Nhớ về Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI

1.

Hôm nay là kỷ niệm ngày sinh của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI.

Ngài sinh ngày 16 tháng 4 năm 1927 tại Markrl am Jnn, Đức.

Được chịu phép Rửa tội cùng ngày, lấy tên là Josef Alosius Ratzinger.

Ngài được bầu làm Giáo hoàng thứ 265, dưới danh hiệu Bênêđictô XVI.

Sau 8 năm làm Giáo Hoàng, Ngài tự ý xin từ nhiệm, từ ngày 28.2.2013.

2.

Tôi nhớ rất nhiều về Đức Bênêđictô XVI, đặc biệt là về mấy điểm sau đây:

Điểm thứ nhất là Ngài hay nói về đức tin là cuộc gặp gỡ Chúa.

Điểm thứ hai là Ngài hay nói về tình yêu như một lẽ sống.

Xin phép chia sẻ đôi chút về hai điểm trên đây, mà tôi đã học được nhiều từ Ngài.

3.

“Tin là trong cảnh tối tăm của thế giới, tôi chạm vào tay Chúa, và trong thinh lặng, tôi nghe được Lời Chúa, và tôi nhìn thấy được tình yêu Chúa”.

Đức Bênêđictô XVI nói những lời trên ngày 23.2.2013, dịp bế mạc tĩnh tâm giáo triều.

“Tin là gặp gỡ Chúa một cách riêng tư, thân mật”.

Đức Bênêđictô XVI nói lời trên đây với tôi khi Ngài còn là Hồng y Bộ trưởng Bộ Đức tin.

4.

Khi tôi sống đức tin như Đức Bênêđictô XVI diễn tả, tôi mới thấy sống đức tin không phải là chấp nhận một giáo lý, mà là gặp gỡ một Chúa là Đấng thiêng liêng sống động.

Gặp gỡ Chúa một cách thiêng liêng, nhưng thiêng liêng mà vẫn như chạm được vào tay Chúa, nghe được tiếng Chúa, nhìn được tình yêu Chúa.

Gặp gỡ Chúa như vậy bằng đức tin, tôi cảm nhận được một sự thân mật lạ lùng, làm tôi như được chìm vào một hạnh phúc không sao diễn tả được. Tôi gặp được Chúa, Chúa định đoạt về đời tôi. Tôi được an tâm, vì được chính Chúa định đoạt.

5.

Từ kinh nghiệm sống đức tin là gặp gỡ Chúa như vậy, tôi thấy thực tế gọi là sống đức tin nơi nhiều người, kể cả nơi tôi, nếu không tỉnh táo, sẽ chỉ là sống theo những khẩu hiệu thuộc lòng mà thôi. Do vậy, khi thử thách tới, chúng ta sẽ rất dễ để mình bị định đoạt bởi những lợi ích hưởng thụ đôi khi quá nhỏ, mặc dầu vì thế mà phản bội Chúa một cách lạnh lùng, mà chẳng chút gì là ân hận cả. Lý do là vì chúng ta đã chưa hề bao giờ sống đức tin là gặp gỡ Chúa.

Chỉ lo đọc cho lớn tiếng, đọc cho đều giọng “Tôi tin”, và cho đó là sống đức tin, thì thói quen đó sẽ không hề là một cách đào tạo sống đức tin thực thụ.

Sống đức tin là gặp gỡ Chúa, đó là điều thứ nhất, mà tôi được Đức Bênêđictô XVI nhắc bảo.

6.

Điều thứ hai mà Ngài cũng đã thường nhắc bảo tôi, đó là tình yêu.

“Được yêu và biết thương những người khác, đó là động lực để sống hằng ngày”.

Theo Đức Bênêđictô XVI, tình yêu mà Ngài nói dưới nhiều chiều kích và với nhiều hình thức, là điều mà chính Ngài đã từng cảm nhận.

7.

“Nếu người ta không cảm nghiệm về tình yêu, thì người ta không thể nói được về tình yêu. Tôi đã cảm nghiệm về tình yêu bên cha tôi, bên mẹ tôi, bên anh tôi, bên chị tôi... Được yêu và biết yêu những người khác đã tỏ ra cho tôi cái gì là căn bản để tôi có thể sống”.

“Tôi nhận thức rất rõ: Thiên Chúa không phải chỉ là một quyền năng, nhưng còn là tình yêu. Chúa yêu tôi. Chính Người định đoạt đời tôi bằng sức mạnh của tình yêu của Người”.

8.

Những tư tưởng trên đây về tình yêu, mà Đức Bênêđictô XVI chia sẻ, đã giúp tôi rất nhiều trong đời sống thường ngày.

Tôi thấy sống đức tin và sống tình yêu nơi Đức Bênêđictô XVI liên kết với nhau một cách mật thiết.

Riêng tôi, tôi cũng thấy: Có tin mới yêu. Có yêu mới tin. Tin và yêu không thể tách rời.

Cả hai điều phát triển nhờ hồi tâm và thinh lặng cầu nguyện, cũng như suy niệm Thánh Kinh.

9.

Đức Bênêđictô XVI tỏ lộ: Khi nghe các Hồng y bầu Ngài làm Giáo hoàng, Ngài đã cảm nhận tin đó như bị máy chém rơi vào đầu. Ngài nghĩ nếu Chúa bắt Ngài phải vác gánh nặng đó, thì Chúa sẽ giúp Ngài. Ngài cậy tin vào Chúa.

10.

Những tâm sự trên đây của Đức Bênêđictô XVI chứng tỏ Ngài rất khiêm nhường. Khiêm nhường, mặc dầu Ngài rất vĩ đại.

Thời gian làm Giáo hoàng của Đức Bênêđictô XVI là 2872 ngày, thế mà Ngài đã soạn khá nhiều văn bản mang tính chất tông đồ, thu hút khoảng 18 triệu người đến thăm Ngài.

11.

Tới đây, tôi xin cảm tạ Chúa đã ban cho Hội Thánh một vị Giáo hoàng như Đức Bênêđictô XVI. Ngài vẫn còn đó, âm thầm như một ngọn đèn canh thức cầu nguyện.

Xin nhớ về Đức Bênêđictô XVI với tất cả tấm lòng thành kính yêu.

12.

Tôi đang đọc bài suy niệm của Ngài về ba lời sau hết của Chúa Giêsu trên thánh giá:

- Chúa Giêsu cầu cho những kẻ làm khổ Người.

- Chúa Giêsu hứa nước thiên đàng cho kẻ trộm bị đóng đinh bên hữu Người.

- Chúa Giêsu phó thác linh hồn mình trong tay Chúa Cha.

Đọc bài suy niệm đó, tôi càng thêm kính yêu Đức Bênêđictô XVI. Đức tin của Ngài, tình yêu của Ngài đang góp phần không nhỏ trong việc cứu thế giới và Hội Thánh hiện nay, trong đó có tôi là kẻ tội lỗi yếu hèn.

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Chúa Giêsu khóc
Chúa Giêsu khóc
Báo trước, đó là một việc không họa hiếm trong lịch sử cứu độ. Chính Chúa Giêsu đã thực hiện nhiều việc báo trước.
Mới mẻ Tin Mừng
Mới mẻ Tin Mừng
Năm Thánh được chú ý bởi những việc khác thường dễ thấy. Như một số cử hành khác thường, một số hành hương khác thường, một số kinh đọc khác thường. Những việc trên đây được kể là tốt.
Hoán cải
Hoán cải
Năm Thánh kêu gọi chúng ta hoán cải chính mình. Việc hoán cải này có 2 nét chính.
Chúa Giêsu khóc
Chúa Giêsu khóc
Báo trước, đó là một việc không họa hiếm trong lịch sử cứu độ. Chính Chúa Giêsu đã thực hiện nhiều việc báo trước.
Mới mẻ Tin Mừng
Mới mẻ Tin Mừng
Năm Thánh được chú ý bởi những việc khác thường dễ thấy. Như một số cử hành khác thường, một số hành hương khác thường, một số kinh đọc khác thường. Những việc trên đây được kể là tốt.
Hoán cải
Hoán cải
Năm Thánh kêu gọi chúng ta hoán cải chính mình. Việc hoán cải này có 2 nét chính.
Đức tin và văn hóa:  Hai lãnh vực cần tỉnh thức  và cầu nguyện
Đức tin và văn hóa: Hai lãnh vực cần tỉnh thức và cầu nguyện
Trong đời mục vụ, Chúa hay nhắc bảo tôi, lúc lời này, lúc lời kia. Nhưng có một lời Chúa nhắc bảo nhiều nhất, đó là “Hãy tỉnh thức và cầu nguyện” (Mt 24,41).
Chứng nhân âm thầm
Chứng nhân âm thầm
Thời đại mới này đang chứng kiến nhiều khám phá mới. Một trong những khám phá rất quan trọng là nhìn ra sức mạnh to lớn của những cái cực nhỏ, những cái không tỏ hiện, những cái siêu hình.
Trở về
Trở về
Sự trở về nói ở đây được giới hạn trong việc từ bỏ những ảo tưởng nguy hại trong đời sống đạo, để chân thành sống với những thực tế cần thiết cho việc trưởng thành đức tin.
Lộ trình Lời Chúa
Lộ trình Lời Chúa
Một trong những việc mà người phục vụ Dân Chúa cần làm là xem xét lại nhiệm vụ rao giảng của mình. Mình đã thực hiện thế nào? Diễn biến ra sao? Kết quả nhiều hay ít?
Ra khơi từ đâu?
Ra khơi từ đâu?
Tại Việt Nam, “Ra khơi” được nhiều nơi dùng như một khẩu hiệu phong trào. Trong nhiều trường hợp, “Ra khơi” chỉ là ra khơi với một địa chỉ khơi khơi, trông trống vậy thôi. Không biết khởi hành từ đâu, không nhắm địa chỉ nào chính xác.
Trăn trở về cách giới thiệu Tin Mừng
Trăn trở về cách giới thiệu Tin Mừng
Năm Thánh đòi chúng ta phải hoán cải. Nghĩa là các tín hữu Kitô phải đổi mới chính mình. Ðổi mới ở nhiều lãnh vực: Trong suy nghĩ, trong đánh giá, trong ước muốn, trong chọn lựa, trong phong cách. Ðặc biệt phải đổi mới cách giới thiệu Tin Mừng,...