Chiên

CN IV PHỤC SINH - NĂM A - GA 10,1-10 - LỄ CHÚA CHIÊN LÀNH

“Chiên nghe tiếng mục tử” (Ga 10,3)

Con chiên là nét đặc trưng của nền kinh tế nông thôn Israel thời xưa. Dầu con chiên là nguồn thực phẩm và len, nó cũng biểu trưng cho sự cô thân cô thế cần được dẫn dắt.

Cửa chuồng chiên – Giáo xứ Tân Định

Tầm quan trọng về kinh tế của con chiên:

- Số lượng chiên cừu được dùng để đo lường sự giàu có và phúc lành của Thiên Chúa: Ông Navan rất giàu vì có ba ngàn con cừu, một ngàn con dê (1Sm 25,2). Vua Đavít ao ước “số chiên cừu tăng lên ngàn vạn tràn ngập khắp đồng quê” (Tv 144,13) (x. St 12,16; 30,43; Xh 9,3; Đnl 22,1-2; Gs 6,21; 2Sm 12,2-3; G 1,3; 42,12).

- Chiên là nguồn thực phẩm (1Sm 25,18; Lv 7,33; Ds 18,17-18; 1Sm 14,32; 2Sm 17,29; 1Sb 12,40).

- Chiên là nguồn cung cấp len (2V 3,4; St 31,39; 38,12-13; Đnl 18,4; 1Sm 25,7; 2Sm 13,23-24; Ed 27,18).

- Chiên được dùng để hoạch định một giao kèo (St 21,27; 20,14; 30,25-43).

- Chăm sóc chiên là một trọng trách được thừa nhận (St 29,2-3; 37,13; 1Sm 16,11; 17,34-35; Dc 1,7; Hs 12,12).

Chiên được dùng làm hy lễ: “Ngươi sẽ dựng cho Ta một bàn thờ bằng đất, ngươi sẽ dâng lễ toàn thiêu, lễ kỳ an, dâng chiên cừu, bò, dê” (Xh 20,24 Lv 1,10 22,19.23 Ds 22,40 Đnl 18,3 1V 1,9 8,5 Ga 1,14).

Tầm quan trọng biểu trưng của con chiên:

- Mikhagiơhu nói với vua Israel: “Tôi đã thấy toàn thể Israel tán loạn trên núi như chiên không người chăn” (1V 22,17; x. Ds 27,16-17; 2Sm 24,17; Dcr 10,2; 13,7; Mt 26,31).

- Thân cô thế cô “bị ngược đãi... như chiên bị đem đi làm thịt, như cừu câm nín khi bị xén lông ...” (Is 53,7), “Chúa Giêsu thấy đám đông thì chạnh lòng thương vì họ lầm than vất vưởng như bầy chiên không người chăn dắt” (Mt 9,26; x.Tv 44,11; 19,14; Gr 12,3; Mt 10,16; Rm 8,36; Tv 44,22).

- Trong ngày chung thẩm “Các dân thiên hạ sẽ được tập họp trước mặt Người, và Người sẽ tách biệt họ với nhau, như mục tử tách chiên với dê” (Mt 25,32-33; x.Ed 34,17).

- Tội lỗi: “Trước kia anh em chẳng khác nào những con chiên lạc” (1Pr 2,25) “tất cả chúng ta lạc lõng như chiên cừu” (Is 53,6; Tv 119,176; Ed 34,16; Mt 18,12).

- Dân thuộc về Chúa: “Ta là dân Người, là đoàn chiên Người dẫn dắt” (Tv 100,3; Tv 74,1; 78,52; 79,13; Gr 23,1; 50,6; Ed 34,11-15; Mk 2,12).

- Chúa Giêsu chăm sóc những ai thuộc về Người như chăn dắt đàn chiên (Lc 12,32; Ga 10,1-16.26-30; 21,16-17; Dt 13,20).

- Chiên là hình ảnh những phúc lành mai hậu của Thiên Chúa “Chiên con sẽ gặm cỏ ở đó, như trong đồng cỏ của chúng” (Is 5,17).

LM. PHAOLÔ PHẠM QUỐC TÚY - GIÁO PHẬN PHÚ CƯỜNG

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Đường
Đường
Trên đường đi không thiếu những cạm bẫy hiểm nguy (Er 8,31); Cn 22,13: tiên tri bị sư tử vồ chết; Er 8,22: Thiên Chúa bảo vệ kẻ tin lúc họ đi đường (Hs 7,1; Lc 10,30-33)
Dọn đường
Dọn đường
Bởi lẽ, sự toàn năng của Thiên Chúa là toàn năng của tình yêu, và tình yêu ấy luôn tôn trọng, đợi chờ sự ưng thuận tự do của con người. Mùa Vọng đâu chỉ là mùa chúng ta đợi trông Chúa, mà chính Chúa đang trông đợi chúng ta!
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật II Mùa Vọng- năm C
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật II Mùa Vọng- năm C
Dám hối cải và dám mời gọi mọi người hối cải, đó là điều ông Gioan Tẩy Giả đã làm. Để làm được như thế cần nhiều can đảm. Giáo Hội chúng ta hôm nay, có cần những Gioan như thế không? 
Đường
Đường
Trên đường đi không thiếu những cạm bẫy hiểm nguy (Er 8,31); Cn 22,13: tiên tri bị sư tử vồ chết; Er 8,22: Thiên Chúa bảo vệ kẻ tin lúc họ đi đường (Hs 7,1; Lc 10,30-33)
Dọn đường
Dọn đường
Bởi lẽ, sự toàn năng của Thiên Chúa là toàn năng của tình yêu, và tình yêu ấy luôn tôn trọng, đợi chờ sự ưng thuận tự do của con người. Mùa Vọng đâu chỉ là mùa chúng ta đợi trông Chúa, mà chính Chúa đang trông đợi chúng ta!
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật II Mùa Vọng- năm C
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật II Mùa Vọng- năm C
Dám hối cải và dám mời gọi mọi người hối cải, đó là điều ông Gioan Tẩy Giả đã làm. Để làm được như thế cần nhiều can đảm. Giáo Hội chúng ta hôm nay, có cần những Gioan như thế không? 
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật I Mùa Vọng- năm C
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật I Mùa Vọng- năm C
Chủ đề của bài Tin Mừng hôm nay là về ngày Quang Lâm của Chúa Giêsu (Lc 21,27). Đây là ngày Nước Thiên Chúa đến gần, đến một cách trọn vẹn và chung cục (Lc 21,31)
Chúa Giêsu Kitô lại đến
Chúa Giêsu Kitô lại đến
Chúa Giêsu Kitô sẽ lại đến hữu hình và vinh quang vào thời sau hết để phục sinh kẻ chết, xét xử thế gian, tiêu diệt sự dữ lẫn sự nghịch thù với Thiên Chúa và hoàn thành Nước Chúa. Các tín hữu được khích lệ sẵn sàng đón Người...
Ðứng vững trong đức tin
Ðứng vững trong đức tin
Bắt đầu Mùa Vọng, Giáo hội mời gọi các tín hữu hướng về Ngày Chúa đến. Ngôn sứ Giêrêmia đã khẳng định với dân Israel rằng Thiên Chúa sẽ sai Đấng Messia đến giải thoát họ, đó là việc Chúa đến lần thứ nhất (Gr 33,14-16).
Vua
Vua
Ở Đông Phương thời cổ, thể chế quân chủ có liên hệ mật thiết với vương quyền thần linh: Vua trở thành vị trung gian bẩm sinh giữa các thần linh và nhân loại.
Những giá trị Nước Trời
Những giá trị Nước Trời
Câu chuyện Tin Mừng hôm nay mời gọi mọi người nhìn lại vụ án nổi tiếng nhất trong lịch sử nhân loại: vụ án Giêsu.
Hãm mình
Hãm mình
Hãm mình là việc con người từ bỏ điều vui thích hay chấp nhận sự khó nhọc, thiếu thốn, để ý chí dễ dàng tuân theo thánh ý Thiên Chúa hơn và dự phần vào Cái Chết của Chúa Kitô.