Những nơi tự nhiên chiếm cứ “lãnh địa” của con người

(phần 1)

Đời sống hoang dã từ lâu đối mặt với mối đe dọa thường trực từ con người, nhưng cuộc nghiên cứu gần đây cho thấy, nếu cho cơ hội, các động thực vật ở ngưỡng tuyệt chủng vẫn có thể hồi sinh.

Báo cáo do tổ chức phi lợi nhuận Rewilding Europe (trụ sở Hà Lan) công bố năm 2022 phát hiện nhiều loài chim và động vật có vú ở châu Âu đã sinh sôi trở lại. Điều này phản ánh một thực tế mạnh mẽ: đời sống hoang dã hoàn toàn có khả năng quay lại và “tái chiếm cứ” các lãnh địa một khi có cơ hội. Đôi khi cơ hội đó có thể đơn giản là nơi con người từ bỏ, như các đền thờ cổ xưa, vùng trải qua thiên tai, nhân họa nặng nề, hoặc từng là khu vực chiến sự.

Sau đây là những địa điểm từng có thời người qua kẻ lại đông đúc nhưng nay đã nhường chỗ cho thiên nhiên.

1. Ta Prohm, Campuchia

Đền Ta Prohm, Di sản Thế giới được UNESCO công nhận, từng xuất hiện trong phim “Lara Croft: Tomb Raider” (tựa tiếng Việt: Kẻ cướp lăng mộ) do nữ diễn viên nổi tiếng của Mỹ là Angelina Jolie thủ vai chính và được công chiếu năm 2001. Ngôi đền cổ nằm ở phía đông Angkor Thom, cố đô của đế chế Khmer hùng mạnh một thời.

Ngôi đền được xây dựng vào cuối thế kỷ 12 để làm tu viện và học viện Phật giáo. Hơn 12.500 người từng sống trong khuôn viên đền, với 80.000 người khác ở những ngôi làng xung quanh. Thế nhưng, chỉ trong vòng 3 thế kỷ sau, ngôi đền và vùng phụ cận bị bỏ hoang khi nhà vua dời đô khỏi Angkor. Kể từ đó, đền Ta Prohm bị quên lãng, cho phép cây cối phát triển rậm rạp và rễ cây tạo thành những hình thù kỳ dị.

2. Làng Hậu Đầu Loan, Trung Quốc

Làng Hậu Đầu Loan trên đảo Thặng Sơn thuộc quần đảo Thặng Tứ (tỉnh Chiết Giang) từng có hơn 3.000 dân. Mất hơn 5 giờ di chuyển từ bằng tàu từ đất liền đại lục đến hòn đảo ngoài khơi ở biển phía đông. Vì thế, dân làng gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận giáo dục, trong khi nghề nghiệp lại ít ỏi và thực phẩm khan hiếm. Dân làng bắt đầu rời khỏi hòn đảo từ thập niên 1990 và đến năm 2002, ngôi làng hoàn toàn không còn người ở.

Thế là một làng chài từng đông đúc, nhộn nhịp, đã biến thành một thị trấn hoang vu, không bóng người lui tới. Sự vắng bóng của con người cho phép tự nhiên có điều kiện sinh sôi, và màu xanh của cây cối giờ đây bao phủ bóng khắp chốn. Ngày nay, làng Hậu Đầu Loan trở thành điểm đến du lịch phổ biến, thu hút hơn 90.000 du khách trong năm 2021, theo báo đài địa phương.

3. Thung lũng Mangapurua, New Zealand

Sau thế chiến thứ nhất, chính phủ New Zealand quyết định cấp đất ở thung lũng Mangapurua trên đảo Bắc cho những quân nhân giải ngũ. Bắt đầu khai hoang năm 1919, đã từng có thời điểm, đây là nơi định cư của khoảng 40 người lính và gia đình, những người nỗ lực xây dựng cuộc sống trên mảnh đất hoang vu.

Tuy nhiên, vị trí quá sức hẻo lánh và đất đai nghèo nàn không phù hợp cho hoạt động nông nghiệp khiến thung lũng bị bỏ hoang từ giữa thập niên 1940. Thế là rừng phát triển trở lại và các động vật bản địa quay về nơi cũ. Giờ đây, dấu hiệu còn sót lại cho thấy từng có sự hiện diện của con người tại thung lũng khi xưa là cây cầu bê tông. Mọi thứ còn lại, từ nhà cửa, nông trại, đường sá đều bị thiên nhiên vây phủ. Hiện thung lũng trở thành một phần của công viên quốc gia Whanganui.

4. Xác tàu Yongala, Úc

Sau hơn một thế kỷ yên vị ở thềm biển, xác tàu lớn nhất còn nguyên vẹn của Úc là SS Yongala đã trở thành một hệ sinh thái, cung cấp nơi cư trú cho một số loài động vật biển tuyệt vời. Năm 1911, tức một năm trước khi con tàu Titanic huyền thoại thực hiện chuyến hải trình đầu tiên và cũng là cuối cùng, siêu bão Yasi đã nhấn chìm tàu chạy bằng hơi nước SS Yongala ở khu vực thuộc công viên biển quốc gia Great Barrier Reef. Toàn bộ 122 hành khách và thủy thủ đoàn thiệt mạng, và những gì xảy ra cho con tàu đánh dấu một trong những thảm họa hàng hải thảm khốc nhất lịch sử Úc.

Ngày nay, phần còn lại của xác tàu có chiều dài 109m được phủ đầy san hô màu sắc rực rỡ, và là nhà của hàng trăm chủng loài khác nhau, từ rùa quản đồng, cá đuối cẩm thạch đến cá mập bò và lươn biển.

5. Ilha da Queimada Grande, Brazil

Nằm ngoài khơi bờ biển Sao Paulo ở miền đông nam Brazil, Ilha da Queimada Grande là một hòn đảo được bao quanh bởi những vách đá và được bao phủ bởi rừng nhiệt đới và đồng cỏ. Thế nhưng, nếu bạn cho rằng đây là nơi du lịch lý tưởng thì nhầm, vì cộng đồng hoang dã đủ sức xua đuổi bất kỳ sự hiện diện nào của con người.

Dù diện tích khiêm tốn, Ilha da Queimada Grande là nhà của cộng đồng rắn lục đầu giáo vàng lớn nhất thế giới, ước tính khoảng 2.000 cá thể. Bên cạnh rắn, quần thể động vật trên đảo còn bao gồm dơi, thằn lằn, nhiều loài chim di trú và chim biển.

Cho đến đầu thế kỷ 20, con người vẫn tìm cách bám trụ nơi này. Hòn đảo tùy thời điểm, từng có 3 hoặc 4 thành viên, gồm thủy thủ và người canh gác ngọn hải đăng. Kể từ thập niên 1920, những người cuối cùng đã rời khỏi hòn đảo và đến nay vẫn chưa có người nào can đảm định cư tại đây.

GIANG VÔ YÊN

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Đại diện Trung ương MTTQVN chúc Tết các linh mục ủy viên và nguyên ủy viên
Đại diện Trung ương MTTQVN chúc Tết các linh mục ủy viên và nguyên ủy viên
Sáng ngày 18.1.2025, đoàn công tác của Trung ương MTTQVN do ông Nguyễn Văn Thanh, Trưởng ban Dân tộc - Tôn giáo và Kiều bào đại diện, đã đi thăm và chúc Tết các linh mục là ủy viên, nguyên ủy viên Trung ương MTTQVN tại TPHCM.
Kho quẹt - dân dã mà ngon
Kho quẹt - dân dã mà ngon
Ký ức ngày xưa hiện về với ông bà Năm. Hình ảnh cái nồi đất nhỏ đặt trên lửa riu riu cho sắc lại, mấy đứa con dùng đũa quẹt cái nước chấm kia đến tận đáy nồi mới thôi
Dọn lòng đón tết
Dọn lòng đón tết
Không khí Tết đã rộn ràng ngoài kia, gần lắm. Nhà nhà, người người tất bật sắm sửa, dọn dẹp, chuẩn bị đón một năm mới an khang, thịnh vượng. Thế nhưng, với người Công giáo, có những điều đã trở thành không thể nào quên thực hiện vào dịp...
Đại diện Trung ương MTTQVN chúc Tết các linh mục ủy viên và nguyên ủy viên
Đại diện Trung ương MTTQVN chúc Tết các linh mục ủy viên và nguyên ủy viên
Sáng ngày 18.1.2025, đoàn công tác của Trung ương MTTQVN do ông Nguyễn Văn Thanh, Trưởng ban Dân tộc - Tôn giáo và Kiều bào đại diện, đã đi thăm và chúc Tết các linh mục là ủy viên, nguyên ủy viên Trung ương MTTQVN tại TPHCM.
Kho quẹt - dân dã mà ngon
Kho quẹt - dân dã mà ngon
Ký ức ngày xưa hiện về với ông bà Năm. Hình ảnh cái nồi đất nhỏ đặt trên lửa riu riu cho sắc lại, mấy đứa con dùng đũa quẹt cái nước chấm kia đến tận đáy nồi mới thôi
Dọn lòng đón tết
Dọn lòng đón tết
Không khí Tết đã rộn ràng ngoài kia, gần lắm. Nhà nhà, người người tất bật sắm sửa, dọn dẹp, chuẩn bị đón một năm mới an khang, thịnh vượng. Thế nhưng, với người Công giáo, có những điều đã trở thành không thể nào quên thực hiện vào dịp...
Có ai mong “đợi đến tết Congo”?
Có ai mong “đợi đến tết Congo”?
Hồi trước, tôi hay nghe anh chị tôi nói câu này mà chẳng hiểu gì cả. Dần dà, lờ mờ hiểu là có chờ đợi “mút chỉ” cũng chẳng được gì. Nghĩa là đừng hy vọng vào một điều mà không biết bao giờ sẽ xảy ra như... “đợi Tết...
Ðức năng thắng số, nhân định thắng thiên
Ðức năng thắng số, nhân định thắng thiên
Ở những dòng thơ giới thiệu chị em Thúy Kiều, thi hào Nguyễn Du đã tiên tri số phận của họ. Mặc dù Kiều “so bề tài sắc lại là phần hơn”, nhưng lại là điềm báo cho cuộc đời truân chuyên.
Những giờ kinh tối khó quên
Những giờ kinh tối khó quên
Nếp sinh hoạt hằng ngày của gia đình tôi là bắt đầu giờ kinh tối lúc 9 giờ. Sau khi xem tivi, cả nhà chuẩn bị ghế ngồi quanh chân tượng Chúa và tượng Đức Mẹ.
Nghĩ về phong tục ngày Tết
Nghĩ về phong tục ngày Tết
Tôi vẫn nhớ ngày còn nhỏ, cứ gần Tết là mọi người thi nhau… trả nợ, dù ít dù nhiều thì đều cố gắng không để nợ nần qua năm. Càng không bao giờ dám đi vay mượn vào dịp đầu năm.
Tết này nhà mình đi đâu?
Tết này nhà mình đi đâu?
Dù ở độ tuổi nào và xã hội biến đổi ra sao, thì Tết vẫn luôn có một ý nghĩa đặc biệt trong lòng mỗi người, mỗi gia đình.
Vì mùa Xuân lại sẽ đến
Vì mùa Xuân lại sẽ đến
Nhẩm đếm, còn hai Chúa nhật nữa thôi là Tết, nên đứng đầu trong danh sách việc cần làm là dọn dẹp, sắp xếp nhà cửa. Nếu các góc khác trong nhà tốc độ hoàn thành khá nhanh thì khi dọn đến khu vực kệ sách lại đến quên thời...