“... vì sợ người Do Thái...” (Ga 20,19).
Đây là tên để chỉ các miêu duệ dân nước Giuđa sau thời lưu đày và cả những người theo đạo của họ dù họ thuộc các dân tộc khác. Danh xưng này được sử dụng rộng rãi trong Tân Ước với những điểm nhấn khác nhau.
Từ người Do Thái được sử dụng từ sớm:
- Trước và thời lưu đày: “Tất cả những người Giuđa đang ở Moab ... Tất cả những người Giuđa đã từ những nơi phân tán trở về ...” (Gr 32,12; 34,8-9; 38,19; 40,15; 41,3; 43,8-9; 44,1.26-27; 52,28-30; Đn 3,8-12).
- Các cư dân của tỉnh Giuđa: “Ngôn sứ Khác gai và ngôn sứ Dacaria, con ông Itđô, phát ngôn về người Do Thái ở Giuđa và ở Giêrusalem, nhân danh Thiên Chúa của Israel, là Đấng ngự trên họ” (Er 5,1; x. Er 4,23; 5,5; 6,7-8.14; Nkm 2,16; 4,1-2.12; 5,6-8.17; 6,5-7; Dcr 8,23).
- Con cháu của người lưu đày từ vương quốc miền nam: “Trong thành Susan, có một người Do Thái tên là Moocđôkhai ...” (Et 2,5 x. Er 4,11-12; 7,12-20; Et 3,1-6.13; 8,5-13; 9,1-3.30-31; 10,3).
Tên người Do Thái dùng trong Tân Ước:
- Tổng quát: “Người Pharisêu cũng như mọi người Do Thái đều nắm giữ truyền thống của tiền nhân ...” (Mc 7,3; x. Mt 28,15; Lc 7,3; Ga 2,6; 4,9.19-22; 8,31-32; 11,18-19.31-33.45; 12,9-11; 8,20).
- Những nhà lãnh đạo Do Thái thù nghịch với Chúa Giêsu Kitô: “Người Do Thái... xin ông Philatô cho đánh giập ống chân các người bị đóng đinh và lấy xác xuống” (Ga 19,31; x. Ga 2,18-20; 5,1-18; 6,35-42; 7,1.11-15; 8,48-59; 9,1-33; 10,22-23; 18,12-14.28-31; 19,38; 20,19).
Chúa Giêsu Kitô là “Vua dân Do Thái”: “Phía trên đầu Người chúng đặt bản án xử Người viết rằng: Người này là Giêsu, Vua dân Do Thái” (Mt 27,37 // Mc 15,26 // Lc 23,38 // Ga 19,19-2; x. Mt 2,1-2; 27,11 // Mc 15,2 // Ga 18,33; Mt 27,27-31 // Mc 15,16-20; Ga 19,1-6; Mc 15,6-14 // Ga 18,38-40).
Tin Mừng được rao giảng cho người Do Thái trước: “Họ không rao giảng lời Chúa cho ai ngoài người Do Thái” (Cv 11,19). Nhưng, “Ông Môsê đã nói: Ta sẽ làm cho các ngươi ganh tỵ với một dân không đúng là dân, tức giận một dân ngu đần” (Rm 11,19; x. Cv 2,1-41; 10,23-48; 13,4-43 Rm 1,16; 15,8-9; Gl 2,7-9).
Một số người Do Thái chống lại Tin Mừng. Thánh Phaolô nói: “... tôi đã gặp bao thử thách, do những âm mưu của người Do Thái” (Cv 20,19; x. 2V 6,8-14; 9,23-25.28-30; 12,1-3; 13,44-45.49-50; 14, 1-6.19; 17,4-9.13;18,1-6.12-17; 20,3; 2Cr 11,23-25; Cv 21,27-36; 23,12-15; 24,1-9; 25,1-7; 26,19-21).
Các tín hữu trình bày về người Do Thái và các lương dân: “Thời đó, khi số môn đệ thêm đông, thì các tín hữu Do Thái theo văn hóa Hy Lạp kêu trách những tín hữu Do Thái bản xứ, vì trong việc phân phát lương thực hằng ngày, các bà góa trong nhóm họ bị bỏ quên” (Cv 6,1; x. Cv 21,20-21.39; 22,1-3; Rm 9,23-24; 1Cr 1,22-24; 12,13).
Trong Đức Kitô người Do Thái và các lương dân đều như nhau (x. Rm 11,25-32; 3,27-30; 10,12-13; 1Cr 12,2-3; Gl 3,26-29; Cl 3,11.
Người Do Thái và các lương dân đều cần được cứu độ (Rm 3,1-20).
LM. Phạm Quốc Túy - Giáo phận Phú Cường
Bình luận