Sám hối để hiệp nhất

1. Lời của Thánh Phaolô ngay ở đầu thư thứ nhất gởi cho cộng đoàn Côrintô trong phụng vụ Lời Chúa bộc lộ nỗi niềm chua xót của thánh nhân về sự rạn nứt chia rẽ trong cộng đoàn tín hữu Côrintô. Tông đồ Phaolô cho biết giữa các Kitô hữu có chuyện bè phái với nhau: “Có những luận điệu như: tôi thuộc về Phaolô, tôi thuộc về Apôlô, tôi thuộc về ông Kêpha, tôi thuộc về Đức Kitô” ( 1 Cr 1, 12).

Đứng trước bóng tối đang che phủ cộng đoàn Kitô hữu Côrintô, Thánh Phaolô khuyên họ can đảm phá tan bóng tối đang bao trùm ra khỏi cộng đoàn. Sức mạnh để chiến thắng bóng tối đó là đời sống hiệp nhất. Thánh Phaolô nói: “Thưa anh em, nhân danh Đức Kitô, Chúa chúng ta, tôi khuyên tất cả anh em hãy nhất trí với nhau trong lời ăn tiếng nói, và đừng để có sự chia rẽ giữa anh em, nhưng hãy sống hòa thuận một lòng một ý với nhau” (1 Cr 10,10).

2. Các mối chia rẽ trong cộng đoàn Kitô hữu là thái độ rất nguy hiểm sẽ làm tổn thương nặng nề đến thân thể mầu nhiệm Chúa Kitô. Hơn nữa tình trạng sống chia rẽ tự bản chất luôn đi ngược hoàn toàn với ước muốn của Đức Kitô, khi Ngài cầu nguyện cùng Chúa Cha cho các môn đệ: “Xin cho chúng nên một” (Ga 17,22). Vì hiệp nhất là khát mong của Đức Kitô, nên Thánh Phaolô mạnh dạn nói cho tín hữu Côrintô biết rằng Đức Kitô không thể nào bị chia năm sẻ bảy (x. 1 Cr 10, 13). Bởi vì Thánh Phaolô không chấp nhận một người nào khi tự xưng mình thuộc về Đức Kitô, lại xô đẩy người anh em cùng niềm tin ra khỏi cộng đoàn, coi mình như là mẫu mực để phán đoán đức tin và việc làm của người anh em. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra sự đổ vỡ tất cả mọi nỗ lực của Giáo hội, trong việc xây dựng tình hiệp nhất.

3. Bài Tin Mừng hôm nay thuật lại sự xuất hiện công khai của Chúa Giêsu khi Ngài rao giảng Tin Mừng và những lời nói đầu tiên của sứ điệp Ngài rao giảng đó là sự sám hối : “Anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần” (Mt 4,17). Đối với Chúa Giêsu, sám hối là hành động phải khẩn trương không chờ đợi, là việc làm thường xuyên trong thời gian của cuộc sống, là thước đo nói lên thái độ thiện chí và khiêm nhường của người môn đệ Chúa Kitô. Hơn nữa, sám hối là con đường sẽ hàn gắn mối hiệp thông của người môn đệ với Thiên Chúa là nguyên lý sự hiệp nhất cũng như với anh chị em của mình, là điều kiện để chữa lành vết thương chia rẽ trên thân mình Hội Thánh là nhiệm thể Chúa Kitô.

4. Hằng ngày khi sống giữa anh chị em lương dân, người môn đệ Chúa Kitô luôn cảm thấy mình mang lấy trách nhiệm rất nặng nề là phải nỗ lực trở thành ánh sáng cho lương dân. Đây là tâm tình mà Tiên tri Isaia trong bài đọc thứ nhất kêu mời: “Đoàn dân đang ngồi trong cảnh tối tăm đã thấy một ánh sáng huy hoàng, những kẻ đang ngồi trong vùng bóng tối của tử thần nay được ánh sáng bừng lên chiếu rọi” (Is 9, 1). Thật là nghịch lý khi phải mang trong mình sứ mạng thao thức trở nên ánh sáng mà vẫn còn có sự thù hận, xúc phạm, bè phái, phân biệt giữa các cá nhân, các hội đoàn, các xứ đạo với nhau… Thái độ này sẽ là cản trở khủng khiếp cho việc rao giảng sứ điệp Tin mừng về sự hiệp nhất, là sức mạnh tàn phá mọi nỗ lực của Hội Thánh trên con đường xây dựng sự hiệp nhất, là vết thương đau đớn hằng in sâu trên thân mình Giáo hội.

5. Như vậy để xây dựng sự hiệp nhất với nhau, để niềm khát mong trở thành ánh sáng cho muôn dân, người môn đệ Chúa Kitô hãy can đảm thực hiện cuộc hành trình, đó là hãy để sứ điệp Tin mừng của Chúa Kitô hướng dẫn và ăn rễ sâu vào đời sống hằng ngày là: “Hãy sám hối”. Khi sám hối chúng ta sẽ được nhìn thấy tội lỗi của mình, được Chúa tha thứ những bất toàn. Khi biết sám hối, chúng ta sẽ có nhiều cơ hội đón nhận tâm tình hòa giải và lời tha thứ của anh chị em và vết thương chia rẽ trong cộng đoàn dễ dàng được hàn gắn. Quyết tâm sám hối, chúng ta còn phải không ngừng nỗ lực thực hiện cuộc hành trình sống như Đức Kitô mà Thánh Phaolô đã mời gọi: “Giữa anh em với nhau, anh em hãy có tâm tình như Đức Kitô” (Pl 2, 5). Tâm tình như Đức Kitô là : “Nhất trí với nhau trong lời ăn tiếng nói, và đừng để có sự chia rẽ giữa anh em, nhưng hãy sống hòa thuận một lòng một ý với nhau” (1 Cr 1, 10).

Xin Mẹ Maria giúp chúng ta kiên trì đi trên cuộc hành trình sám hối và không biết mệt mỏi sống tâm tình như Đức Kitô, nhờ đó những nỗ lực xây dựng sự hiệp nhất trong Hội Thánh luôn được tiến triển tích cực, cũng như giữa thế gian chúng ta sẽ trở nên ánh sáng cho muôn người.

Lm. Giuse Nguyễn MINH CHÁNH - Gx. Phú Lương, GP. Phú Cường

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Một Thiên Chúa duy nhất
Một Thiên Chúa duy nhất
Chỉ có Một Thiên Chúa duy nhất. Đây là đạo lý trọng yếu. Bởi đó, chỉ có Ngài là Đấng phải được tôn thờ. Các thần minh khác chẳng là gì. Thánh Kinh cũng cho thấy các mối quan hệ nội tại trong thần tính mà giáo lý dùng từ...
Giới luật hàng đầu
Giới luật hàng đầu
Có thể nói đời sống đức tin Kitô giáo được xây dựng trên giới răn quan trọng này: yêu mến Chúa trên hết mọi sự và thương yêu tha nhân như chính mình.
Mù (tự nhiên)
Mù (tự nhiên)
Mù là tình trạng không thể nhìn thấy. Việc chữa lành bệnh mù lòa thể lý một trong nhiều những phép lạ Chúa Giêsu Kitô đã thực hiện.
Một Thiên Chúa duy nhất
Một Thiên Chúa duy nhất
Chỉ có Một Thiên Chúa duy nhất. Đây là đạo lý trọng yếu. Bởi đó, chỉ có Ngài là Đấng phải được tôn thờ. Các thần minh khác chẳng là gì. Thánh Kinh cũng cho thấy các mối quan hệ nội tại trong thần tính mà giáo lý dùng từ...
Giới luật hàng đầu
Giới luật hàng đầu
Có thể nói đời sống đức tin Kitô giáo được xây dựng trên giới răn quan trọng này: yêu mến Chúa trên hết mọi sự và thương yêu tha nhân như chính mình.
Mù (tự nhiên)
Mù (tự nhiên)
Mù là tình trạng không thể nhìn thấy. Việc chữa lành bệnh mù lòa thể lý một trong nhiều những phép lạ Chúa Giêsu Kitô đã thực hiện.
Xin cho con được thấy
Xin cho con được thấy
Tin Mừng Maccô thuật lại câu chuyện Chúa Giêsu làm cho anh mù Bactimê được sáng mắt. Đây là phép lạ cuối cùng của Chúa khi còn ở trần gian.
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXIX TN - năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXIX TN - năm B
Không phải chỉ hai ông Giacôbê và Gioan mới thích danh vọng. Mười ông kia cũng thích nên ghen tức với hai ông.
Cầu nguyện cho việc truyền giáo
Cầu nguyện cho việc truyền giáo
Có người nói với tôi: “Thưa cha, gia đình ông B sống trong giáo xứ bao nhiêu năm mà chẳng chịu theo đạo?” Tôi hỏi lại: “Bạn đã bao giờ cầu nguyện cho ông B đó theo đạo chưa? Nếu không làm gì mà họ theo đạo mình cũng khó...
Chúa Giêsu Kitô và những hồi đáp
Chúa Giêsu Kitô và những hồi đáp
Tân Ước kể lại một số hồi đáp Chúa Giêsu Kitô, từ phía những ai đã tiếp xúc với Người, những hồi đáp tích cực lẫn tiêu cực.
Khôn ngoan đích thực
Khôn ngoan đích thực
Người thanh niên trong bài Tin Mừng hôm nay có thể ví như một doanh nhân trẻ thành đạt của thời đại. Doanh thu của anh càng ngày càng tăng.
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXVII TN - năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXVII TN - năm B
Đọc câu hỏi của mấy người Pharisêu trong Mc 10,2. Bạn thấy câu hỏi này có phải là một cái bẫy không? Tại sao đó lại là cái bẫy?