Máu chảy ruột mềm

Bão Yagi hoành hành kéo theo những đợt lũ lụt khủng khiếp. Ðợt thiên tai này khiến hơn 350 người chết và mất tích, hơn 2.000 người bị thương, 70.000 nhà bị ngập cùng thiệt hại kinh tế quá sức tưởng tượng. Trong lúc khúc ruột miền Bắc oằn mình khắc phục hậu quả của bão lũ, phần còn lại của đất nước cũng chạnh lòng lo lắng.

lulut.jpg (824 KB)

LIÊN ĐỚI, BÁC ÁI BẰNG NHỮNG HÀNH ĐỘNG CỤ THỂ

Lm Duong Hưu Tình.jpg (99 KB)

Linh mục Giuse Dương Hữu Tình (Chánh xứ Hòn Gai, giáo phận Hải Phòng): Hòn Gai là giáo xứ nằm gần biển và là một trong những nơi cảm nhận sức tàn phá mạnh mẽ của bão số 3 vừa rồi. Khi cơn bão đi qua, nhiều gia đình trong khu vực giáo xứ tại các giáo họ Hà Tu và Cao Thắng đã bị tốc mái thậm chí sập nhà. Chúng tôi đã có sự hỗ trợ ban đầu giúp các hộ này tu sửa nhà cửa, bao gồm cả các hộ không là tín hữu Công giáo. Sau bão, lũ lụt xảy ra làm nhiều giáo xứ, giáo phận tại miền Bắc chìm trong biển nước. Trong những ngày qua, nhân dân cả nước nói chung, người theo tôn giáo nào đi nữa cũng đang hướng lòng về miền Bắc với ước mong thiệt hại ít nhất, mọi người sớm ổn định lại cuộc sống. Với tinh thần hiệp thông, giáo xứ đã quyết định dừng việc tổ chức chương trình Trung Thu cho các em nhỏ và một số hoạt động giải trí, sinh hoạt vui chơi khác, nhưng vẫn tổ chức phát quà cho thiếu nhi khi tham dự thánh lễ sáng Chúa nhật vừa qua. Trung Thu năm nay diễn ra âm thầm, giản đơn hơn. Trong hoàn cảnh bà con miền Bắc gặp thiên tai, đau thương, việc tổ chức tiệc tùng, lễ lạt không hợp và tin chắc tâm trạng mọi người cũng không thể nào vui mừng trọn vẹn. Điều quan trọng lúc này có lẽ là sống tinh thần trách nhiệm, liên đới, bác ái bằng những việc cụ thể. 

Giáo xứ chúng tôi vẫn tiếp tục vận động sự đóng góp, sẻ chia, mong góp phần cùng những anh chị em mình chống chọi lũ lụt, giảm đi thiệt hại. Những phần lương thực, thực phẩm, thuốc men lúc này có giá trị hơn bao giờ hết. Lúc khó khăn nhất chính là lúc cần bên nhau, yêu thương, nâng đỡ nhất.

CHIA SẺ HẾT LÒNG KHI ĐỒNG BÀO GẶP HOẠN NẠN

Ba Cao Thi My Thanh (Gx Tan Trang, TGP TPHCM) 2.jpg (99 KB)

Bà Cao Thị Mỹ Thanh (Thành viên Hội đồng Mục vụ giáo xứ Tân Trang, TGP TPHCM): Tôi theo dõi thông tin từ các tỉnh miền Bắc từ khi cơn bão số 3 ập tới cho đến nay, cảm thấy nhói lòng khi biết bà con trong tâm bão phải gánh chịu bao thiệt hại, mất mát. Vốn gắn với công tác bác ái xã hội lâu nay nên bản thân rất quan tâm tới những nhu cầu của người dân vùng bão. Qua một số người thân quen đã lên đường cứu trợ hoặc những người ở tại địa phương, tôi cũng đã nắm được những gì thật cần thiết có thể giúp bà con trong lúc ngặt nghèo này. Tôi dự định sẽ liên kết với các tổ chức, hội nhóm Công giáo và các linh mục để cùng chung tay hỗ trợ đồng bào, bằng những món quà thiết thực nhất. Trước mắt, tôi đã gởi đi một số lương khô… Ngay từ lúc biết cơn bão tàn phá mạnh, để lại hậu quả nặng nề, trong các thánh lễ, cha xứ luôn dành những những phút sẻ chia, cầu nguyện, hướng về miền Bắc với cả tấm lòng. Ngài cũng nhắc giáo dân cùng nguyện cầu cho đồng bào vùng bão, mong họ sớm vượt qua khó khăn. Trong tâm tình này, tôi vẫn nhớ đến bà con mình trong câu kinh nguyện mỗi ngày.

Hiện cả nước đang hướng về miền Bắc, theo tôi nên tiết giảm các hoạt động lễ lạt, vui chơi để cùng sẻ chia với anh chị em đang gặp khó. Ngay cả việc hành hương cũng nên tạm hoãn. Giáo xứ chúng tôi dự kiến tổ chức chuyến đi du lịch kết hợp viếng Đức Mẹ La Vang trong tuần cuối tháng 9 nhưng rồi đã hoãn lại để dịp khác. Mọi năm, tôi hay tặng quà, góp phần tổ chức Trung Thu thật vui cho trẻ em trong khu phố, nhưng năm nay thì thu lại nhỏ gọn hơn để dành nguồn lực hỗ trợ nạn nhân bão lũ. Niềm vui có thể hoãn được, giúp người thì cần làm ngay.

HIỆP THÔNG VỚI BÀ CON VÙNG BÃO LŨ

Bà Trần Thị Xuân Hồng.jpg (77 KB)

Bà Trần Thị Xuân Hồng (Giáo xứ Tân Định, TGP TPHCM): Trước tình cảnh bà con miền Bắc chịu ảnh hưởng nặng nề do cơn bão Yagi gây ra, nhiều giáo xứ, giáo phận trong toàn quốc cũng hạn chế, tạm ngưng lễ lạt như lễ Trung Thu, bổn mạng giáo xứ, hội đoàn... nhằm hiệp thông với nỗi đau của đồng bào. Tôi cho rằng việc hạn chế hoặc tạm ngưng tiệc tùng mừng lễ trong thời điểm này là hoàn toàn xác đáng để hiệp thông với bà con, để sẻ chia, cứu trợ kịp thời.

Bên cạnh nỗ lực cứu trợ của các cá nhân, tổ chức, hội đoàn đạo cũng như đời, thiếu nhi nhiều nơi cũng có những hoạt động hướng về miền Bắc bằng những hành động cụ thể. Điển hình như Thiếu nhi Thánh Thể giáo xứ Phú Hạnh, TGP TPHCM đã dùng món quà thưởng trong đêm Trung Thu để góp với giáo xứ chia sẻ đến các bạn miền Bắc xa xôi. Tương tự, ở giáo xứ Minh Hòa, giáo phận Xuân Lộc, sau khi nghe cha xứ kể về hoàn cảnh và những khó khăn của các giáo xứ sau trận bão Yagi, hàng trăm thiếu nhi trong xứ đạo đã dành toàn bộ quà Trung Thu của mình để gởi đến các bạn nhỏ, nơi bị ảnh hưởng nặng nề. Dạy cho con trẻ tinh thần tương thân tương ái, tình yêu thương sẻ chia “lá lành đùm lá rách”, lúc này là rất đáng trân quý.

SỰ ĐỒNG CẢM NGAY LÚC NÀY

yen nhi.jpg (94 KB)

Chị Trịnh Yến Nhi (Giáo xứ Hạnh Thông Tây - TGP TPHCM): Trong những thời điểm như thế này, lòng bác ái và sự đoàn kết của cộng đồng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Tôi cảm thấy cần phải làm điều gì đó để hỗ trợ và chia sẻ với những người đang gặp khó khăn. Điều này nhắc nhở tôi về giá trị của sự đồng cảm và trách nhiệm cộng đồng, thúc đẩy tôi hành động giúp đỡ những nạn nhân bão lũ. Nên dừng các hội hè vui chơi hay các sự kiện đình đám trong thời điểm hiện tại. Mẹ Têrêsa Calcutta nói: “Không phải những gì bạn làm là quan trọng, nhưng quan trọng là bạn đã đặt bao nhiêu tình yêu vào trong đó”. Vậy tại sao chúng ta không dồn hết tâm sức, nghĩ đến nạn nhân bão lũ, dùng chi phí từ các hoạt động và hội hè để có thể quyên góp và hỗ trợ đồng bào đang gặp khó khăn? Đồng thời, trong những buổi lễ ở nhà thờ, chúng ta có thể cùng nhau dành ra một ít phút cầu nguyện cho các anh em bạn hữu đang gặp khó khăn trong cơn bão được mọi sự bình an. “Trong Chúa, chúng ta cùng chia sẻ”, chia sẻ về tinh thần, lời cầu nguyện và những điều kiện mỗi người có thể thực hiện để hỗ trợ giúp đỡ các anh em bạn hữu một cách kịp thời.

VUI CHƠI LÚC NÀO CŨNG ĐƯỢC, CỨU NẠN PHẢI KỊP THỜI

tu quynh.jpg (90 KB)

Chị Nguyễn Nữ Tú Quỳnh (Giáo xứ Nghĩa Yên, giáo phận Xuân Lộc): Tôi chảy nước mắt khi nghe những thông tin đau lòng như sập cầu, lũ quét, lở núi, người chết, người mất tích, nhà cửa, tài sản trôi theo mưa lũ. Tang thương, gian khó bao trùm lên nhiều gia đình. Trong hoạn nạn, nghĩa tình đồng bào lại càng cần hơn bất cứ lúc nào qua sẻ chia cả tinh thần lẫn vật chất. Lúc này, chuyện vui chơi không phù hợp. Nhiều đơn vị ngoài xã hội đã thông báo hủy, hoãn các sự kiện văn hóa nghệ thuật, vui chơi, giải trí ở các tỉnh, thành bị bão lũ để tập trung cho công tác phòng chống và khắc phục hậu quả lụt, bão. Và trong đạo mình cũng không nằm ngoài tinh thần này. Thực tế mấy ngày qua tôi đã thấy nhiều xứ đạo thông báo hủy hoặc giảm quy mô tổ chức lễ hội Trung Thu cùng một vài lễ mừng các sự kiện khác nhau để dành phần chia sẻ cho vùng lũ. Tôi rất ủng hộ suy nghĩ và hành động mà theo tôi là rất nhân văn này. Nghĩ đến những nơi phải xin cứu trợ từng chiếc áo ấm thì chuyện vui chơi tốn kém lúc này rất khó coi. Mong sao có thêm nhiều khoản đóng góp và ủng hộ giúp cho bà con vùng thiên tai sớm tái thiết cuộc sống.

Ngày 12.9.2025 Phòng Báo chí Tòa Thánh công bố bức điện thư của Đức Thánh Cha, được ký bởi Đức Hồng y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, bày tỏ sự đau buồn và liên đới tinh thần với những người bị thương và tiếp tục bị ảnh hưởng bởi cơn bão Yagi, cũng như cầu nguyện cho linh hồn những người đã qua đời. Bức điện có đoạn viết:

“Đức Thánh Cha Phanxicô đau buồn sâu sắc khi được thông báo về cơn bão và lũ lụt gần đây tại Việt Nam đã gây ra nhiều thiệt hại về nhân mạng và sự tàn phá trên diện rộng, và ngài cũng bày tỏ sự liên đới tinh thân với những người bị thương và tất cả những người đang phải gánh chịu những hậu quả tiếp diễn của thảm họa này. Đức Thánh Cha phó thác linh hồn những người đã qua đời cho lòng thương xót của Thiên Chúa toàn năng, và cầu xin Thiên Chúa ban phúc lành cho tất cả mọi người, đặc biệt là các nhà lãnh đạo chính quyền dân sự và các nhân viên cứu hộ đang làm công việc hỗ trợ, để họ có được sự bình an và an ủi”.

Nhóm PV thực hiện

tin liên quan

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Bài giảng lễ cần súc tích và đừng kéo dài lê thê
Bài giảng lễ cần súc tích và đừng kéo dài lê thê
Mới đây, trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư ngày 12.6.2024, Ðức Thánh Cha  Phanxicô một lần nữa nhắc nhở các linh mục giảng thuyết: “Bài giảng phải ngắn gọn: một suy tư, cảm thức, một điểm nhấn để hành động và cách thực hiện.
Hiệp thông với 7 tội Giáo hội xin Chúa tha thứ
Hiệp thông với 7 tội Giáo hội xin Chúa tha thứ
Dõi theo tiến trình Thượng Hội đồng Giám mục Thế giới đang diễn ra tại Roma, nhiều người có những tâm tình hiệp thông trước việc Giáo hội nhìn nhận tội lỗi và xin Chúa tha thứ trong ngày khai mạc khóa họp.
Điều đọng lại ở các trung tâm hành hương kính Ðức Mẹ
Điều đọng lại ở các trung tâm hành hương kính Ðức Mẹ
Với mỗi tín hữu, viếng thăm các trung tâm hành hương kính Ðức Mẹ dường như không còn là chuyện xa lạ. Trong lòng từng người, ắt cũng sẽ có những ấn tượng khó phai với một vài nơi chốn thiêng liêng ấy…
Bài giảng lễ cần súc tích và đừng kéo dài lê thê
Bài giảng lễ cần súc tích và đừng kéo dài lê thê
Mới đây, trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư ngày 12.6.2024, Ðức Thánh Cha  Phanxicô một lần nữa nhắc nhở các linh mục giảng thuyết: “Bài giảng phải ngắn gọn: một suy tư, cảm thức, một điểm nhấn để hành động và cách thực hiện.
Hiệp thông với 7 tội Giáo hội xin Chúa tha thứ
Hiệp thông với 7 tội Giáo hội xin Chúa tha thứ
Dõi theo tiến trình Thượng Hội đồng Giám mục Thế giới đang diễn ra tại Roma, nhiều người có những tâm tình hiệp thông trước việc Giáo hội nhìn nhận tội lỗi và xin Chúa tha thứ trong ngày khai mạc khóa họp.
Điều đọng lại ở các trung tâm hành hương kính Ðức Mẹ
Điều đọng lại ở các trung tâm hành hương kính Ðức Mẹ
Với mỗi tín hữu, viếng thăm các trung tâm hành hương kính Ðức Mẹ dường như không còn là chuyện xa lạ. Trong lòng từng người, ắt cũng sẽ có những ấn tượng khó phai với một vài nơi chốn thiêng liêng ấy…
Người Công giáo trả lời “câu hỏi khó” từ người ngoại đạo
Người Công giáo trả lời “câu hỏi khó” từ người ngoại đạo
Ðạo Công giáo có những vấn đề đặc thù mà có thể người ngoài Công giáo chưa thể hiểu ngay. Không chỉ giữ đạo thật tốt, mỗi giáo dân còn phải bồi đắp kiến thức để hiểu sâu sắc về đạo, cũng như có thể dễ dàng trả lời những...
Máu chảy ruột mềm
Máu chảy ruột mềm
Bão Yagi hoành hành kéo theo những đợt lũ lụt khủng khiếp. Ðợt thiên tai này khiến hơn 350 người chết và mất tích, hơn 2.000 người bị thương, 70.000 nhà bị ngập cùng thiệt hại kinh tế quá sức tưởng tượng.
Rào cản truyền giáo dưới góc nhìn của các linh mục:  Chưa mạnh dạn thoát khỏi "vỏ kén an ấm"
Rào cản truyền giáo dưới góc nhìn của các linh mục: Chưa mạnh dạn thoát khỏi "vỏ kén an ấm"
Hơn ai hết, các linh mục luôn thao thức về sứ vụ truyền giáo. Vì sao việc truyền giáo trong nhiều năm qua chưa đạt kết quả như kỳ vọng? Do điều kiện khách quan hay do chính người trong cuộc chưa thực sự phát huy hết khả năng của...
Rào cản truyền giáo dưới góc nhìn của các tu sĩ
Rào cản truyền giáo dưới góc nhìn của các tu sĩ
Cuộc sống hiện nay đặt ra những rào cản khiến các tu sĩ nam nữ chưa thực hiện được việc truyền giáo đủ hiệu quả như mong muốn. Dưới đây là chia sẻ rất thật của một số vị về vấn đề này.
Truyền giáo phải thẳng thắn nhìn vào những hạn chế
Truyền giáo phải thẳng thắn nhìn vào những hạn chế
Việc truyền giáo không của riêng ai. Tùy theo khả năng, điều kiện thực tế, mỗi giáo dân là một “nhà truyền giáo” theo cách của mình. Vì sao những năm qua, sứ vụ truyền giáo của giáo dân chưa thật hiệu quả? Dưới đây là những ý kiến thẳng...
Ðể giáo dân nói...
Ðể giáo dân nói...
Trong đời sống sinh hoạt giáo xứ, giáo phận, vẫn luôn cần các hình thức để lắng nghe, thấu hiểu..., để tổ chức tốt hơn.