Lời mời của Chúa

CHÚA NHẬT XXVIII THƯỜNG NIÊN - NĂM A

Bài đọc 1: Is 25,6-10a; Bài đọc 2: Pl 4,12-14.19-20; Mt 22,1-14.

Nếu để ý, chúng ta sẽ thấy Lời Chúa trong mấy Chúa nhật liên tiếp gần đây đều mang nội dung của những lời mời gọi. Người mời có thể là một vị vua (tiệc cưới hoàng tử), một ông chủ (mướn thợ làm vườn nho), hay đơn giản là một người cha (sai con đi làm). Những lời mời này không phải là lệnh truyền và không bó buộc khắt khe. Người được mời có thể đồng ý, có thể chối từ.

Thông thường, mời ai là thể hiện tình cảm và sự trân trọng đối với người đó. “Lời chào cao hơn mâm cỗ” như ông bà ta thường nói. Vì thế, người được mời cần tế nhị trong thái độ đáp lại, nhất là khi chủ thể của lời mời là một nhân vật quan trọng. Lời Chúa hôm nay cũng nói đến một lời mời, và là lời mời dự tiệc. Tuy vậy, những bữa tiệc này hoàn toàn khác với những bữa tiệc chúng ta chứng kiến hằng ngày.

Bài đọc I, ngôn sứ Isaia hướng tới một bữa tiệc trong tương lai, vào ngày Thiên Chúa can thiệp và ban ơn cứu độ. Đó sẽ là ngày vui mừng. Tang chế và sự chết không còn nữa. Đau khổ cũng chấm dứt. Đây là bữa tiệc do chính Thiên Chúa khoản đãi và ở trên núi cao. Độc giả người Do Thái dễ dàng hiểu, đây là ám chỉ thời thiên sai, đồng thời cũng diễn tả hạnh phúc đời đời Chúa dành cho người công chính. Đó sẽ là khởi đầu của một cuộc sống mới trong Thiên Chúa.

Nếu bữa tiệc Ngôn sứ Isaia diễn tả với chúng ta về hạnh phúc Nước Trời trong tương lai, thì hình ảnh của bữa tiệc trong Tin Mừng lại quy hướng chúng ta về hiện tại. Vị vua là nhân vật chính trong câu chuyện xem ra có vẻ khác người. Ông quá dễ dãi trong việc mời thực khách, nhưng lại quá khắt khe trong trang phục của họ. Một điều lạ nữa ở thái độ của một số thực khách được mời. Phản ứng và cách hành xử của họ làm chúng ta ngỡ ngàng. Họ coi nhẹ lời mời của ông, thậm chí còn bắt đầy tớ, nhục mạ rồi giết chết. Vị vua là người dễ dãi quảng đại là thế, nhưng cũng không chịu nổi thái độ kiêu căng của những người này. Ông đã nổi giận đối với sự khước từ và thái độ gian ác của họ. Ông đã lệnh cho đầy tớ đi “lùa” vào bàn tiệc tất cả những ai họ gặp ngoài đường và phố chợ. Lúc này xem ra không còn phải lựa chọn thực khách, mà ai cũng được mời đến thưởng thức một bữa tiệc thịnh soạn đã chuẩn bị sẵn sàng.

Chúng ta đừng quên bối cảnh của đoạn Tin Mừng trên đây: câu chuyện ông vua mở tiệc cưới cho hoàng tử được đặt vào thời điểm một số người Do Thái đang chống đối Chúa Giêsu một cách kịch liệt, vì Chúa đuổi người buôn ra khỏi Đền Thờ. Chúa cũng khiển trách mưu mô và sự cứng lòng tin của họ. Câu chuyện vườn nho và những tá điền bất lương (Mt 21,33-42) đã diễn tả quá rõ thái độ của những luật sĩ và biệt phái.

Như thế, chúng ta tìm thấy ý nghĩa của hình ảnh tiệc cưới trong Tin Mừng: đó là lời mời gọi tin vào Chúa và đón nhận giáo huấn của Người. Đây cũng là lời mời gọi gia nhập cộng đoàn tín hữu, tức là Giáo hội, để sống tình huynh đệ thân thương. Quả vậy, Giáo hội là một gia đình, luôn mở rộng cửa để đón tất cả mọi người không phân biệt. Đây không phải là sự ép buộc, mua chuộc hay lợi dụng, nhưng mọi người đều hoàn toàn tự do trước lời mời gọi này. Ông vua mời dự tiệc cưới cũng như người gieo giống, rất kiên trì và quảng đại, để tùy vào sự đáp trả tự do của con người. Chúa Giêsu trong Tin Mừng hôm nay đã đề cập tới phản ứng khác nhau của những khách được mời. Đó cũng là thái độ của con người trước lời mời gọi của Chúa. Một khi đón nhận giáo huấn của Người, phải can đảm từ bỏ lối sống cũ không phù hợp, nên nhiều người kiếm cớ để chối từ. Khi nói đến trường hợp người được mời hành hạ và giết đầy tớ của vua, phải chăng Đức Giêsu muốn nhắc tới chính cái chết của Người. Người là Con Thiên Chúa, Đấng đến trần gian để mời gọi nhân loại chia sẻ vinh quang và sự thánh thiện của Chúa, nhưng đã bị bạc đãi và giết chết.

Cần lưu ý, dù người ta đón nhận Chúa hay chối từ Người, thì vào thời điểm cuối cùng của lịch sử, họ cũng phải trình diện trước nhan Người để chịu phán xét. Đó là ý nghĩa lời phê phán của vị vua chủ tiệc, khi thấy một thực khách dự tiệc mà không mặc áo cưới. Nếu ông quảng đại rộng rãi trong việc đãi tiệc, thì lại khắt khe trong việc y phục của thực khách. Việc quảng đại đãi tiệc là việc của Chúa, việc chuẩn bị cho xứng hợp là bổn phận của con người. Đến ngày phán xét, mỗi người phải mang trách nhiệm về cách hành xử và thái độ của mình đối với Chúa và đối với tha nhân.

Hình ảnh bữa tiệc giúp người tín hữu kiên vững trong đức tin, mặc dù phải trải qua muôn vàn thử thách. Thánh Phaolô là một ví dụ điển hình. Đối với thánh nhân, thử thách, gian nan và thiếu thốn không quan trọng, vì ngài xác tín rằng Thiên Chúa là Đấng sẽ chu cấp dư dật cho những ai biết quảng đại cho đi (Bài đọc II).

Lời Chúa hôm nay vừa phê phán những người được mời trân trọng mà lại chối từ, vừa khẳng định: những ai dù được mời ồ ạt sau này cũng phải có điều kiện cần thiết để dự tiệc. Mặc dù lời mời gọi của Chúa được gửi đến hết thảy mọi người, Nước Trời không phải một thứ “dồn toa” hay một chuyến tàu vét tổng hợp ai cũng được vào, nhưng là nơi dành cho những ai thiện chí thực thi Lời Chúa và bền tâm mến Chúa yêu người.

Bữa tiệc tương lai (Bài đọc I) và bữa tiệc hiện tại (Bài Tin Mừng) không phải là một ảo tưởng hoang đường nhằm ru ngủ trước thực tại của cuộc sống. Đó chính là niềm hy vọng giúp ta vững bước, đồng thời nhận ra Thiên Chúa đang hiện diện giữa cuộc đời. Ngài không ngừng mời gọi chúng ta hãy sống thánh thiện và nhân ái, để chuẩn bị cho hạnh phúc vĩnh cửu, là bữa tiệc đời đời Chúa dành cho những ai trung tín với Ngài.

Tổng Giám mục Giuse Vũ Văn Thiên

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Điếc
Điếc
Điếc là tình trạng của một người hoàn toàn hoặc một phần nào không nghe được. Từ điếc có thể dùng để diễn tả những giới hạn về thể lý hay thiêng liêng, nó thường được dùng để mô tả sự nổi loạn thiêng liêng.
Theo Chúa vì tin
Theo Chúa vì tin
Nghe và nói là chức năng quan trọng. Nghe được và nói được là hai ơn rất lớn Chúa ban cho con người.
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXII thường niên - năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXII thường niên - năm B
Trong bài Tin Mừng này, Đức Giêsu nhắc nhở những nhà lãnh đạo Do Thái về cái chính yếu phải giữ. Ngài còn mời gọi đám đông nên để ý đến cái bên trong trái tim hơn cái bên ngoài.
Điếc
Điếc
Điếc là tình trạng của một người hoàn toàn hoặc một phần nào không nghe được. Từ điếc có thể dùng để diễn tả những giới hạn về thể lý hay thiêng liêng, nó thường được dùng để mô tả sự nổi loạn thiêng liêng.
Theo Chúa vì tin
Theo Chúa vì tin
Nghe và nói là chức năng quan trọng. Nghe được và nói được là hai ơn rất lớn Chúa ban cho con người.
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXII thường niên - năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXII thường niên - năm B
Trong bài Tin Mừng này, Đức Giêsu nhắc nhở những nhà lãnh đạo Do Thái về cái chính yếu phải giữ. Ngài còn mời gọi đám đông nên để ý đến cái bên trong trái tim hơn cái bên ngoài.
Chúc tụng
Chúc tụng
Chúc: mừng, mong ước điều may mắn cho người khác; tụng: khen. Chúc tụng: khen ngợi.
Thanh tẩy
Thanh tẩy
“Họ thấy vài môn đệ của Người dùng bữa mà tay còn ô uế, nghĩa là chưa rửa” (Mc 7,2).
Ðức tin tinh tuyền
Ðức tin tinh tuyền
Vài năm trở lại đây, cuộc sống kinh tế có phần cải thiện và những khó khăn trong sinh hoạt tôn giáo cũng đã được tháo cởi, nhờ đó các cộng đoàn tín hữu có nhiều biến chuyển trong những thực hành đạo đức.
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXI thường niên - năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXI thường niên - năm B
Đức Giêsu nhận mình là Đấng từ trời xuống (Ga 6,38.42; x. Ga 3,31). “Trời” được coi là thế giới của Thiên Chúa (Ga 3,27), thế giới của Thần Khí (Ga 1,32).
Bỏ đạo, sự
Bỏ đạo, sự
Sự bỏ đạo Công giáo được thấy ở nhiều mức độ và nhiều dạng thức khác nhau như: bỏ đạo một cách hiển nhiên hay không hiển nhiên.
Tin, nhận chúa Giêsu
Tin, nhận chúa Giêsu
Vừa định cư tại Đất Hứa, dân Chúa đã bị cám dỗ chạy theo các thần ngoại lai, khiến Giosuê phải mời gọi họ lặp lại giao ước với Thiên Chúa. Dân đã đáp lời (Gs 24).