Sĩ tử thành phố cũng cần được tiếp sức

Hoạt động chung tay góp sức với xã hội, đồng hành với học sinh ở xa dự thi tại thành phố đã trở thành nét đẹp truyền thống của nhiều cộng đoàn trong TGP.TPHCM. Nhưng đối với những sĩ tử của thành phố thì sao?

NÊN CÓ NHỮNG ĐỘNG THÁI ĐỒNG HÀNH

Bà Nguyễn Thị Cúc (Gx Xóm Chiếu, TGP.TPHCM): Quy chế thi tốt nghiệp và tuyển sinh Đại học, Cao đẳng đã được thay đổi nên lượng sĩ tử đổ về TPHCM đã giảm rõ rệt. Hoạt động tiếp sức mùa thi ở các cộng đoàn cũng vì thế trầm lắng hơn. Theo tôi, để tiếp tục việc hỗ trợ học sinh, giáo xứ có thể có những hoạt động đồng hành với con em xứ mình, chẳng hạn như dâng lễ cầu nguyện, tìm hiểu những trường hợp khó khăn cần được giúp đỡ... Trước và sau kỳ thi, các huynh trưởng, giáo lý viên nên hỏi thăm, nhắc nhở, động viên nếu sĩ tử đang sinh hoạt trong đoàn Thiếu nhi Thánh Thể. Chắc chắn không riêng gì con em mình mà mọi học sinh sắp bước vào kỳ thi quan trọng này, nếu có được sự quan tâm của xứ đạo, sẽ thấy vui và hạnh phúc rất nhiều.

NỖI LÒNG THÍ SINH

Em Lâm Vũ Thiên Phúc (Gx Tân Định, TGP.TPHCM): Sắp bước vào kỳ thi, tâm trạng em vô cùng căng thẳng, hồi hộp. Em thấy rất nhiều giáo xứ trong thành phố hỗ trợ các bạn ở xa chỗ ăn ở, việc này rất tốt. Thí sinh sống tại thành phố như em có thể chưa cần được hỗ trợ như thế nhưng sẽ rất hạnh phúc nếu giáo xứ tạo điều kiện cho sĩ tử chúng em ở những phương diện khác như tổ chức buổi họp mặt cho các sĩ tử giao lưu với nhau, gặp gỡ những anh chị đã trải qua các kỳ thi trước chia sẻ kinh nghiệm... Trước ngày thi, chúng em mong có một buổi cầu nguyện để nâng đỡ tinh thần, giúp chúng em có một tâm lý vững vàng. Năm nay, hình thức thi gần giống như năm ngoái, chỉ khác ở chỗ nộp hồ sơ vào trường nào rồi thì không rút ra nữa và thí sinh có thể nộp được hai trường. Tuy không thay đổi nhiều nhưng sự khác nhau ấy có lẽ cũng sẽ gây chút bối rối. Do vậy, ngoài những buổi tư vấn ở trường, em cũng mong muốn giáo xứ có thêm những buổi tương tự.

NHU CẦU TRỢ GIÚP SẼ KHÁC HƠN

Bà Nguyễn Thị Thu Hương (Ban TSMT-Gx Hàng Sanh, TGP.TPHCM): Những năm trước, giáo xứ tổ chức mời giáo viên đến hỗ trợ thí sinh củng cố kiến thức trong khoảng thời gian cận ngày thi. Cạnh đó, giáo xứ vẫn giữ truyền thống dâng lễ cầu nguyện cho các em trước kỳ thi. Chúng tôi cũng rất sẵn lòng trợ giúp sĩ tử tìm đến vì có đội ngũ giới trẻ sẵn sàng làm xe ôm hay hướng dẫn, tư vấn. Tuy nhiên, chẳng có mấy ai! Nguyên nhân có lẽ là các hoạt động tiếp sức cho thí sinh sống ngay trong thành phố chưa được phổ biến rộng? Với các em sống tại thành phố hay ngay trong giáo xứ, có thể nhu cầu cần được trợ giúp sẽ khác hơn, cho nên trước những thay đổi của quy chế thi, tuyển sinh, chúng ta có lẽ cần có nhiều hướng mới, phương cách mới để nâng đỡ.

KHÔNG THỂ BỎ LƠ CON EM TRONG XỨ

Ông Trần Viết Hợp (Trưởng ban TSMT-Gx Tân Sa Châu, TGP.TPHCM): Ngoài việc hưởng ứng lời kêu gọi của Caritas giáo phận tiếp đón các sĩ tử phương xa, cũng không thể bỏ lơ con em trong xứ, bởi chúng tôi quan niệm làm bác ái ở nơi khác mà tại giáo xứ mình lại không quan tâm là chưa tròn bổn phận. Ngoài những giờ cầu nguyện, tĩnh tâm, mỗi buổi tối trước ngày thi ở xứ còn có những buổi sinh hoạt chung. Tại đây các em gặp mặt, sẻ chia với nhau, được nghe những lời chỉ dạy, hướng dẫn từ những giáo viên đã từng đi coi thi ở nhiều nơi. Giáo xứ còn mời những bạn sinh viên đến vừa để cộng tác làm tình nguyện viên, vừa truyền đạt kinh nghiệm trong việc ôn thi và làm bài. Ngoài ra, nếu gia đình nào không thể đưa đón con đến trường cũng sẽ được bộ phận tình nguyện viên tiếp sức “đưa đến nơi, về đến chốn”.

CÁC GIÁO KHU CẦN SÂU SÁT

Ông Nguyễn Văn Đại (Gx Bình Đông, TGP.TPHCM): Phải thú thực là trong những năm qua, vì quá chú tâm đến các thí sinh bên ngoài nên mọi người quên mất con em trong xứ. Ở đó có lẽ cũng có không ít con em thuộc hoàn cảnh gia đình khó khăn, do vậy, các giáo khu, các đoàn thể cần sâu sát tìm hiểu để đề xuất với giáo xứ giúp đỡ cách thiết thực. Ngoài ra, việc khích lệ tinh thần đối với các em cũng rất quan trọng như lời động viên của cha xứ hay thánh lễ cầu nguyện cho các em trước ngày thi...

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Thường trực Ban Bí thư Lương Cường làm Chủ tịch nước
Thường trực Ban Bí thư Lương Cường làm Chủ tịch nước
Chiều 21.10, trong ngày làm việc đầu tiên của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, với 440/440 đại biểu tán thành, đã thông qua Nghị quyết bầu Thường trực Ban Bí thư Lương Cường giữ chức Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026.
Ủng hộ hơn 35 tỷ đồng cho Quỹ “Vì biển đảo quê hương - Vì tuyến đầu Tổ quốc”
Ủng hộ hơn 35 tỷ đồng cho Quỹ “Vì biển đảo quê hương - Vì tuyến đầu Tổ quốc”
Tối 22.10.2024, Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM và Đài truyền hình Thành phố đã phối hợp thực hiện chương trình giao lưu nghệ thuật “Hướng về biên giới, biển đảo Tổ quốc” lần thứ 11 năm 2024.
Khu thể thao quốc gia lớn nhất TPHCM  sau 30 năm quy hoạch
Khu thể thao quốc gia lớn nhất TPHCM sau 30 năm quy hoạch
Khu liên hợp ban đầu quy hoạch trên diện tích 466ha, nhưng sau nhiều lần điều chỉnh còn 212ha; trong đó, 180ha được dùng đầu tư vào các cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật.
Thường trực Ban Bí thư Lương Cường làm Chủ tịch nước
Thường trực Ban Bí thư Lương Cường làm Chủ tịch nước
Chiều 21.10, trong ngày làm việc đầu tiên của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, với 440/440 đại biểu tán thành, đã thông qua Nghị quyết bầu Thường trực Ban Bí thư Lương Cường giữ chức Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026.
Ủng hộ hơn 35 tỷ đồng cho Quỹ “Vì biển đảo quê hương - Vì tuyến đầu Tổ quốc”
Ủng hộ hơn 35 tỷ đồng cho Quỹ “Vì biển đảo quê hương - Vì tuyến đầu Tổ quốc”
Tối 22.10.2024, Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM và Đài truyền hình Thành phố đã phối hợp thực hiện chương trình giao lưu nghệ thuật “Hướng về biên giới, biển đảo Tổ quốc” lần thứ 11 năm 2024.
Khu thể thao quốc gia lớn nhất TPHCM  sau 30 năm quy hoạch
Khu thể thao quốc gia lớn nhất TPHCM sau 30 năm quy hoạch
Khu liên hợp ban đầu quy hoạch trên diện tích 466ha, nhưng sau nhiều lần điều chỉnh còn 212ha; trong đó, 180ha được dùng đầu tư vào các cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật.
Hiệp thông với 7 tội Giáo hội xin Chúa tha thứ
Hiệp thông với 7 tội Giáo hội xin Chúa tha thứ
Dõi theo tiến trình Thượng Hội đồng Giám mục Thế giới đang diễn ra tại Roma, nhiều người có những tâm tình hiệp thông trước việc Giáo hội nhìn nhận tội lỗi và xin Chúa tha thứ trong ngày khai mạc khóa họp.
Hạn mức đất giao cho tổ chức tôn giáo
Hạn mức đất giao cho tổ chức tôn giáo
Ngày 11.10.2024, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định số 73/2024/QĐ-UBND quy định hạn mức diện tích đất giao cho tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc trên địa bàn.
Chuyện đường sá hiện nay
Chuyện đường sá hiện nay
Trung tuần tháng 10, lực lượng chức năng đã tiến hành dặm vá “ma trận ổ gà” trên quốc lộ 51, trước Khu du lịch Sơn Tiên (TP.Biên Hòa).
Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam 
Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam 
Với chủ đề “Đoàn kết - Dân chủ - Đổi mới - Sáng tạo - Phát triển”, Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024-2029 diễn ra từ ngày 16-18.10 tại Thủ đô Hà Nội.
Điều đọng lại ở các trung tâm hành hương kính Ðức Mẹ
Điều đọng lại ở các trung tâm hành hương kính Ðức Mẹ
Với mỗi tín hữu, viếng thăm các trung tâm hành hương kính Ðức Mẹ dường như không còn là chuyện xa lạ. Trong lòng từng người, ắt cũng sẽ có những ấn tượng khó phai với một vài nơi chốn thiêng liêng ấy…
TPHCM khởi động dự án chống ngập ở quận 7
TPHCM khởi động dự án chống ngập ở quận 7
Hai dự án chống ngập và xây kè đường Trần Xuân Soạn (quận 7) có tổng vốn 375 tỷ đồng, dự kiến sẽ hoàn thành năm 2025, góp phần chỉnh trang đô thị cho Nam Sài Gòn.