Làm chứng về Chúa Giêsu Kitô

LM. Phạm Quốc Túy - Giáo phận Phú Cường

“Chính anh em là chứng nhân về những điều này” (Lc 24,48).

Tân Ước nhận ra nhiều chứng cứ khác nhau về Chúa Giêsu Kitô, nhằm xác quyết về căn tính và tầm quan trọng của Người. Tân Ước cũng nhấn mạnh rằng các tín hữu phải làm chứng về Chúa Kitô trong thế gian.

Chứng cứ của Cựu Ước về Chúa Giêsu Kitô được nhắc đến như Thánh Phaolô tuyên bố: “cho đến ngày hôm nay tôi vẫn tiếp tục làm chứng … tôi không nói gì khác ngoài những điều các tiên tri và ông Môsê đã báo trước sẽ xảy ra, đó là Đấng Kitô sẽ chịu đau khổ và là người đầu tiên sống lại từ cõi chết …” (Cv 26,22-23 x.Lc 24,27; Ga 5, 39-40; Dt 12,1-2).

Chứng của Gioan Tẩy Giả, “một người được Thiên Chúa sai đến, … ông đến để làm chứng…” (Ga 1,6-8 x.Mt 3,1-3; Is 40,3; Mt 3,11-12; Mc 1,7-8; Lc 3,15-18; Ga 1,15.19-31 3,26-30 5,33-35).

Chứng của Chúa Thánh Thần, như chính Chúa Giêsu hứa: “khi Đấng Bảo Trợ đến, Đấng mà Thầy sẽ sai đến với anh em từ nơi Chúa Cha, Người là Thần Khí sự thật phát xuất từ Chúa Cha. Người sẽ làm chứng về Thầy” (Ga 15,26) và các tông đồ sẽ làm chứng “cùng với Thánh Thần” (Cv 5,22). “chính Thần Khí chứng thực cho chúng ta” (Cv 8,16) “chính Thần Khí là chứng nhân, và Thần Khí là sự thật” (1Ga 5,6-9).

Chúa Giêsu quả quyết “Tôi làm chứng cho chính mình, và Chúa Cha là Đấng đã sai tôi cũng làm chứng cho tôi” (Ga 8,18). Chúa Cha đã làm chứng về Chúa Giêsu tại sông Giođan, khi Chúa Giêsu chịu phép rửa: “Đây là Con Yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người” (Mt 3,17; Mc 1,11; Lc 3,22), khi Chúa Giêsu hiển dung (Mt 17,5; Mc 9,7; Lc 9,35) (x.Ga 5,37-38).

Chính Chúa Giêsu Kitô làm chứng về mình: “chính những việc tôi làm đó làm chứng cho tôi rằng Chúa Cha đã sai tôi” (Ga 5,3-6 8,14 x. 13,13) Người làm chứng bằng việc làm, vì vậy “hãy tin vì công việc Thầy làm” (Ga 14,11), “những việc tôi làm nhân danh Cha tôi, những việc đó làm chứng cho tôi” (Ga 10,25 x. 15,24)

Kitô hữu tiên khởi làm chứng, như Chúa Giêsu Kitô ủy thác “anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy …” (Cv 1,8). Những cuộc bách hại mà họ phải chịu chính là cái giá của đời chứng nhân (Mt 10,17-20; Lc 21,12-13; Cv 4,18-21). Họ làm chứng “những sự việc đã được thực hiện” (Lc 1,1-2 24,48). Họ làm chứng vì “ở với Thầy ngay từ đầu” (Ga 15,25; Cv 1,21-22 2,32 4,33 13,31). Các tông đồ ý thức rằng mình được ủy thác để làm chứng về Chúa Giêsu: Phaolô (Cv 9,5-6 22,14-15 23,11 26,16). Phêrô (1Pr 5,1 2Pr 1,16) Gioan (1Ga 1,1)

Và tất cả mọi người một khi đã trở lại, cần làm chứng niềm tin của mình (1Pr 3,15-16; 2Tm 1,8).

LM. Phạm Quốc Túy - Giáo phận Phú Cường

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Các tội nhân
Các tội nhân
Các tội nhân, từ ngữ đặc biệt được dùng để chỉ những người bị coi là sống ngoài giao ước ân sủng của Thiên Chúa, vì vậy tội lỗi của họ không được tha.
Niềm vui trở về
Niềm vui trở về
Dụ ngôn “Người cha nhân hậu” là một trong những áng văn chương đẹp của Kinh Thánh, bởi nó diễn tả dung mạo Thiên Chúa qua những đặc tính rất “người”.
Đáp ca - Chúa nhật III Mùa Chay - năm C
Đáp ca - Chúa nhật III Mùa Chay - năm C
Chúa là Đấng từ bi nhân hậu, Người chậm giận và giàu tình thương, như trời xanh trổi cao hơn mặt đất, tình Chúa thương kẻ thờ Người cũng trổi cao
Các tội nhân
Các tội nhân
Các tội nhân, từ ngữ đặc biệt được dùng để chỉ những người bị coi là sống ngoài giao ước ân sủng của Thiên Chúa, vì vậy tội lỗi của họ không được tha.
Niềm vui trở về
Niềm vui trở về
Dụ ngôn “Người cha nhân hậu” là một trong những áng văn chương đẹp của Kinh Thánh, bởi nó diễn tả dung mạo Thiên Chúa qua những đặc tính rất “người”.
Đáp ca - Chúa nhật III Mùa Chay - năm C
Đáp ca - Chúa nhật III Mùa Chay - năm C
Chúa là Đấng từ bi nhân hậu, Người chậm giận và giàu tình thương, như trời xanh trổi cao hơn mặt đất, tình Chúa thương kẻ thờ Người cũng trổi cao
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật III Mùa Chay – năm C
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật III Mùa Chay – năm C
Thử nhớ lại những hy vọng Chúa đặt nơi bạn. Bạn nghĩ gì về trái của cây vả đời mình, có nhiều không, có ngon không?
Con người (danh từ chung)
Con người (danh từ chung)
Từ con người có tiếng gốc Hipri là Adam, phát sinh bởi gốc từ adamah - bụi đất, có nghĩa là con người hay loài người (x. St 1,26-28; 2,7).
Sự cứng lòng (không sám hối)  và hậu quả
Sự cứng lòng (không sám hối) và hậu quả
Cứng lòng là một sự từ khước có tính toán và cố chấp, không chịu hối cải hoặc không chịu vâng phục ý Chúa. Thánh Kinh thường nhấn mạnh tính chất nghiêm trọng của việc từ khước này và cung cấp nhiều câu chuyện về sự cứng lòng với những...
Thương xót như Chúa Cha
Thương xót như Chúa Cha
Cuộc gặp gỡ giữa Thiên Chúa và ông Môisen qua bụi gai cháy bừng, là sự kiện quan trọng đánh dấu bước tiến triển của mạc khải. Quả vậy, đây là lần đầu tiên trong lịch sử, Thiên Chúa tự giới thiệu danh của Ngài cho con người.
Đáp ca - Chúa nhật II Mùa Chay - năm C
Đáp ca - Chúa nhật II Mùa Chay - năm C
Chúa là nguồn ánh sáng và ơn cứu độ của tôi, tôi còn sợ người nào?