Phó tế vĩnh viễn

Vừa qua, trong dịp lễ mở tay của một vị tân linh mục tại giáo xứ Hợp An – Xóm Mới, anh em chúng tôi bàn thảo nhiều chuyện nhà đạo, trong đó có vấn đề “phó tế vĩnh viễn”. Qua trao đổi, chúng tôi cũng mới chỉ hiểu được phần nào, vậy xin báo giúp giải thích thêm.

Nguyễn Văn – Gò Vấp - TPHCM

Trả lời:

Sách Công vụ Tông đồ có nói đến việc các Tông đồ đề nghị với Cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi hãy chọn ra bảy người xứng đáng (Têphanô, Philipphê, Pơrôkhôrô, Nicanô, Timôn, Pácmêna và Nicôla) và sau khi đã được các Tông đồ cầu nguyện và đặt tay, các vị này trở thành những phụ tá giúp đỡ công việc mục vụ của các Tông đồ (Cv 6:1-6), và đây là những phó tế đầu tiên trong Hội Thánh.

Lúc đầu, chức phó tế được hiểu có tính cách vĩnh viễn. Nhưng khoảng thế kỷ IV-V trở đi, Giáo hội Latinh (Tây phương) nói chung xem phó tế như một thánh chức với sứ vụ tạm thời trước khi chịu chức linh mục; đồng thời vai trò của phó tế bị hạn chế vào công việc phụng vụ mà thôi. Mãi cho đến Công đồng Vatican II, Giáo hội mới khôi phục lại vai trò phó tế như “một bậc riêng và vĩnh viễn thuộc phẩm trật” (Lumen Gentium, 29).

Việc khôi phục thánh chức phó tế vĩnh viễn theo tinh thần của Công đồng Vatican II được chính thức áp dụng trong Giáo hội kể từ lúc Đức Thánh Cha Phaolô VI ban hành Tự sắc Sacrum Diaconatus Ordinem (Thánh chức Phó tế) ngày 18.6.1967. Văn kiện này cũng như Bộ Giáo luật 1983 (đ.1031,2-3) quy định rằng các ứng viên phó tế vĩnh viễn phải ít nhất là 25 tuổi nếu độc thân và không thể kết hôn sau khi thụ phong phó tế, hoặc ít là 35 tuổi nếu đã có gia đình với sự đồng thuận của người vợ.

Đức cha Phê-rô Nguyễn Văn Khảm truyền chức phó tế cho các thầy Dòng Đức Mẹ Đồng Công

Để thực hiện sứ vụ được giao, các phó tế vĩnh viễn cần được đào tạo một cách kỹ lưỡng. “Ứng viên lên chức linh mục chỉ có thể chịu chức phó tế sau khi đã học hết 5 năm triết lý và thần học. Sau khi mãn chương trình học, trước khi chịu chức linh mục, phó tế phải thi hành chức thánh bằng cách tham gia làm việc mục vụ trong một thời gian tương xứng tuỳ theo giám mục hay bề trên cao cấp có thẩm quyền xác định. ứng viên lên chức phó tế vĩnh viễn chỉ nhận thánh chức này sau khi đã mãn thời gian huấn luyện (GL 1032).

Nhiệm vụ của phó tế trong Giáo hội quy hướng vào ba trọng điểm:

Bác ái phục vụ giúp đỡ con người, nhất là những người gặp hoàn cảnh bất hạnh xấu số, bệnh tật nghèo khổ, những người già yếu tàn tật, những người bơ vơ cô đơn, tù tội, tị nạn; sinh hoạt hội đoàn đạo đức và thanh thiếu niên.

Rao giảng Lời Chúa - phó tế trên bàn thờ phụ giúp linh mục dâng thánh lễ tạ ơn Thiên Chúa. Phó tế có nhiệm vụ công bố Lời Chúa và được rao giảng diễn giải Lời Chúa, hướng dẫn suy niệm Lời Chúa

Lễ nghi phụng vụ - phó tế phụ giúp trên bàn thờ trong các thánh lễ, được chứng hôn Bí tích Hôn phối, được cử hành Bí tích Rửa tội, được ban chúc lành, cử hành lễ nghi an táng người qua đời; nhưng không được cử hành Bí tích Mình Thánh Chúa, Bí tích Giải tội và Bí tích Xức dầu bệnh nhân. Ba Bí tích này chỉ người có chức thánh linh mục mới được cử hành.

Các phó tế khi cử hành lễ nghi phụng vụ nơi bàn thờ với linh mục, ngày xưa có áo lễ (Dalmatik) riêng cho phó tế. Nhưng ngày nay, thường họ chỉ mặc áo Alba trắng và đeo dây Stola – dây các phép, không thẳng từ trên hai vai xuống đàng trước ngực, mà chéo ngang từ bờ vai bên trái đàng trước ngực và đàng sau lưng sang bờ phía bên phải.

Ở một số nơi, hình thức phó tế vĩnh viễn (nhất là phó tế vĩnh viễn có gia đình) vẫn còn là một điều xa lạ. Lý do là thẩm quyền khôi phục phó tế vĩnh viễn tùy thuộc vào quyết định của Hội đồng Giám mục các nước và với sự chấp thuận của Tòa Thánh: “Các nhóm giám mục địa phương dưới những hình thức khác nhau, với sự chấp thuận của chính Đức Giáo hoàng có đủ thẩm quyền để xem xét có nên bổ nhiệm các phó tế ấy và bổ nhiệm ở đâu, để họ coi sóc các linh hồn” (LG 29).

CGvDT

Chia sẻ:

Bình luận

Toi nhan thay bai viet nay rat huu ich, neu phan ket, tac gia neu ra mot de nghi cho Hoi Dong Giam Muc Viet Nam nen xin DTC phuc hoi chuc pho te vinh vien o Viet nam, thi bai viet con hay hon biet chung nao. Boi vi, theo toi, on goi pho te Vinh vien tuy moi la o Vn, nhung chinh no lai la phuong thuc dac hieu ma Chua muon dung de cuu roi cac linh hon nhat la trong thoi dai ngay nay.
Toi nhan thay bai viet nay rat huu ich, neu phan ket, tac gia neu ra mot de nghi cho Hoi Dong Giam Muc Viet Nam nen xin DTC phuc hoi chuc pho te vinh vien o Viet nam, thi bai viet con hay hon biet chung nao. Boi vi, theo toi, on goi pho te Vinh vien tuy moi la o Vn, nhung chinh no lai la phuong thuc dac hieu ma Chua muon dung de cuu roi cac linh hon nhat la trong thoi dai ngay nay.

có thể bạn quan tâm

Lòng biết ơn,  tin vui đạo đức Việt Nam
Lòng biết ơn, tin vui đạo đức Việt Nam
Cuối năm, ai cũng bận rộn tổng kết. Những người đi xa, người ở nhà, tất cả đều khao khát, mong đợi đoàn tụ.
Đôi nét về Chính thống Giáo
Đôi nét về Chính thống Giáo
Chúng tôi rất thích thú khi đọc thông tin về cuộc gặp gỡ giữa ĐTC Phanxicô và Đức Thượng phụ Chính Thống Nga Kirill (CGvDT 2044, trang 1), nhưng thú thực cũng không hiểu rõ về nhánh Kitô giáo này. Xin CGvDT giúp thêm ý kiến.
Huynh đoàn Piô X
Huynh đoàn Piô X
Huynh đoàn Thánh Piô X do Đức TGM Marcel Lefèvre (Pháp) thành lập năm 1970 và năm 1988 trở thành phong trào ly giáo.
Lòng biết ơn,  tin vui đạo đức Việt Nam
Lòng biết ơn, tin vui đạo đức Việt Nam
Cuối năm, ai cũng bận rộn tổng kết. Những người đi xa, người ở nhà, tất cả đều khao khát, mong đợi đoàn tụ.
Đôi nét về Chính thống Giáo
Đôi nét về Chính thống Giáo
Chúng tôi rất thích thú khi đọc thông tin về cuộc gặp gỡ giữa ĐTC Phanxicô và Đức Thượng phụ Chính Thống Nga Kirill (CGvDT 2044, trang 1), nhưng thú thực cũng không hiểu rõ về nhánh Kitô giáo này. Xin CGvDT giúp thêm ý kiến.
Huynh đoàn Piô X
Huynh đoàn Piô X
Huynh đoàn Thánh Piô X do Đức TGM Marcel Lefèvre (Pháp) thành lập năm 1970 và năm 1988 trở thành phong trào ly giáo.
Cửa Thánh
Cửa Thánh
Truyền thống mở Cửa Thánh có lẽ phát xuất từ thời Đức Giáo hoàng Máctinô V, người đã sử dụng một Cửa Thánh giống hệt như Cửa Thánh ngày nay trong Năm Thánh 1423 tại Vương cung thánh đường Lateranô, tức nhà thờ Chánh tòa của Giám mục Rôma.
Sứ điệp ngày hòa bình thế giới
Sứ điệp ngày hòa bình thế giới
Giáo hội dành ngày 1.1 hằng năm là Ngày hòa bình thế giới. Vào dịp này cũng luôn có Sứ điệp của các vị Giáo hoàng hướng dẫn các tín hữu suy nghĩ và cầu nguyện theo từng chủ đề.
Giáo hội và gia đình
Giáo hội và gia đình
Trong những ngày này, nhóm bạn trẻ chúng tôi hay có dịp đề cập đến Đại hội thế giới về Gia đình lần thứ VIII đang diễn ra tại Philadelphia, Mỹ. Nhưng có nhiều chi tiết bên lề về đại hội không được rõ lắm như đại hội có từ...
Lễ kính và lễ nhớ
Lễ kính và lễ nhớ
Đồng hương chúng tôi hằng năm đều tổ chức mừng lễ bổn mạng Tổng lãnh thiên thần Gabriel (29.9), năm nay nhằm ngày thứ ba trong tuần, trong lịch ghi là lễ kính, vậy chúng tôi có thể xin dời vào Chúa nhật được không?
Ơn đại xá “Portiuncula”
Ơn đại xá “Portiuncula”
Từ trưa ngày 1.8 cho đến hết ngày 2.8, tín hữu đến viếng nhà thờ giáo xứ, đọc một kinh Lạy Cha và một kinh Tin Kính, thì được hưởng một ơn đại xá “Portiuncula”, với những điều kiện thường lệ là xưng tội, rước lễ và cầu nguyện theo...
Phó tế vĩnh viễn
Phó tế vĩnh viễn
Lúc đầu, chức phó tế được hiểu có tính cách vĩnh viễn. Nhưng khoảng thế kỷ IV-V trở đi, Giáo hội Latinh (Tây phương) nói chung xem phó tế như một thánh chức với sứ vụ tạm thời trước khi chịu chức linh mục