Linh mục trước vấn đề tội lỗi

Phong trào hưởng thụ tạo ra khát vọng. Nó dần dần xúi người ta nghĩ rằng: Cái gì đem lại khoái lạc đều được phép dễ dàng. Không cần xét cái đó là hợp đạo đức hay không.

1/ Giúp con người bỏi đàng tội là một bổn phận quan trọng của Linh mục

Tội lỗi là một thực tế đau buồn. Mọi tôn giáo đều nhắm mục đích giúp con người bỏ đàng tội.

Riêng Kitô giáo, mục đích đó được thực hiện một cách đặc biệt. Đó là Ngôi Hai Thiên Chúa giáng trần, để cứu nhân loại khỏi xiềng xích tội lỗi.

Trong chương trình cứu độ, Đức Kitô đã lập phép Bí tích Truyền Chức Thánh. Người trao cho Linh mục bổn phận cứu con người khỏi tội.

Vì thế, món nợ của Linh mục đối với Chúa là phải làm hết sức mình để cứu đoàn chiên khỏi tội.

Vinh quang của Linh mục là được chia sẻ vinh quang của Đức Mẹ và các thánh, là những đấng đã cộng tác với Đức Kitô trong việc cứu con người khỏi tội.

Chúa phán với tiên tri Edêkiel : “Edêkiel, Ta đã đặt ngươi làm kẻ canh thức Israel. Nếu ngươi không khuyến cáo các người ác bỏ đàng tội, thì nó sẽ phải chết. Nhưng Ta sẽ hỏi tội ngươi về máu nó đã đổ ra” (Ed 3,17-18).

Thiết tưởng Chúa cũng nói tương tự với từng Linh mục như thế. Về vấn đề này, người đời có trách nhiệm một, thì Linh mục có trách nhiệm mười.

Trong thánh lễ, Linh mục đọc lời truyền phép : “Đây là chén Máu Thầy... sẽ đổ ra cho các con và nhiều người được tha tội”. Để nhiều người được tha tội, Đức Kitô đã đổ máu ra. Để con chiên được tha tội, Linh mục cũng phải tham gia vào máu cứu chuộc của Đức Kitô bằng những hy sinh đời mình. Có nghĩa là Linh mục có bổn phận cứu người ta khỏi tội, không phải chỉ bằng phép giải tội, mà còn bằng những khổ hạnh đời tu của mình, bằng gương sáng sám hối của mình.

2/ Tình hình con người thời nay trước vấn đề tội

Tình hình con người thời nay trước vấn đề tội phải nhận là rất phức tạp. Chỉ xin nêu lên vắn tắt một số đặc điểm :

a) Hiện nay, phong trào hưởng thủ tạo ra khát vọng tìm khoái lạc. Nó dần dần xúi người ta nghĩ rằng : Cái gì đem lại khoái lạc đều được phép dễ dàng. Không cần xét cái đó là hợp đạo đức hay không.

b) Hiện nay, phong trào tự mãn tạo ra một thái độ lẩn tránh sự biết mình, dù mình đầy tội. Thánh Gioan viết : “Anh sáng đã đến trong thế gian. Nhưng người ta ưa thích tội lỗi hơn ánh sáng, bởi vì các việc của họ đều xấu. Ai làm sự xấu thì ghét ánh sáng, và không đến từ ánh sáng, vì sợ các việc của mình bị lộ ra” (Ga 3,19-20).

c) Hiện nay, phong trào cá nhân chủ nghĩa dễ tạo nên một thái độ tự bảo vệ với bất cứ giá nào. Do đó, người ta thích đổ lỗi cho người khác hơn là khiêm tốn nhận lỗi về mình.

d) Hiện nay, phong trào tục hóa tạo nên một tâm thức mới về tội, đó là tội chỉ là việc xúc phạm đến người khác, chứ không có quy chiếu nào về Chúa. Do đó, xưa, tội được hiểu là cái gì làm dơ bẩn tâm hồn trước Chúa, cần phải xin Chúa thứ tha. Còn nay, tội thường được hiểu là cái gì làm hư mối tương quan với người khác, nên cần phải hòa giải với con người mà thôi.

e) Hiện nay, phong trào trốn tránh trách nhiệm khá mạnh. Nó tạo ra một tâm thức sai : Nghĩa là tội được tha, thế là xong. Còn việc đền tội và sửa lại những hậu quả của tội, thì không lo tới, đang khi nó là trách nhiệm lớn.

f) Hiện nay, phong trào mục đích và phương tiện che giấu nhau đang dâng cao. Mục đích xấu được che giấu bằng phương tiện tốt. Phương tiện xấu được biện minh bằng mục đích tốt. Có những thứ ngụy trang tinh vi.

g) Hiện nay, có nhiều yếu tố tinh vi trói buộc con người vào ngục tù tội lỗi. Tự mình, con người xem ra không thể cởi gỡ được.

Những chuyển biến lịch sử cho thấy có sự giảm bớt một số tội dữ dằn, nhưng lại nảy nở một số tội mới tinh vi. Theo tôi, tội nặng nhất thời nay là chối từ hy vọng vào tình yêu của Chúa.

Vì thế, có một điều có thể nói, mà không sợ lầm, đó là tội lỗi vẫn tồn tại một cách khủng khiếp. Đức Mẹ khi hiện ra ở Fatima đã nói rõ điều đó. Linh mục cũng thấy thực tế hiểm nguy ấy, biết đâu nơi ngay chính mình. Không ít người vẫn coi tội lỗi như là quê hương.

Trước tình hình như thế, Linh mục giúp con người bỏ đàng tội bằng cách nào ?

3/ Bỏ đàng tội thì phải thế nào?

Những việc sau đây sẽ làm nên một bầu khí trở về.

- Nhờ ơn Chúa, ta biết nhìn nhận mình là kẻ cần được phúc âm hóa, từ lý trí, ý chí, tình cảm, cho đến cách phán đoán, cách nhìn, cách ứng xử.

- Nhờ ơn Chúa, ta biết ăn năn sám hối thực sự tận đáy lòng.

- Nhờ ơn Chúa, ta biết chấp nhận đổi mới mình, bắt đầu từ những việc nhỏ.

- Nhờ ơn Chúa, ta biết xưng mình không phải là những người không phạm tội, nhưng chỉ là những người tội lỗi được Chúa thứ tha. Vì thế mà chúng ta rất thương những người tội lỗi.

- Nhờ ơn Chúa, ta biết cảm ơn những người tội lỗi đã trở về với Chúa, nêu gương sáng cho ta về tình Chúa xót thương vô hạn.

Tôi nói “nhờ ơn Chúa” là muốn nói lên sự khiêm nhường cậy vào ơn Chúa. Chính sự khiêm nhường cũng đã là một ơn Chúa. Khiêm nhường có thể coi được là nền tảng của sự bỏ đàng tội trở về đàng lành. Lúc đó, Chúa sẽ ban cho chúng ta một trái tim mới và một tinh thần mới: “Ta sẽ ban cho các ngươi một trái tim mới. Ta sẽ đặt vào các ngươi một tinh thần mới” (Ed 36,26-30).

Bỏ đàng tội là việc không dễ dàng. Rất khó, mà lại rất quan trọng. Có thể nói là hết sức quan trọng. Vì thế rất cần khiêm nhường cầu nguyện tha thiết kiên trì.

Lạy Chúa, Chúa là Đấng cứu độ, xin thương xót chúng con.

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Một thoáng kiểm tra vẻ đẹp “khiêm nhường”
Một thoáng kiểm tra vẻ đẹp “khiêm nhường”
Có tài đức mà vẫn khiêm nhường. Có địa vị mà vẫn khiêm nhường. Có trí thức mà vẫn khiêm nhường. Ðược khen hay bị chê, họ vẫn bình tĩnh khiêm nhường.
Cảm nghiệm về Chúa
Cảm nghiệm về Chúa
Những tôn giáo quá nghiêng về lý trí đang đổ vỡ thê thảm, đang khi những tín ngưỡng đưa con người đến những cảm nghiệm thiêng liêng lại trở nên hấp dẫn lạ lùng. Ðó là nhận định của một số nhà quan sát tôn giáo và xã hội.
Con đường hạt lúa
Con đường hạt lúa
Người môn đệ Chúa Giêsu là mọi tín hữu. Nhưng ở đây, danh từ này được giới hạn cho những ai dấn thân đi theo Chúa Giêsu một cách đặc biệt, để mở mang Nước Trời.
Một thoáng kiểm tra vẻ đẹp “khiêm nhường”
Một thoáng kiểm tra vẻ đẹp “khiêm nhường”
Có tài đức mà vẫn khiêm nhường. Có địa vị mà vẫn khiêm nhường. Có trí thức mà vẫn khiêm nhường. Ðược khen hay bị chê, họ vẫn bình tĩnh khiêm nhường.
Cảm nghiệm về Chúa
Cảm nghiệm về Chúa
Những tôn giáo quá nghiêng về lý trí đang đổ vỡ thê thảm, đang khi những tín ngưỡng đưa con người đến những cảm nghiệm thiêng liêng lại trở nên hấp dẫn lạ lùng. Ðó là nhận định của một số nhà quan sát tôn giáo và xã hội.
Con đường hạt lúa
Con đường hạt lúa
Người môn đệ Chúa Giêsu là mọi tín hữu. Nhưng ở đây, danh từ này được giới hạn cho những ai dấn thân đi theo Chúa Giêsu một cách đặc biệt, để mở mang Nước Trời.
Tứ Chung
Tứ Chung
Tháng 11 hằng năm, tại Giáo hội Việt Nam, thói quen cầu nguyện cho các người đã qua đời vốn được thực hiện sốt sắng. Nhân dịp này, suy nghĩ về Tứ Chung dưới ánh sáng đức tin là một cách mỗi tín hữu dọn mình.
Khởi đầu  cho một cuộc sống khác
Khởi đầu cho một cuộc sống khác
Tháng 11 hằng năm, phụng vụ kêu gọi người đang sống hãy nghĩ đến người đã chết. Kêu gọi này rất hợp với tâm lý người Công giáo Việt Nam. Vì thế, trong tháng 11 này, khắp nơi, sẽ có những buổi cầu nguyện cho những người đã qua đời....
Ðạo và đức
Ðạo và đức
Hiện nay, trong nhiều lãnh vực xã hội, đồng bào Việt Nam để ý nhiều đến người đạo đức, mặc dầu người tài người giỏi vẫn được quý trọng.
Truyền giáo và Lời Chúa hứa: “Thầy sẽ ở lại với các con...”
Truyền giáo và Lời Chúa hứa: “Thầy sẽ ở lại với các con...”
Trước khi về trời, Chúa Giêsu đã truyền dạy các tông đồ hãy đi rao giảng Tin Mừng cho mọi dân tộc. Rồi Ngài hứa: “Thầy sẽ ở lại với các con mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20).
Nhân tháng Mân Côi nhớ lời Ðức Mẹ nhắn nhủ
Nhân tháng Mân Côi nhớ lời Ðức Mẹ nhắn nhủ
Thế giới đang đi vào một hoàn cảnh nghiêm trọng. Nghiêm trọng nhất là bệnh tình của tâm hồn con người: Lỗi lầm cá nhân tăng. Suy thoái đạo đức tăng
Đạo lý lành mạnh
Đạo lý lành mạnh
Người rao giảng đạo lý lành mạnh cần phải chuyên cần học hỏi. Nơi Sách Thánh, nơi Lời Ðức Giêsu Kitô, nhờ đặc sủng, nhờ kết hợp với Ðức Giêsu Kitô và ánh sáng Chúa Thánh Thần.