Số Ba trong Kinh Thánh

1. Ba vị tổ phụ công chính trước và sau trận đại hồng thủy

Theo Sáng thế ký, ba vị tổ phụ công chính trước trận đại hồng thủy là:

- Aben (con ông Ađam).

- Khanốc (con ông Gierét).

- Nôê (con ông Laméc).

Ba vị tổ phụ công chính sau trận đại hồng thủy là:

- Ápram được Thiên Chúa đổi tên là Ápraham (con ông Tera).

- Ixaác (con ông Ápraham).

- Giacóp được Thiên Chúa đổi tên là Ítraen (con ông Ixaác).

2. Có ba vị thiên thần được nói rõ tên trong Kinh Thánh

- Tổng lãnh thiên thần Micaen (chép trong Đanien).

- Thiên thần Gáprien (Luca 1:19).

- Luxiphe trở thành Satan vì sa ngã (Isaia 14:12-17).

3. Chỉ có ba vị được phép kêu cầu Thiên Chúa bất cứ điều gì

- Vị thứ nhất là vua Salômôn:

“Tại Ghípôn, đang đêm Thiên Chúa hiện ra báo mộng cho vua Salômôn, Thiên Chúa dạy: Ngươi cứ xin đi, Ta sẽ ban cho” (1 Các vua 3:5).

- Vị thứ hai là vua Akhát:

“Một lần nữa Thiên Chúa bảo vua Akhát: Ngươi cứ xin Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi ban cho ngươi một dấu dưới đáy âm phủ hoặc trên chốn cao xanh” (Isaia 7:10-11).

- Vị thứ ba là Chúa Giêsu (con một của Thiên Chúa):

“Con là con của Cha, ngày hôm nay Cha đã sinh ra con. Con cứ xin, rồi Cha ban tặng…” (Thánh vịnh 2:7-8).

4. Chỉ có ba môn đồ được chứng kiến Đức Giêsu hiển dung trên núi cùng với hai ông Môsê và ông Êlia; ba môn đồ này được thấy cả ba vị đàm đạo

“Đức Giêsu đem các ông Phêrô, Giacôbê và Gioan là em ông Giacôbê đi theo mình. Người đưa các ông đi riêng ra một chỗ, tới một ngọn núi cao. Rồi Người biến đổi hình dạng trước mặt các ông. Dung nhan Người chói lọi như mặt trời, và y phục Người trở nên trắng tinh như ánh sáng. Và bỗng các ông thấy ông Môsê và ông Êlia hiện ra đàm đạo với Người” (Mátthêu 17:1-3).

5. Chúa đã cầu nguyện ba lần trong vườn Ghếtsêmani

Buổi tối từ 11 giờ đến khuya, trước ngày chịu đóng đinh trên thập giá, Chúa đã cầu nguyện ba lần trong vườn Ghếtsêmani:

- Lần thứ nhất, Chúa sấp mặt xuống, cầu nguyện: “Lạy Cha, nếu có thể được, xin cho con khỏi phải uống chén này. Tuy vậy, xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha” (Mátthêu 26:39).

- Lần thứ hai, Chúa cầu nguyện như sau: “Lạy Cha, nếu con cứ phải uống chén này mà không sao tránh khỏi, thì xin vâng ý Cha” (Mátthêu 26:42).

- Lần thứ ba, Chúa cũng cầu nguyện như vậy (Mátthêu 26:44).

6. Con số ba trong sự kiện Chúa hy sinh trên Đồi Sọ (Gôngôtha)

- Quân dữ dựng ba thập giá trên Đồi Sọ: Cái ở giữa dành cho Chúa, hai bên dành cho hai tên cướp (Mátthêu 27:37).

- Khi Chúa bị đóng đinh rồi, suốt trong ba giờ liền (từ giờ thứ sáu tới giờ thứ chín, theo cách tính giờ của người Do Thái thời cổ), “bóng tối bao phủ cả mặt đất” (Mátthêu 27:45).

- Đức Giêsu trút hơi thở sau cùng trên thập giá vào giờ thứ chín, tức là khoảng ba giờ chiều theo cách tính giờ hiện nay (Mátthêu 27:46-50).

- Sau ba ngày trong hầm mộ, Chúa Giêsu đã phục sinh (Mátthêu 28:1-10).

7. Tổng số sách của Tân ước là bội số của ba

Tính từ sách Mátthêu đến Khải huyền, Kinh Thánh Tân ước tổng cộng có 27 sách, tức là 3x3x3. Theo thứ tự, cụ thể các sách gồm có: (1) Mátthêu; (2) Máccô; (3) Luca; (4) Gioan; (5) Tông đồ công vụ; (6) Rôma; (7) 1 Côrintô; (8) 2 Côrintô; (9) Galát; (10) Êphêsô; (11) Philiphê; (12) Côlôssê; (13) 1 Thessalonica; (14) 2 Thessalonica; (15) 1 Timôthê; (16) 2 Timôthê; (17) Titô; (18) Philêmon; (19) Do Thái; (20) Giacôbê; (21) 1 Phêrô; (22) 2 Phêrô; (23) 1 Gioan; (24) 2 Gioan; (25) 3 Gioan; (26) Giuđa; (27) Khải huyền.

8. Trong Tân ước có ba sách nói tới ba thứ tội lỗi về sắc dục

- Tội yêu đương đồng tính:

“Đàn bà không quan hệ theo lẽ tự nhiên, mà lại làm điều trái tự nhiên. Đàn ông cũng vậy, không quan hệ với đàn bà theo lẽ tự nhiên, mà lại đem lòng thèm muốn lẫn nhau: Đàn ông bậy bạ với đàn ông” (Rôma 1:26-27).

- Tội loạn luân:

“Đi đâu cũng chỉ nghe nói đến chuyện dâm ô xảy ra giữa anh em, (…), có kẻ ăn ở với vợ kế của cha mình!” (1 Côrintô 5:1).

- Tội ngoại tình (gian dâm):

“Nhưng Ta trách ngươi điều này: Ngươi dung túng Ideven, người đàn bà xưng mình là nữ ngôn sứ; nó mê hoặc các tôi tớ của Ta, dạy chúng làm chuyện gian dâm (…). Ta đã cho nó có thời giờ hối cải, nhưng nó không muốn hối cải mà từ bỏ thói gian dâm. Này đây, Ta bắt nó phải liệt giường, và làm cho những kẻ ngoại tình với nó phải lâm cảnh gian truân khốn khổ, nếu chúng không hối cải mà từ bỏ những việc chúng làm” (Khải huyền 2:20-22).

9. Ba thì quá khứ, hiện tại và tương lai được dùng trong Khải huyền để diễn tả Thiên Chúa là Đấng phi thời gian

Để diễn tả Thiên Chúa là Đấng vượt mọi thời gian, Khải huyền đã dùng cả ba thì quá khứ, hiện tại và tương lai khi nhắc tới Ngài. Chẳng hạn:

“Xin ơn phúc và an bình đến với anh em từ Ngài, là Đấng đang có, đã có và sẽ đến…” (1:4).

Cũng theo Khải huyền, khi nói về chính Ngài, Thiên Chúa cũng dùng luôn ba thì quá khứ, hiện tại và tương lai như sau:

“Ta là Anpha và Ômêga, là Đấng đang có, đã có và sẽ đến, là Đấng Toàn Năng” (1:8).

10. Khải huyền nhiều lần dùng con số ba khi thuật lại những tai ách kinh hoàng

Nhắc tới bốn thiên thần trong số bảy vị cầm bảy chiếc kèn đứng chầu trước Thiên Chúa, Khải huyền nhiều lần dùng con số ba khi thuật lại những tai ách kinh hoàng như dưới đây:

- Sau tiếng kèn của thiên thần thứ nhất thì: “Một phần ba mặt đất bị thiêu hủy, một phần ba cây cối bị thiêu hủy …” (8:7).

- Sau tiếng kèn của thiên thần thứ hai thì: “Một phần ba biển hóa thành máu, một phần ba các loài thụ tạo sống dưới biển đều chết, và một phần ba tàu bè bị phá hủy.” (8:8-9)

- Sau tiếng kèn của thiên thần thứ ba thì: “Từ trên trời một ngôi sao lớn cháy như đuốc rơi xuống một phần ba sông ngòi và các nguồn nước (…). Một phần ba nước trở nên đắng, và nhiều người chết vì thứ nước đã hóa đắng ấy” (8:10-11).

- Sau tiếng kèn của thiên thần thứ tư thì: “Một phần ba mặt trời, một phần ba mặt trăng và một phần ba các ngôi sao bị đánh trúng, khiến cho một phần ba mặt trời, một phần ba mặt trăng và một phần ba các ngôi sao đều trở nên tối tăm. Một phần ba ban ngày không có ánh sáng, và một phần ba ban đêm cũng thế” (8:12).

- Sau bốn tiếng kèn ấy, có “một con đại bàng bay giữa không trung, cất tiếng kêu vang [ba lần]: Khổ thay! Khổ thay! Khổ thay những người sống trên mặt đất, vì sắp nổi lên những tiếng kèn còn lại của ba vị thiên thần khác!” (8:13).

11. Khải huyền nói tới ba tà thần ô uế

“… ba tà thần ô uế nhảy ra như những con ếch. Chúng quả là những thần khí của ma quỷ, chúng làm những dấu lạ và đi đến với vua chúa trên khắp cả thiên hạ, nhằm tập hợp họ lại để giao chiến trong ngày lớn lao của Thiên Chúa Toàn Năng” (16:13-14).

12. Khải huyền dùng số ba khi nói tới thành Giêrusalem mới

- Thành Giêrusalem mới có mười hai (3x4) cửa do mười hai (3x4) thiên thần canh giữ, và trên các cửa có ghi tên mười hai (3x4) chi tộc con cái Ítraen (21:13).

- Phía đông thành này có ba cửa, phía bắc có ba cửa, phía nam có ba cửa và phía tây có ba cửa (21:13).

- Tường thành xây trên mười hai (3x4) nền móng, trên đó có tên mười hai (3x4) Tông Đồ của Con Chiên (21:14).

- Thành này hình vuông, đo được mười hai ngàn (3x4.000) dặm, chiều dài, chiều rộng và chiều cao đều bằng nhau (21:15, 16).

- Tường thành đo được một trăm bốn mươi bốn (3x48) thước (21:17).

Dũ Lan Lê Anh Dũng

tin liên quan

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Một cái nắm tay…
Một cái nắm tay…
Tôi hình như chưa từng thấy ba má mình nắm tay nhau. Có lẽ, những vất vả mưu sinh cùng bao thăng trầm của gia đình đã khiến cho cử chỉ ấy mai một. Hoặc là ba má tôi chẳng hề có thói quen ấy.
Mùa cưới, mùa yêu thương
Mùa cưới, mùa yêu thương
Chị Hà về tới đầu hẻm thì quay xe, vòng ra ngõ sau. Trả lời cậu con trai nhỏ đang thắc mắc, chị bảo: “Trong hẻm có đám cưới con à, mình đi đường khác để tránh phiền người ta”. Thâm tâm chị nghĩ thêm, lâu lâu mới có dịp,...
“Vâng lời Thầy con thả lưới"
“Vâng lời Thầy con thả lưới"
Hằng năm, vào dịp lễ kính hai thánh Phêrô - Phaolô, những ngư dân thuộc giáo phận Phan Thiết có truyền thống tề tựu về tham dự thánh lễ làm phép ghe, thuyền. Họ cùng con thuyền của mình mong ước một năm bình an, thuận lợi khi ra khơi...
Một cái nắm tay…
Một cái nắm tay…
Tôi hình như chưa từng thấy ba má mình nắm tay nhau. Có lẽ, những vất vả mưu sinh cùng bao thăng trầm của gia đình đã khiến cho cử chỉ ấy mai một. Hoặc là ba má tôi chẳng hề có thói quen ấy.
Mùa cưới, mùa yêu thương
Mùa cưới, mùa yêu thương
Chị Hà về tới đầu hẻm thì quay xe, vòng ra ngõ sau. Trả lời cậu con trai nhỏ đang thắc mắc, chị bảo: “Trong hẻm có đám cưới con à, mình đi đường khác để tránh phiền người ta”. Thâm tâm chị nghĩ thêm, lâu lâu mới có dịp,...
“Vâng lời Thầy con thả lưới"
“Vâng lời Thầy con thả lưới"
Hằng năm, vào dịp lễ kính hai thánh Phêrô - Phaolô, những ngư dân thuộc giáo phận Phan Thiết có truyền thống tề tựu về tham dự thánh lễ làm phép ghe, thuyền. Họ cùng con thuyền của mình mong ước một năm bình an, thuận lợi khi ra khơi...
Cuốn sách cha cho
Cuốn sách cha cho
Khi cầm trên tay, tôi chú ý đến tựa sách “Gặp gỡ Thánh Inhã - Đấng sáng lập Dòng Tên”. Nó nhỏ nhắn, chỉ dài khoảng một gang tay.
Áo dài chụp ảnh rộn ràng sắc Xuân
Áo dài chụp ảnh rộn ràng sắc Xuân
Hằng năm, cứ khoảng từ sau lễ Giáng Sinh đến cận Tết Nguyên đán là các cửa tiệm cho thuê áo dài và phụ kiện lại được dịp vào mùa. Ðó là mùa “làm đẹp” tấp nập nhất trong năm.
Góc bình yên ở làng phong Qui Hòa   
Góc bình yên ở làng phong Qui Hòa  
Làng phong Qui Hòa (Qui Nhơn) đã trải qua gần một thế kỷ hiện diện. Nơi đây trước kia được các tu sĩ Công giáo xây dựng nhằm giúp những người mắc bệnh phong có nơi chữa trị, sinh sống.
Bước trên đường hy vọng
Bước trên đường hy vọng
Người ta nói gen Z là thế hệ dễ tổn thương. Mỗi lúc như thế, không hiểu sao tôi lại cầm lên quyển “Đường Hy Vọng” - cuốn sách chứa đầy kỷ niệm, tôi mượn được từ người anh cùng cơ quan, để mong tìm thấy chút hy vọng trong...
“Nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà“
“Nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà“
Tâm trạng này đâu khó chia sẻ, bởi ai cũng từng gặp trong chính mình, đó là ham đi, càng xa càng tốt, rồi cuối cùng mệt nhoài. Nôn nao chuẩn bị cho hành trình, hồi hộp háo hức, để rồi khi đến chốn mong đợi, lại muốn bỏ về....
Ước mơ đưa nghệ thuật Việt Nam  ra thế giới
Ước mơ đưa nghệ thuật Việt Nam ra thế giới
Chỉ còn vài ngày nữa thôi, người phụ nữ đa tài Nguyễn Thị Xuân Phượng (sinh năm 1929 tại Huế) sẽ bước vào tuổi 96.