Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXIII thường niên - năm B

Mc 7,31-37

Linh mục Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ, phụ trách

1. Đọc Mc 7,24 - 8,10. Cho biết ba phép lạ trong phần này diễn ra ở vùng đất của ai? Vùng đất và người dân ở đây bị người Do Thái coi là gì?

Trong Mc 7,24 – 8,10, có ba phép lạ Đức Giêsu làm. Cả ba đều diễn ra ở vùng đất của dân ngoại. Vùng đất này và người dân ở đây đều bị coi là ô uế. Trước hết Ngài chữa cho cô con gái bị thần ô uế ám, của một phụ nữ ở vùng Tia, thuộc xứ Xyri (Mc 7,24-30). Kế đến Ngài chữa một người vừa điếc vừa ngọng ở vùng Thập Tỉnh (Decapolis), vùng dân ngoại này nằm ở bên kia sông Giođan (Mc 7, 31-37). Cuối cùng Ngài làm phép lạ cho bánh hóa nhiều lần thứ hai cũng ở bên kia sông Giođan (Mc 8,1-10). Sau đó Ngài xuống thuyền trở về vùng Đanmanutha (Mc 8,10), hầu chắc đây là một vùng ở bên này sông Giođan. Ba phép lạ này cho thấy dân ngoại nằm trong mối quan tâm của Đức Giêsu. Dù họ bị coi là ô uế, Ngài không ngại tiếp xúc với họ và làm cho họ những gì Ngài đã làm cho đồng bào của Ngài. 

2. Đọc Mc 7,31. Hãy vẽ lại đường đi của Đức Giêsu qua câu này.

Câu Mc 7, 31 như sau: Đức Giêsu lại bỏ vùng Tia, đi qua ngả Xiđôn, đến Biển Hồ Galilê vào vùng Thập Tỉnh.” Khi đọc câu trên, ta thấy hơi ngạc nhiên về con đường mà Đức Giêsu đã đi sau khi Ngài chữa cho con gái bà ở vùng Tia. Nếu xem trong bản đồ Kinh Thánh, ta thấy Ngài từ vùng Tia đi ngược lên vùng Xi-đôn ở phía bắc. Tia và Xiđôn là hai thành phố nằm ở bờ biển Địa Trung Hải. Sau đó Ngài lại đi xuống theo hướng đông nam, qua phía bên kia của hồ Galilê, và đi vào vùng Thập Tỉnh (Decapolis) là vùng đất dân ngoại.

CN23TN_DiecCam.jpg (123 KB)

3. So sánh Mc 7,31-37 với Mc 8,22-26. Có những điểm nào giống nhau giữa hai phép lạ trên? Hai phép lạ này đã làm cho lời ngôn sứ nào được ứng nghiệm? Đọc Is 35,5-6.

Có những điểm giống nhau giữa phép lạ chữa người điếc-ngọng (Mc 7,31-37) và phép lạ chữa người mù (Mc 8,22-26). Cả hai phép lạ đều được làm ở vùng đất dân ngoại, ở bên kia sông Giođan (Thập Tỉnh/ Bếtsaiđa). Cả hai người khuyết tật đều được ai đó dẫn đến với Đức Giêsu (Mc 7,32; 8,22). Họ tin vào sức mạnh chữa lành của bàn tay Ngài, nên xin Ngài “đặt bàn tay trên anh” (Mc 7,32), hay “sờ vào anh” (Mc 8,22). Đức Giêsu dùng bàn tay để “kéo riêng anh [điếc và ngọng] ra khỏi đám đông“ (Mc 7,33), và cầm lấy tay anh mù, đưa ra khỏi làng” (Mc 8,23). Như thế Đức Giêsu không chữa bệnh cho hai người này trước mặt đám đông, và Ngài cũng không chữa bệnh theo đúng cách thức họ yêu cầu. Họ xin Ngài “đặt bàn tay trên anh” thì Ngài lại đặt ngón tay và bôi nước miếng vào lưỡi anh, cũng như nói một lời (Mc 7,33-34). Họ xin Ngài “sờ vào anh” thì Ngài lại “đặt bàn tay trên anh” hai lần (Mc 8,23.25). Khi chữa xong, Đức Giêsu không muốn cho người khác biết (Mc 7,36; 8,26). Cả hai phép lạ của Đức Giêsu đều thành công, tuy phép lạ thứ hai có chút khó khăn hơn. Hai phép lạ trên đây làm ứng nghiệm lời ngôn sứ Isaia nói về thời đại Đấng Mêsia: “mắt người mù mở ra, tai người điếc nghe được, miệng lưỡi người câm sẽ reo hò” (Is 35,5-6).

4. Đức Giêsu có thường “đặt bàn tay” để chữa bệnh hay chúc lành không? Đọc Mc 6,5; 8,23.25; 10,16. Ngài có dùng bàn tay để chữa bệnh không? Đọc Mc 1,31.41; 5,41; 9,27. 

Trong Tin Mừng Máccô, người ta tin bàn tay Ngài có sức chữa lành (Mc 5,23; 7,32) hay ban phúc lành (Mc 10,13). Đức Giêsu thường chữa bệnh hay chúc lành bằng cách “đặt bàn tay trên” (6,5; 8,23.25; 10,16). Hơn nữa, trong nhiều lần khác, Ngài vẫn dùng bàn tay để chữa bệnh (Mc 1,31.41; 5,41; 9,27). Bàn tay của Đức Giêsu là khí cụ tuyệt vời để Ngài trao ban ơn phúc cho dân.

5. Đức Giêsu có hay dùng nước miếng để chữa bệnh không? Đọc Mc 7,33; 8,23; Ga 9,6. Nước miếng có công dụng gì?

Đức Giêsu đã chữa lành bằng cách dùng nước miếng để bôi vào lưỡi người ngọng (Mc 7,33) và vào mắt người mù (Mc 8,23). Trong Tin Mừng Gioan, Ngài còn trộn nước miếng với đất để xức vào mắt anh mù (Ga 9,6). Thời xưa, nước miếng được coi là có khả năng chữa bệnh. 

6. Tại sao thánh Mác-cô lại phải dịch nghĩa từ “Épphatha” cho độc giả hiểu? Xem Mc 3,17; 5,41; 7,11; 10,46; 14,36; 15,34.

“Épphatha” (x. Mc 7,34) là một từ bằng tiếng Aramaic. Đây là thứ tiếng Đức Giêsu nói hàng ngày. Thánh sử Máccô đã giải thích từ này: “hãy mở ra” vì sợ có độc giả không hiểu, bởi họ không phải là người Do Thái. Trong Tin Mừng Máccô, Đức Giêsu còn dùng tiếng Aramaic nhiều lần khác, kèm theo lời giải thích sau đó. Thí dụ: Bô-a-nê-ghê là “con của thiên lôi” (3,17); Ta-li-tha-kum là “Cô bé, trỗi dậy đi!” (5,41); co-ban là “lễ phẩm dâng cho Chúa” (7,11); Ba-ti-mê là “con trai ông Timê” (10,46); Ápba là “Cha ơi!” (14,36); Êlôi, Êlôi, lema xabácthani là “Lạy Thiên Chúa tôi! lạy Thiên Chúa tôi! tại sao Ngài bỏ tôi” (15,34).

7. Đức Giêsu ngước mắt lên trời để làm gì? Đọc Mc 6,41; 7,34; Lc 18,13; Ga 11,41; 17,1. 

Trong các sách Tin Mừng, khi cầu nguyện cùng Thiên Chúa, Đức Giêsu thường “ngước mắt lên trời” (Mc 6,41; 7,34; Lc 18,13; Ga 11,41; 17,1). Người Do Thái tin Thiên Chúa là Cha ở trên trời (Mt 6,9; 16,17). Ngài là Chúa tể trời đất (Mt 11,25). Tiếng nói của Thiên Chúa Cha thường là tiếng nói từ trời (Mc 1,11), hay từ đám mây (Mc 9,7).

8. Đọc Mc 7,36-37. Tại sao người ta cứ loan truyền về phép lạ dù họ bị Đức Giêsu cấm?

Dù bị Đức Giêsu cấm không được kể lại chuyện phép lạ cho ai, nhưng những ai biết chuyện Đức Giêsu đã chữa cho anh điếc và ngọng đều hết sức ngỡ ngàng đến nỗi họ không thể nào giữ kín được. Họ thấy mình phải “loan truyền” những điều tuyệt vời Ngài đã làm cho anh (Mc 7,36-37).

CÂU HỎI SUY NIỆM 
Có khi nào tôi thấy mình bị điếc về mặt tâm linh không, nghĩa là mất khả năng nghe tiếng Chúa và tha nhân? Điều gì thường khiến tôi bị điếc?
Có khi nào tôi thấy mình bị ngọng hay câm về mặt tâm linh không, nghĩa là mất khả năng nói chuyện với Chúa hay nói về Chúa cho người khác? Điều gì thường khiến tôi bị câm hay ngọng? 
Làm sao để khỏi điếc và câm về mặt tâm linh?
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Chúa Giêsu Kitô và những hồi đáp
Chúa Giêsu Kitô và những hồi đáp
Tân Ước kể lại một số hồi đáp Chúa Giêsu Kitô, từ phía những ai đã tiếp xúc với Người, những hồi đáp tích cực lẫn tiêu cực.
Khôn ngoan đích thực
Khôn ngoan đích thực
Người thanh niên trong bài Tin Mừng hôm nay có thể ví như một doanh nhân trẻ thành đạt của thời đại. Doanh thu của anh càng ngày càng tăng.
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXVII TN - năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXVII TN - năm B
Đọc câu hỏi của mấy người Pharisêu trong Mc 10,2. Bạn thấy câu hỏi này có phải là một cái bẫy không? Tại sao đó lại là cái bẫy?
Chúa Giêsu Kitô và những hồi đáp
Chúa Giêsu Kitô và những hồi đáp
Tân Ước kể lại một số hồi đáp Chúa Giêsu Kitô, từ phía những ai đã tiếp xúc với Người, những hồi đáp tích cực lẫn tiêu cực.
Khôn ngoan đích thực
Khôn ngoan đích thực
Người thanh niên trong bài Tin Mừng hôm nay có thể ví như một doanh nhân trẻ thành đạt của thời đại. Doanh thu của anh càng ngày càng tăng.
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXVII TN - năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXVII TN - năm B
Đọc câu hỏi của mấy người Pharisêu trong Mc 10,2. Bạn thấy câu hỏi này có phải là một cái bẫy không? Tại sao đó lại là cái bẫy?
Phó linh hồn
Phó linh hồn
Phó linh hồn là phó dâng sự sống của người đang hấp hối hoặc vừa mới qua đời trong tay Chúa, bằng cách cầu nguyện bên cạnh người đó.
Hôn nhân một vợ một chồng
Hôn nhân một vợ một chồng
Đơn hôn là chế độ hôn nhân một vợ một chồng, nghĩa là chỉ có bạn phối ngẫu và giữ lòng chung thủy với bạn suốt đời.
Lời kinh có sức mạnh lớn lao 
Lời kinh có sức mạnh lớn lao 
Người Kitô hữu thường lần hạt Mân Côi. Khi lần hạt, chúng ta đang biểu lộ hình ảnh Hội Thánh cầu nguyện. 
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXVI TN - năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXVI TN - năm B
Trong Mc 9,40 Đức Giêsu nói: “Ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta”. Còn trong Mt 12,30, Ngài lại nói một câu có vẻ ngược lại: “Ai không với tôi là chống lại tôi…”. Thật ra hai câu trên không mâu thuẫn.
Bí mật tòa giải tội
Bí mật tòa giải tội
Bí mật tòa giải tội (ấn tòa giải tội) là việc linh mục nghe hối nhân xưng tội, buộc phải giữ bí mật tuyệt đối mọi điều mà họ đã xưng ra với mình, không được tiết lộ bằng lời nói hay bằng cách nào khác và vì bất cứ...
Bao dung
Bao dung
Sách Dân Số ghi lại sự kiện hai ông Enđát và Mêđát, dù được ghi trong sách các kỳ mục nhưng không đến lều mà vẫn phát ngôn ở trong trại.