Sống tuần thánh với tinh thần nghèo khó và khiêm nhường

1.

Khó nghèo và khiêm nhường là những giá trị cao quý của Phúc Âm. Những giá trị cao quý này vốn được đề cao trong Hội Thánh. Nhưng, lịch sử cho thấy những giá trị cao quý ấy nhiều khi như bị chìm xuống ở một số dòng đời quá nhiều sóng gió thế tục. Lúc đó, Chúa lại báo động.

2.

Lúc đó chính là lúc này. Lúc này Hội Thánh đang bị chao đảo bởi sóng gió trần tục. Chính lúc này, Chúa gởi đến Hội Thánh một vị Giáo hoàng, để báo động. Ngài báo động bằng cách nêu gương sáng về sống khó nghèo và khiêm nhường. Nhiều người đã hiểu được thánh ý Chúa. Họ đã bắt đầu điều chỉnh lại nếp sống đạo của họ, để tinh thần khó nghèo và khiêm nhường của họ góp phần vào chương trình cứu độ của Chúa. Báo động của Chúa đang được nhiều người lắng nghe. Xin cảm tạ Chúa.

3.

Riêng tôi, tôi tập trung sự điều chỉnh của tôi trong Tuần Thánh này.

Trước hết, sống khó nghèo và khiêm nhường là nhận biết mình tội lỗi.

Đừng đổ tội cho ai cả. Nhưng lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng. Lỗi trong tư tưởng, lời nói, việc làm và những điều thiếu sót. Lỗi quan trọng nhất là từ chối tình yêu Chúa, không mến Chúa và không yêu thương người khác theo gương Chúa, nhất là không tin đủ vào tình yêu thương xót Chúa, không gần gũi đủ và không phục vụ đủ những kẻ bần cùng.

4.

Sự khó nghèo và khiêm nhường như vậy thường là chưa đủ, mà còn phải tỉnh thức, không để mình nâng mình lên trên kẻ khác. Sẽ rất nguy hiểm, nếu tôi tự coi mình hơn những kẻ khác, nhất là hơn họ về mặt đạo đức, dù họ là ai. Tôi hãy bắt chước Chúa quỳ xuống rửa chân cho mọi người.

5.

Khó nghèo và khiêm nhường còn là nhận biết mình chẳng có công phúc gì, mà chỉ cậy tin mến yêu Chúa là Đấng xót thương vô cùng.

Tôi tin cậy, mến yêu Chúa như trẻ thơ tin cậy, mến yêu mẹ của mình. Còn hơn thế nữa, khi tôi biết Chúa đã xuống trần, đã đành chịu mọi khổ đau, sau cùng đã vui lòng chịu chết trên thánh giá, để cứu chuộc tôi. Sự cậy tin, yêu mến của tôi xét cho cùng cũng là một ơn Chúa ban. Một ơn nhưng không. Tôi nhận ra điều đó, khi tôi thờ lạy Chúa trong phép Thánh Thể mà Chúa đã lập ra trong bữa Tiệc Ly.

6.

Sự khó nghèo và khiêm nhường còn phải là thái độ vâng phục ý Chúa, không bao giờ dám coi ý riêng mình là thánh ý Chúa, dù ý riêng mình có vẻ hợp lý đến đâu.

Xưa, trong Tuần Thánh đã có vô số việc coi như hợp lý, nhưng lại sai lầm. Các thượng tế, khi căn cứ vào luật đạo để kết án Chúa Giêsu, họ cho là hợp lý, nhưng lại sai lầm. Đám đông, khi nghe các thượng tế xúi giục để xin đóng đinh Chúa, họ cho là hợp lý, nhưng lại sai lầm. Chính thánh Phêrô, khi rút gươm chém người bắt Chúa, ngài cũng tưởng là hợp lý, nhưng đã sai lầm.

7.

Sự khó nghèo và khiêm nhường còn phải là vững tin, không dám đặt giới hạn cho những bất ngờ.

Ai đâu có ngờ, ông Simon là người ngoại đạo, đã được Chúa thương kêu gọi vác đỡ thánh giá cho Chúa. Ai đâu có ngờ, người trộm bị đóng đinh bên hữu Chúa, đã được Chúa hứa ban phúc thiên đàng ngay hôm đó.

Ai đâu có ngờ, ông Giuđa, một tông đồ Chúa, vừa mới được phong chức thánh, vừa mới chịu Mình Thánh, lại bị Satan nhập, ngay trước mặt Chúa Giêsu là Đấng Rất Thánh.

8.

Khó nghèo và khiêm nhường nhất là ở sự chấp nhận con đường thánh giá, như Chúa Giêsu, để cộng tác vào chương trình cứu độ.

Chúa có thể dùng nhiều con đường vinh quang, quyền lực, để cứu đời. Nhưng Người đã chọn con đường thánh giá. Đó là con đường khó nghèo và khiêm nhường tột độ. Tôi cũng phải chọn con đường đó.

9.

Khó nghèo và khiêm nhường còn ở sự bao dung tha thứ một cách quảng đại.

Chúa Giêsu đã bao dung và tha thứ cho mọi kẻ đã làm hại Người. Người bị loại trừ, còn Người thì chẳng loại trừ ai, Người cũng không ép buộc ai phải đón nhận tình thương của Người. Người dạy chúng ta phải yêu thương nhau, coi đó là dấu chỉ của người môn đệ Chúa.

10.

Cụ thể hơn cả, khó nghèo và khiêm nhường là chấp nhận những giới hạn đang xảy ra cho tôi lúc này, như những yếu đuối cả phần xác lẫn phần hồn, những đớn đau của mình và của đồng bào, những hoàn cảnh không như mình muốn. Chấp nhận là không dễ. Nhưng tôi xin chấp nhận với niềm hân hoan của đức tin.

Tôi xin Chúa ban ơn cho tôi biết chịu tất cả những sự xảy ra, với tinh thần khó nghèo và khiêm nhường, biết cậy tin và phó thác nơi Chúa giàu tình yêu thương xót, để đền tội cho mình và cho nhiều người.

“Lạy Cha, con xin phó thác con trong tay Cha”.

11.

Cũng là cụ thể, khó nghèo và khiêm nhường, khi tôi biết trân trọng đón nhận mọi nâng đỡ của những người khác, bất cứ lớn nhỏ, bất cứ họ là ai. Trân trọng đón nhận, như những món quà quý giá góp phần vào chương trình Chúa cứu độ tôi. Còn tôi, tôi sẽ góp phần bằng những việc rất nhỏ, theo khả năng Chúa ban.

12.

Và cũng là cụ thể, khó nghèo và khiêm nhường khi tôi nhận ra nhiều tâm hồn đạo đức đang âm thầm bước theo Chúa. Họ khá đông. Mỗi người mỗi cách. Họ đang là những bông hoa thiêng báo hiệu sự sống và sự sống lại.

Với chút chia sẻ chân thành trên đây, tôi xin thân ái cầu chúc mọi người gần xa một Tuần Thánh đầy ơn đổi mới, dẫn tới một lễ Phục Sinh chan chứa niềm vui và hạnh phúc của Chúa Giêsu là Đấng Cứu Chuộc chúng ta.

Long Xuyên, ngày 23 tháng 3 năm 2013

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Một thoáng kiểm tra vẻ đẹp “khiêm nhường”
Một thoáng kiểm tra vẻ đẹp “khiêm nhường”
Có tài đức mà vẫn khiêm nhường. Có địa vị mà vẫn khiêm nhường. Có trí thức mà vẫn khiêm nhường. Ðược khen hay bị chê, họ vẫn bình tĩnh khiêm nhường.
Cảm nghiệm về Chúa
Cảm nghiệm về Chúa
Những tôn giáo quá nghiêng về lý trí đang đổ vỡ thê thảm, đang khi những tín ngưỡng đưa con người đến những cảm nghiệm thiêng liêng lại trở nên hấp dẫn lạ lùng. Ðó là nhận định của một số nhà quan sát tôn giáo và xã hội.
Con đường hạt lúa
Con đường hạt lúa
Người môn đệ Chúa Giêsu là mọi tín hữu. Nhưng ở đây, danh từ này được giới hạn cho những ai dấn thân đi theo Chúa Giêsu một cách đặc biệt, để mở mang Nước Trời.
Một thoáng kiểm tra vẻ đẹp “khiêm nhường”
Một thoáng kiểm tra vẻ đẹp “khiêm nhường”
Có tài đức mà vẫn khiêm nhường. Có địa vị mà vẫn khiêm nhường. Có trí thức mà vẫn khiêm nhường. Ðược khen hay bị chê, họ vẫn bình tĩnh khiêm nhường.
Cảm nghiệm về Chúa
Cảm nghiệm về Chúa
Những tôn giáo quá nghiêng về lý trí đang đổ vỡ thê thảm, đang khi những tín ngưỡng đưa con người đến những cảm nghiệm thiêng liêng lại trở nên hấp dẫn lạ lùng. Ðó là nhận định của một số nhà quan sát tôn giáo và xã hội.
Con đường hạt lúa
Con đường hạt lúa
Người môn đệ Chúa Giêsu là mọi tín hữu. Nhưng ở đây, danh từ này được giới hạn cho những ai dấn thân đi theo Chúa Giêsu một cách đặc biệt, để mở mang Nước Trời.
Tứ Chung
Tứ Chung
Tháng 11 hằng năm, tại Giáo hội Việt Nam, thói quen cầu nguyện cho các người đã qua đời vốn được thực hiện sốt sắng. Nhân dịp này, suy nghĩ về Tứ Chung dưới ánh sáng đức tin là một cách mỗi tín hữu dọn mình.
Khởi đầu  cho một cuộc sống khác
Khởi đầu cho một cuộc sống khác
Tháng 11 hằng năm, phụng vụ kêu gọi người đang sống hãy nghĩ đến người đã chết. Kêu gọi này rất hợp với tâm lý người Công giáo Việt Nam. Vì thế, trong tháng 11 này, khắp nơi, sẽ có những buổi cầu nguyện cho những người đã qua đời....
Ðạo và đức
Ðạo và đức
Hiện nay, trong nhiều lãnh vực xã hội, đồng bào Việt Nam để ý nhiều đến người đạo đức, mặc dầu người tài người giỏi vẫn được quý trọng.
Truyền giáo và Lời Chúa hứa: “Thầy sẽ ở lại với các con...”
Truyền giáo và Lời Chúa hứa: “Thầy sẽ ở lại với các con...”
Trước khi về trời, Chúa Giêsu đã truyền dạy các tông đồ hãy đi rao giảng Tin Mừng cho mọi dân tộc. Rồi Ngài hứa: “Thầy sẽ ở lại với các con mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20).
Nhân tháng Mân Côi nhớ lời Ðức Mẹ nhắn nhủ
Nhân tháng Mân Côi nhớ lời Ðức Mẹ nhắn nhủ
Thế giới đang đi vào một hoàn cảnh nghiêm trọng. Nghiêm trọng nhất là bệnh tình của tâm hồn con người: Lỗi lầm cá nhân tăng. Suy thoái đạo đức tăng
Đạo lý lành mạnh
Đạo lý lành mạnh
Người rao giảng đạo lý lành mạnh cần phải chuyên cần học hỏi. Nơi Sách Thánh, nơi Lời Ðức Giêsu Kitô, nhờ đặc sủng, nhờ kết hợp với Ðức Giêsu Kitô và ánh sáng Chúa Thánh Thần.