Mặt

CHÚA NHẬT III PHỤC SINH - NĂM A - LC 24,13-35

“Họ dừng lại, vẻ mặt buồn rầu” (Lc 13.17).

Xem mặt mà bắt hình dong. Những đặc tính của khuôn mặt được nhận diện có tính cá vị. Khuôn mặt cho thấy tính tình và thái độ. Việc tỏ mặt hay hướng mặt về một người hay một vật nào đó cho thấy sự kính trọng, ưng thuận hay cương quyết. Ngược lại giấu mặt hay quay mặt đi cho thấy sự chống đối.

Đức Giêsu tiến lại gần cùng đi với họ - Gm Giuse Võ Đức Minh

Khuôn mặt cho thấy đặc tính của một người:

- Những ví dụ bị nhận mặt: Ông Phêrô bị người đầy tớ gái vị thượng tế nhận diện (Mt 26.69-71 //Mc 14,66-72 //Lc 22,55-62 // Ga 18,15-18). Mặt Bà Esther quyến rũ (Et 5,2) và mặt ông Haman phấn khởi (Et 5,9). Chúa Giêsu được nhận diện “là con bác thợ” (Mt 13,55 //Mc 6,3). Người ta nhận ra và tuôn đến với Ngài (Mt 14,35 //Mc 6,54). Ông Gioan nhận ra và giới thiệu Chúa Giêsu “Đây là Chiên Thiên Chúa ”(Ga 1,38.47-48).

- Những ví dụ cho thấy người ta không nhận diện được: Anh em không nhận ra ông Giuse (St 42,8) hay ông Giuđa không nhận ra con dâu Tama (St 38,15). Chúa Giêsu Phục Sinh đã không được các tông đồ và môn đệ nhận diện khi Ngài hiện ra (Lc 24,16 Ga 20,14).

- Khuôn mặt có thể được dùng cách biểu trưng cho cả con người (Đnl 7,10).

Những bộ diện thể lý:

- Có những khuôn mặt hấp dẫn (Dc 1,15-16; 1Sm 16,12; Gv 8,1; Đn 1,4).

- Có những khuôn mặt bị biến dạng (Is 52,14; G 2,12; Mt 27,29-30 // Mc 14,65 // Lc 22,63; Ga 18,22)

Những biểu tỏ trên mặt:

- Khuôn mặt diễn tả tính khí con người: Cain (St 4,5), bà Sara (St 21,6), bà Anna (1Sm 1,18), ông Giob (G 29,24 x. bản dịch TOB), vua Banxatsa (Đn 5,6.9), hai môn đệ về Emmaus (Lc 24,17), bà Maria Magdala (Ga 20,15).

- Quay mặt đi có thể nhằm diễn tả sự tôn thờ, kính trọng, khiêm tốn hay mắc cở (St 4,5; 24,65; R 2,10; 1Sm 5,3-4; 1V 18,42; 1Sb 21,21; G 11,15; Tv 83,16; Is 6,2; Gr 13,26; Lc 5,12).

- Nghiêm mặt diễn tả sự cương quyết (Lc 9,51: Chúa Giêsu quyết lên Giêrusalem).

Những bộ tịch khác trên mặt:

- Ẩn mặt không nhìn ai là dấu mất ân nghĩa (Đnl 31,17-18; G 13,24).

- Ngẩng mặt lên là dấu chỉ vững vàng, không sợ hãi (G 11,15).

- Vả mặt ai là dấu thách thức hay sỉ nhục (1V 22,24 Ga 18,22).

- Nhổ vào mặt ai là dấu sỉ nhục (Đnl 25,9 Mt 26,67).

Nhìn mặt ai:

- Một dấu chỉ chấp nhận (St 33,10; 43,3-4; 44,23-26; Đnl 34,10).

- Chứng tỏ sự đối đầu (Gl 2,11; 2Sm 14,24-32; 2V 14,8).

- Không nhìn mặt ai cho thấy sự khước từ (Xh 10,28).

Những khuôn mặt rạng rỡ siêu nhiên: của Chúa Giêsu (Mt 17,2// Mc 9,23 // Lc 9,2-3), của ông Môsê (Xh 34,30), của Chúa Phục Sinh (Mt 28,3 //Mc 16,5 // Lc 24,4), của Stêphanô (Cv 6,15, của các tín hữu (2Cr 3,7-8.18), của “Con Người” (Kh 1,14.16).

Khuôn mặt của Thiên Chúa:

- Biểu trưng cho việc ban phúc (Ds 6,25-26; 2Sm 21,1; 1Sb 16,11; Tv 4,6; 31,16; 67,1; 80,19; 105,4; 119,135; Ed 39,29).

- Tìm nhan Chúa là tìm ý Người (2Sb 7,14; Tv 2,7-8; Hs 5,15).

- Bị Chúa ẩn mặt quay mặt, nghiêm mặt là dấu bị thất sủng (Đnl 31,17; Lv 17,10; 2Sb 30,9; Tv 44,24; Is 1,15; 59,2; 64,7; Ed 14,8; 39,23; Mcb 3,4; 1Pr 3,12; Tv 34,15-16).

- Thường thì dân không thể nhìn thấy nhan Chúa (Xh 33,20; St 32,30; Đnl 34,10; G 13,15; 19,26-27; 1Cr 13,12). Thời sau hết mọi người sẽ diện kiến Thiên Chúa (Kh 22,4).

“Mặt đất”, từ ngữ chỉ tất cả những gì trên địa cầu (St 6,7; 7,4; Đnl 6,15; 14,2; Tv 104,30; Xp 1,2-3; Lc 21,35).

LM. PHAOLÔ PHẠM QUỐC TÚY - GIÁO PHẬN PHÚ CƯỜNG

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật V Phục sinh năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật V Phục sinh năm B
Trong cuộc đời bạn, bạn có thấy mình được Chúa Cha cắt tỉa không? Bạn có thấy bị đau khi được cắt tỉa không? Sau đó bạn có thấy cành nho của bạn sinh nhiều trái hơn không?
Huyền thoại 
Huyền thoại 
Huyền: nghĩa lý sâu kín; thoại: câu chuyện. Huyền thoại: câu chuyện có ý nghĩa sâu xa.
Cây nho
Cây nho
Cây nho mang lại những chùm trái. Người ta trồng nho để bán rượu. Chúa Giêsu Kitô mô tả mình là “cây nho thật”, là nguồn sức sống và lớn mạnh của các tín hữu.
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật V Phục sinh năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật V Phục sinh năm B
Trong cuộc đời bạn, bạn có thấy mình được Chúa Cha cắt tỉa không? Bạn có thấy bị đau khi được cắt tỉa không? Sau đó bạn có thấy cành nho của bạn sinh nhiều trái hơn không?
Huyền thoại 
Huyền thoại 
Huyền: nghĩa lý sâu kín; thoại: câu chuyện. Huyền thoại: câu chuyện có ý nghĩa sâu xa.
Cây nho
Cây nho
Cây nho mang lại những chùm trái. Người ta trồng nho để bán rượu. Chúa Giêsu Kitô mô tả mình là “cây nho thật”, là nguồn sức sống và lớn mạnh của các tín hữu.
Ở lại trong Chúa
Ở lại trong Chúa
Đức Giêsu không viết một quyển sách nào cả. Ngài cũng không xây dựng một ngôi nhà nào cả. Nhưng Ngài đã thực hiện một công trình lớn lao và cần thiết hơn nhiều, đó là xây dựng một cộng đoàn.
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật IV Phục sinh năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật IV Phục sinh năm B
Trong Chúa nhật Chúa Chiên Lành, bạn mong các linh mục tu sĩ giống Đức Giêsu, người Mục Tử tốt lành, ở những điểm nào.
Thập tự giá
Thập tự giá
Thập tự giá là khung gỗ có hình chữ T của tiếng Hy Lạp, đôi khi có hình chữ thập như trong chữ Hán, người Rôma dùng để cột hoặc đóng đinh các phạm nhân nô lệ hoặc không phải công dân của họ vào đó
Hoàn thiện trong đời sống đức Tin
Hoàn thiện trong đời sống đức Tin
Hai ngàn năm qua, Giáo hội rao giảng một Tin Mừng duy nhất, đó là Tin Mừng Chúa Phục Sinh. Thiên Chúa là đấng trung tín. Chúa luôn luôn yêu thương chúng ta và không bao giờ phản bội con người.
Xương
Xương
“Cứ rờ xem, ma đâu có xương có thịt như anh em thấy Thầy có đây” (Lc 24,39).
Emmau - Đamas
Emmau - Đamas
Có thể nói, đường đi Emmau đâu có khác chi đường đi Đamas. Hai môn đệ chán chường về quê, Saolô hăng hái lên đường bắt bớ.