Tỉnh thức trong đêm tối

CHÚA NHẬT XIX THƯỜNG NIÊN - NĂM C

Bài đọc 1: Kn 18,6-9 ; Bài đọc 2: Dt 11,1-2.8-19 ; Phúc Âm: Lc 12,32-48

1.

Từ chìa khóa của đoạn Tin Mừng này là “Tỉnh thức”. Chúa Giêsu dùng hai dụ ngôn để minh họa bài học tỉnh thức. Dụ ngôn người đầy tớ: Tỉnh thức như một người đầy tớ đang đợi chủ đi ăn cưới không biết sẽ về lúc nào (Tiệc cưới ở Do Thái kéo dài không biết đến bao giờ mới kết thúc, có khi kết thúc buổi chiều, có khi mãi tới nửa đêm hay muộn hơn nữa). Người đầy tớ ấy “thắt lưng cho gọn” (tư thế sẵn sàng làm việc), và “thắp đèn cho sẵn” (để khi chủ về thấy lối mà vào nhà. Tư thế sẵn sàng phục vụ). Nếu biết rõ lúc nào chủ về thì dễ hơn nhiều, vì chỉ cần chờ gần tới lúc đó mới thắt lưng và thắp đèn. Nhưng vì không biết chừng nào chủ về nên phải sẵn sàng luôn. Vừa nghe thấy một tín hiệu nhỏ cho biết chủ sắp về tới là mau mắn làm việc và phục vụ ngay. Như thế tỉnh thức đi kèm với sẵn sàng và nhanh nhạy.

Kết quả hình ảnh cho cầu nguyện

Tỉnh thức để làm gì? Dụ ngôn nói “để đợi chủ về”. Nghĩa đầu tiên là đợi chờ ngày Chúa Giêsu lại đến; nghĩa thứ hai là ngày chết của mỗi người; nghĩa thứ ba là những lúc Chúa đến viếng thăm ban ơn cho ta. Trong cả ba trường hợp ấy, chỉ có ai tỉnh thức, sẵn sàng và nhanh nhạy mới gặp được Chúa và được Chúa thưởng.

Dụ ngôn quản gia trung thành (41-48): dụ ngôn này nói riêng cho những người có trách nhiệm lãnh đạo. Luca hay dùng danh từ “quản lý” để chỉ những kẻ lãnh đạo (x. 16,1.3.8). Người lãnh đạo được Thiên Chúa giao coi sóc giáo đoàn phải trung thành phục vụ mọi người cho tới khi Chúa Quang lâm. Khi đó người ấy sẽ được trọng thưởng. Trái lại, nếu nghĩ rằng Chúa chậm Quang lâm để rồi lạm dụng chức vụ lo cho bản thân (ăn uống lu bù) và ngược đãi kẻ khác (đánh đập tôi trai tớ gái) thì khi đến Ngày Quang lâm sẽ bị trừng phạt nặng. Chức vụ càng cao thì hình phạt càng nặng. Ý chính là trung thành trong nhiệm vụ được giao.

2.

Trong tất cả mọi chuyến bay, khi máy bay vừa cất cánh và đã ổn định đường bay, các tiếp viên hàng không đều chỉ dẫn cho hành khách phải làm những gì khi rủi mà máy bay gặp tai nạn. Sự việc này có nghĩa là mặc dù chuyến bay đã được chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng, nhưng người ta vẫn chưa dám chắc là sẽ an toàn 100%, do đó phải chuẩn bị đối phó với điều bất ngờ.

Trong bài Tin Mừng này, Chúa Giêsu cũng ban cho chúng ta những chỉ dẫn cho chuyến bay cuộc đời. Ngài bảo phải luôn tỉnh thức sẵn sàng, như một người đầy tớ chuẩn bị sẵn mọi thứ để chờ chủ về bất cứ lúc nào. Lời dạy của Chúa rất hợp lý, bởi vì cuộc sống con người rất bấp bênh. Càng sống nhiều năm, con người càng cảm nhận sự bấp bênh của cuộc sống: người ta có thể chết ở bất cứ tuổi nào, bất cứ ở đâu và chết vì đủ thứ lý do.

Ở những vùng thường bị lũ lụt, dân luôn chuẩn bị sẵn sàng để nếu có lũ thì tài sản không bị hư hao. Vào mùa hè thường xảy ra hỏa hoạn, người ta cũng nhắc nhau lúc nào cũng chuẩn bị sẵn sàng. Ðối với nhà cửa và tài sản, chúng ta biết chuẩn bị sẵn sàng, vậy tại sao không biết chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc sống đời đời?

Chuẩn bị sẵn sàng không có nghĩa là đã hoàn thành hết mọi việc phải làm (được như vậy thì càng tốt, nhưng ít ai được như vậy), mà là lúc nào cũng đang làm tốt việc bổn phận. Một tu sĩ kia đang quét nhà trong tu viện. Chợt một người đến hỏi : “Nếu một giờ nữa anh phải chết thì anh sẽ làm gì?”. Vị tu sĩ trả lời : “Tôi cứ tiếp tục quét nhà cho xong”.

Làm tốt việc bổn phận không phải chỉ là làm cho xong việc bổn phận đó, mà còn là làm cách vui vẻ và với lòng yêu mến. Cựu Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc, ông Dag Hammarskjold đã để lại câu sau đây: “Có ngày nào mà niềm vui thì lớn còn nỗi buồn thì nhỏ không?”. Và chính ông trả lời: “Thưa có, ngày nào chúng ta biết sống với bổn phận và chu toàn bổn phận thì ngày đó chúng ta sẽ thấy niềm vui thật lớn và thấy những nỗi buồn thật nhỏ nhoi”. Thi hào Tagore cũng có một câu tương tự: “Tôi ngủ mơ thấy đời sống là vui. Tôi thức giấc thấy đời sống là bổn phận. Tôi làm việc và thấy bổn phận là niềm vui”.

Lm. Carôlô HỒ BẶC XÁI, Tổng Ðại diện giáo phận Cần Thơ

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật I Mùa Vọng- năm C
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật I Mùa Vọng- năm C
Chủ đề của bài Tin Mừng hôm nay là về ngày Quang Lâm của Chúa Giêsu (Lc 21,27). Đây là ngày Nước Thiên Chúa đến gần, đến một cách trọn vẹn và chung cục (Lc 21,31)
Chúa Giêsu Kitô lại đến
Chúa Giêsu Kitô lại đến
Chúa Giêsu Kitô sẽ lại đến hữu hình và vinh quang vào thời sau hết để phục sinh kẻ chết, xét xử thế gian, tiêu diệt sự dữ lẫn sự nghịch thù với Thiên Chúa và hoàn thành Nước Chúa. Các tín hữu được khích lệ sẵn sàng đón Người...
Ðứng vững trong đức tin
Ðứng vững trong đức tin
Bắt đầu Mùa Vọng, Giáo hội mời gọi các tín hữu hướng về Ngày Chúa đến. Ngôn sứ Giêrêmia đã khẳng định với dân Israel rằng Thiên Chúa sẽ sai Đấng Messia đến giải thoát họ, đó là việc Chúa đến lần thứ nhất (Gr 33,14-16).
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật I Mùa Vọng- năm C
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật I Mùa Vọng- năm C
Chủ đề của bài Tin Mừng hôm nay là về ngày Quang Lâm của Chúa Giêsu (Lc 21,27). Đây là ngày Nước Thiên Chúa đến gần, đến một cách trọn vẹn và chung cục (Lc 21,31)
Chúa Giêsu Kitô lại đến
Chúa Giêsu Kitô lại đến
Chúa Giêsu Kitô sẽ lại đến hữu hình và vinh quang vào thời sau hết để phục sinh kẻ chết, xét xử thế gian, tiêu diệt sự dữ lẫn sự nghịch thù với Thiên Chúa và hoàn thành Nước Chúa. Các tín hữu được khích lệ sẵn sàng đón Người...
Ðứng vững trong đức tin
Ðứng vững trong đức tin
Bắt đầu Mùa Vọng, Giáo hội mời gọi các tín hữu hướng về Ngày Chúa đến. Ngôn sứ Giêrêmia đã khẳng định với dân Israel rằng Thiên Chúa sẽ sai Đấng Messia đến giải thoát họ, đó là việc Chúa đến lần thứ nhất (Gr 33,14-16).
Vua
Vua
Ở Đông Phương thời cổ, thể chế quân chủ có liên hệ mật thiết với vương quyền thần linh: Vua trở thành vị trung gian bẩm sinh giữa các thần linh và nhân loại.
Những giá trị Nước Trời
Những giá trị Nước Trời
Câu chuyện Tin Mừng hôm nay mời gọi mọi người nhìn lại vụ án nổi tiếng nhất trong lịch sử nhân loại: vụ án Giêsu.
Hãm mình
Hãm mình
Hãm mình là việc con người từ bỏ điều vui thích hay chấp nhận sự khó nhọc, thiếu thốn, để ý chí dễ dàng tuân theo thánh ý Thiên Chúa hơn và dự phần vào Cái Chết của Chúa Kitô.
Hy sinh
Hy sinh
Hy sinh bỏ mình là chịu mất tiện nghi riêng vì người khác, như bà Ruth vì chồng (R 2,11), Giuđa vì em (St 44,33-34), tín hữu Do thái vì Chúa (Dt 10,34), Môsê vì dân Chúa (Dt 11,24-27).
Chứng nhân cho những giá trị văn hóa mới
Chứng nhân cho những giá trị văn hóa mới
Hôm nay Giáo hội Việt Nam mừng kính trọng thể các thánh chết vì đạo tại Việt Nam. Đây là những người làm chứng cho Chúa, cho những giá trị căn bản của nền văn hóa Công giáo trong ba thế kỷ XVII - XVIII - XIX.
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXXII TN - năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXXII TN - năm B
Bà góa đã bỏ vào thùng tiền “tất cả những gì bà có, tất cả những gì để nuôi thân”. Đối với Đức Giêsu, bà góa dù bỏ số tiền rất nhỏ vào thùng nhưng lại là người bỏ nhiều hơn mọi người khác.