Một Mầu nhiệm để sống mỗi ngày

Nhân ngày Chúa nhật mừng lễ kính Chúa Ba Ngôi năm 2014, Đức Thánh Cha Phanxicô đã giảng dạy: “Ba Ngôi Cực Thánh không phải là sản phẩm của lý trí con người, nhưng là một khuôn mặt, nơi Thiên Chúa Mạc Khải chính mình, không phải nơi đỉnh cao của một ngai tòa, nhưng bằng cách bước đi với con người, trong lịch sử dân Israel và trên hết là nơi Đức Giêsu Nagiaret. Đức Giêsu là Chúa Con, Đấng tỏ cho chúng ta biết Chúa Cha đầy lòng thương xót, Đấng đã mang “lửa” vào mặt đất. Lửa ấy chính là Chúa Thánh Thần.

Thiên Chúa không phải là một điều gì mơ hồ và trừu tượng, nhưng Ngài là “Thiên Chúa tình yêu”. Không phải là một tình yêu cảm tính và cảm xúc nhưng là tình yêu của Cha, Đấng là nguồn cội của mọi sự sống, là tình yêu của Chúa Con, Đấng đã chết trên Thập giá và đã sống lại, và là tình yêu của Chúa Thánh Thần, Đấng đổi mới con người và thế giới”.

Những người đang yêu và thực sự yêu ai đó sẽ không khó để hiểu rằng tình yêu không thể nào khép kín mình lại. Theo bản chất, tình yêu là những gì cởi mở, lan truyền và sinh hoa kết trái. Phải chăng tình yêu luôn sinh động của Thiên Chúa và của tất cả những ai được gọi Thiên Chúa là Cha đã tạo nên một sự hiệp thông sâu sắc đến như không còn làn ranh ngăn cách giữa Cha-Con-Thánh Thần và chúng ta như Đức Giêsu đã diễn tả trong lời nguyện tế hiến: “Để hết thảy chúng nên một, cũng như, lạy Cha, Cha ở trong Con, và Con ở trong Cha, ngõ hầu chúng ở trong Chúng Ta” (Ga. 17,21).

Vì “Thiên Chúa là tình yêu” và “Ai không yêu thương thì không biết Thiên Chúa” như Thánh Gioan đã viết, nên lễ Chúa Ba Ngôi cần được cử hành như một hôn lễ tình yêu nóng bỏng và kéo dài trong suốt đời sống Kitô hữu. Một mầu nhiệm tình yêu để sống hơn để suy. Nói một cách thi vị như Hàn Mặc Tử:

“Ai hãy làm thinh chớ nói nhiều,

Để nghe dưới đáy, nước hồ reo

Để nghe tơ liễu run trong gió

Và để xem Trời giải nghĩa YÊU.”

Thần học cần để quảng diễn mầu nhiệm, nhưng dù sao chính Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã kêu gọi các học giả thuộc mọi ngành thần học làm thế nào để những lãnh vực nghiên cứu của họ phản ánh tầm quan trọng trung tâm của lòng từ bi trong Tin Mừng.

Trong thư gửi đến Đức Hồng y Mario Poli, Tổng Giám mục giáo phận Buenos Aires, cũng là Đại chưởng ấn Đại học Công giáo Argentina, nhân dịp kỷ niệm 100 năm thành lập phân khoa thần học tại đây, Đức Thánh Cha khẳng định rằng: “Nếu không có lòng từ bi, thì nền thần học, giáo luật, và công việc mục vụ của chúng ta có nguy cơ sa lầy trong những điều nhỏ nhặt có tính chất bàn giấy, hoặc sa vào một ý thức hệ, tự bản chất, nó muốn thuần hóa mầu nhiệm. Hiểu thần học là hiểu Thiên Chúa là Tình Thương”. Ngài cũng nhắc nhở: “Sinh viên thần học tại Đại học Công giáo Argentina phải được huấn luyện để không trở thành những thần học gia “viện bảo tàng” tích trữ các dữ kiện và thông tin về Mặc Khải mà không biết thực sự phải làm gì với những kiến thức đó; họ càng không được trở thành những người bàng quan nhìn lịch sử. Nhà thần học được đào tạo tại Đại học Công giáo Argentina phải là một người có khả năng xây dựng quanh mình tình người, thông truyền chân lý Kitô thần linh với chiều kích thực sự là nhân bản, chứ không phải là một nhà trí thức không có tài năng, một nhà đạo đức không có lòng nhân hoặc chỉ là một chuyên gia về điều thánh thiêng”.

Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi là một mầu nhiệm khôn dò và khôn tả đối với lý trí nhỏ bé của con người, chỉ có trái tim yêu thương mới đụng chạm và hiểu được thế nào là chiều rộng, chiều dài, chiều sâu của tình yêu Thiên Chúa.

Lm. Phaolô Dương Công Hồ, Chánh xứ Đạ Tẻh – GP Đà Lạt

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật II thường niên - năm C
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật II thường niên - năm C
Dấu lạ đầu tiên của Đức Giêsu đã đem lại niềm vui trọn vẹn cho đám cưới, tránh được sự xấu hổ vì hết rượu đãi khách. Khi các môn đệ nhận ra dấu lạ này, họ đã thấy vinh quang của vị Thầy Giêsu mà họ mới theo, và...
Tiệc cưới
Tiệc cưới
Tiệc cưới là việc xác nhận và mừng chúc một cặp hôn nhân. Tiệc cưới theo sau việc đính hôn và đi trước liên hệ tính dục. Đây là biến cố ghi dấu bằng lễ hội, ca hát và hoan hỷ.
Vững tin vào Chúa
Vững tin vào Chúa
Sau lễ Hiển Linh và lễ Chúa Giêsu chịu phép Rửa, hôm nay, phụng vụ lại giới thiệu một cuộc “thần hiện” thứ ba: đó là dấu lạ tại tiệc cưới Cana
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật II thường niên - năm C
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật II thường niên - năm C
Dấu lạ đầu tiên của Đức Giêsu đã đem lại niềm vui trọn vẹn cho đám cưới, tránh được sự xấu hổ vì hết rượu đãi khách. Khi các môn đệ nhận ra dấu lạ này, họ đã thấy vinh quang của vị Thầy Giêsu mà họ mới theo, và...
Tiệc cưới
Tiệc cưới
Tiệc cưới là việc xác nhận và mừng chúc một cặp hôn nhân. Tiệc cưới theo sau việc đính hôn và đi trước liên hệ tính dục. Đây là biến cố ghi dấu bằng lễ hội, ca hát và hoan hỷ.
Vững tin vào Chúa
Vững tin vào Chúa
Sau lễ Hiển Linh và lễ Chúa Giêsu chịu phép Rửa, hôm nay, phụng vụ lại giới thiệu một cuộc “thần hiện” thứ ba: đó là dấu lạ tại tiệc cưới Cana
Chúa Giêsu Kitô và những lời  tiên báo về người
Chúa Giêsu Kitô và những lời tiên báo về người
Cựu Ước đã cho thấy trước về con người và sứ vụ của Chúa Giêsu Kitô, các tác giả Tân Ước thường ghi nhận Đức Kitô hoàn thành lời tiên báo trong Cựu Ước. Điều đó cho thấy Thiên Chúa trung thành với lời hứa cứu độ và xác quyết...
Chứng từ
Chứng từ
Chứng từ là lời và cuộc sống của Kitô hữu có giá trị như bằng cớ về chân lý đức tin: “… sứ điệp cứu độ phải được chứng thực bằng chứng từ của đời sống các Kitô hữu” (GLHTCG 2044).
Cuộc lữ hành trong hy vọng của Người Con Thiên Chúa
Cuộc lữ hành trong hy vọng của Người Con Thiên Chúa
Cử hành lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa sám hối của Gioan, chúng ta cùng chiêm ngắm Chúa Giêsu xuất hiện trong lịch sử nhân loại, được mô tả là Đấng Kitô, đấng được xức dầu trong tương quan Ba Ngôi Thiên Chúa.
Gia đình
Gia đình
Gia đình là một nhóm người có liên hệ với nhau do hôn nhân hay máu mủ, cách chung có cha, mẹ và con cái. Vợ chồng làm nên gia đình căn bản. Ông bà, con cháu, họ hàng là gia đình mở rộng.
Niềm vui Chúa Giêsu Kitô mang đến
Niềm vui Chúa Giêsu Kitô mang đến
Chúa Giêsu Kitô mang lại niềm vui cho dân Người. Họ mừng vui vì Chúa là Đấng Cứu Tinh đã đến cùng với muôn ân phúc Người đem đến cho họ. Các đạo sĩ từ phương đông được ngôi sao dẫn đường đến tận nơi Hài Nhi ở, “… họ...
Đi tìm...
Đi tìm...
“Lễ Chúa Hiển Linh” theo cách gọi của lịch phụng vụ ngày  nay, được người Công giáo Việt Nam ngày xưa gọi là “Lễ Ba Vua”.