư tế phải tẩy rửa tay chân khi vào Lều Hội Ngộ và trước khi đến bàn thờ để hành lễ, nếu không sẽ phải chết (Xh 30,20-21; 40,30-31). Vào thời Đức Giêsu, không phải mọi người Do Thái đều có thói quen rửa tay trước khi ăn như Mc 7,3 đã nhận xét.

CN 22 PACN.jpg (106 KB)

Các nhà lãnh đạo tôn giáo tố cáo các môn đệ Đức Giêsu vì lý do gì? Đối với họ, các môn đệ phạm đến điều gì? Đọc Mc 7,2-6.

 “Những người Pharisêu và những kinh sư” này đến từ Giêrusalem. Có thể họ là một phái đoàn được các nhà lãnh đạo Do-thái giáo phái đến để xem xét điều tra. Họ đã thấy (Mc 7,2) nên tố cáo các môn đệ của Đức Giêsu về tội các ông đã dùng bữa khi chưa rửa tay (Mc 7,5). Đối với họ, các môn đệ đã không sống truyền thống của tiền nhân, vì ăn uống với bàn tay chưa rửa là bàn tay ô uế. Ô uế ở đây không có nghĩa là dơ bẩn, thiếu vệ sinh, nhưng có nghĩa là không thanh sạch. Bàn tay trở nên ô uế vì có thể đã đụng chạm đến những vật ô uế. Theo họ, ăn uống với đôi tay chưa rửa là đưa thực phẩm ô uế vào trong người, và làm cho mình trở nên ô uế.

Đức Giêsu chê trách các nhà lãnh đạo tôn giáo thời Ngài như thế nào? Đọc Mc 7,6. Ngài tố cáo họ về tội gì? Đọc Mc 7,8.9.13.

Đức Giêsu gọi các ông Pharisêu và kinh sư là “những kẻ đạo đức giả” (Mc 7,6), bởi lẽ như lời ngôn sứ Isaia nói, họ chỉ thờ phượng Thiên Chúa ở ngoài môi miệng, chứ không ở trong trái tim. Đức Giêsu tố cáo họ về tội dám đặt “truyền thống” của họ lên trên các điều răn của Thiên Chúa được ghi trong Luật Môsê (Mc 7,8.9), và lên trên lời của Thiên Chúa (Mc 7,13).

Đọc Mc 7,14. Đức Giêsu có thường gọi các môn đệ hay đám đông lại để dạy dỗ không? Đọc Mc 3,13-14; 6,7; 7,14; 8,1.34; 9,35; 10,42; 12,43.

Trong Tin Mừng Máccô, nhiều lần Đức Giêsu gọi các môn đệ, nhóm Mười Hai hay đám đông dân chúng lại để dạy dỗ. Gọi Nhóm Mười Hai (Mc 3,13-14; 6,7; 9,35; 10,42); gọi đám đông (Mc 7,14); gọi các môn đệ (Mc 8,1; 12,43); gọi đám đông và các môn đệ (Mc 8,34).

Đối với Đức Giêsu, điều gì làm con người thật sự trở nên ô uế? Đọc Mc 7,15.20.

Người Pharisêu nhấn mạnh đến việc phải rửa tay trước khi ăn, vì ăn với đôi tay ô uế, chưa rửa, sẽ làm cho mình trở nên ô uế. Như vậy theo họ, ô uế từ ngoài vào. Còn Đức Giêsu lại khẳng định rằng điều làm con người trở nên ô uế không phải là những gì từ ngoài đi vào con người, mà là những gì từ trong con người, từ trong trái tim con người xuất ra (Mc 7,15.20). Như thế đối với Ngài, việc rửa tay trước khi ăn không phải là điều quan trọng. Cả những luật Cựu Ước về thanh tẩy để tránh ô uế cũng phải thay đổi. Thí dụ theo sách Lê vi chương 11, có nhiều thức ăn bị coi là ô uế. Còn Đức Giêsu thì tuyên bố: “mọi thức ăn đều thanh sạch” (Mc 7,19). Các thư của Phaolô cũng theo chiều hướng này (x. Rm 14:14.20; 1 Tm 4:3–5; 1 Cr 10,19.25-27).

Đọc Mc 7,21-22. Những ý định xấu phát xuất từ đâu, và dẫn đến những hành động hay thái độ nào?

Đức Giêsu mời ta để ý đến những ý định xấu xa phát xuất từ bên trong, từ trái tim con người, không phải bên ngoài, từ tay. Theo truyền thống Kinh Thánh, trái tim là trung tâm chi phối mọi hành động và tình cảm, ý muốn và tư tưởng của con người. Đức Giêsu liệt kê 12 nết xấu của trái tim (Mc 7,21-22). Chính những nết xấu của trái tim mới làm con người trở nên ô uế.

 

CÂU HỎI SUY NIỆM:

Trong bài Tin Mừng này, Đức Giêsu nhắc nhở những nhà lãnh đạo Do Thái về cái chính yếu phải giữ. Ngài còn mời gọi đám đông nên để ý đến cái bên trong trái tim hơn cái bên ngoài. Khi đọc bài Tin Mừng này, bạn có thấy Đức Giêsu cảnh giác chính bạn về một điều gì đó không? Trong 12 thói xấu được kể ở Mc 7,21-22, bạn thấy mình có vướng vào thói nào không?

 

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Chúa Giêsu Kitô và những hồi đáp
Chúa Giêsu Kitô và những hồi đáp
Tân Ước kể lại một số hồi đáp Chúa Giêsu Kitô, từ phía những ai đã tiếp xúc với Người, những hồi đáp tích cực lẫn tiêu cực.
Khôn ngoan đích thực
Khôn ngoan đích thực
Người thanh niên trong bài Tin Mừng hôm nay có thể ví như một doanh nhân trẻ thành đạt của thời đại. Doanh thu của anh càng ngày càng tăng.
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXVII TN - năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXVII TN - năm B
Đọc câu hỏi của mấy người Pharisêu trong Mc 10,2. Bạn thấy câu hỏi này có phải là một cái bẫy không? Tại sao đó lại là cái bẫy?
Chúa Giêsu Kitô và những hồi đáp
Chúa Giêsu Kitô và những hồi đáp
Tân Ước kể lại một số hồi đáp Chúa Giêsu Kitô, từ phía những ai đã tiếp xúc với Người, những hồi đáp tích cực lẫn tiêu cực.
Khôn ngoan đích thực
Khôn ngoan đích thực
Người thanh niên trong bài Tin Mừng hôm nay có thể ví như một doanh nhân trẻ thành đạt của thời đại. Doanh thu của anh càng ngày càng tăng.
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXVII TN - năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXVII TN - năm B
Đọc câu hỏi của mấy người Pharisêu trong Mc 10,2. Bạn thấy câu hỏi này có phải là một cái bẫy không? Tại sao đó lại là cái bẫy?
Phó linh hồn
Phó linh hồn
Phó linh hồn là phó dâng sự sống của người đang hấp hối hoặc vừa mới qua đời trong tay Chúa, bằng cách cầu nguyện bên cạnh người đó.
Hôn nhân một vợ một chồng
Hôn nhân một vợ một chồng
Đơn hôn là chế độ hôn nhân một vợ một chồng, nghĩa là chỉ có bạn phối ngẫu và giữ lòng chung thủy với bạn suốt đời.
Lời kinh có sức mạnh lớn lao 
Lời kinh có sức mạnh lớn lao 
Người Kitô hữu thường lần hạt Mân Côi. Khi lần hạt, chúng ta đang biểu lộ hình ảnh Hội Thánh cầu nguyện. 
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXVI TN - năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXVI TN - năm B
Trong Mc 9,40 Đức Giêsu nói: “Ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta”. Còn trong Mt 12,30, Ngài lại nói một câu có vẻ ngược lại: “Ai không với tôi là chống lại tôi…”. Thật ra hai câu trên không mâu thuẫn.
Bí mật tòa giải tội
Bí mật tòa giải tội
Bí mật tòa giải tội (ấn tòa giải tội) là việc linh mục nghe hối nhân xưng tội, buộc phải giữ bí mật tuyệt đối mọi điều mà họ đã xưng ra với mình, không được tiết lộ bằng lời nói hay bằng cách nào khác và vì bất cứ...
Bao dung
Bao dung
Sách Dân Số ghi lại sự kiện hai ông Enđát và Mêđát, dù được ghi trong sách các kỳ mục nhưng không đến lều mà vẫn phát ngôn ở trong trại.