Trái đất đối mặt nguy cơ chưa từng có đến từ khí thải

Thập niên từ năm 2011 đến 2020 là giai đoạn nóng nhất trong lịch sử đối với đất đai và các đại dương, trong bối cảnh tốc độ biến đối khí hậu gia tăng một cách báo động.

Ngày 5.12, tại Hội nghị COP28 ở Dubai (UAE), Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) công bố báo cáo ghi nhận tình trạng ô nhiễm không khí gia tăng đã thiết lập những kỷ lục nhiệt độ mới đối với đất đai và các đại dương trong giai đoạn 2011-2020.

Xu hướng đáng buồn

Năm 2023 dự kiến là năm nóng nhất trong lịch sử ghi chép, với 6 tháng liên tiếp lập nhiệt độ kỷ lục toàn cầu. Các nhà khoa học cho biết nhiệt độ nóng chưa từng có trong năm nay là kết quả kép đến từ ảnh hưởng El Nino và biến đổi khí hậu do con người gây ra (chủ yếu do sử dụng nhiên liệu hóa thạch).

Phát hiện của WMO về thập niên nóng nhất trong lịch sử là sự tiếp tục xu hướng diễn ra trong vòng 30 năm trở lại đây. “Mỗi thập niên từ những năm 1990 đều nóng hơn so với thập niên trước đó, và chúng tôi chưa ghi nhận được dấu hiệu tức thời nào cho thấy xu hướng này đang đảo ngược. Chúng ta buộc phải cắt giảm ngay khí thải gây hiệu ứng nhà kính và xem đây là ưu tiên, vượt qua những điều cần lưu ý khác, nếu muốn ngăn chặn nguy cơ biến đổi khí hậu vượt khỏi tầm kiểm soát”, Đài CNN dẫn lời Tổng Thư ký WMO Petteri Taalas.

Trong khi mật độ của tất cả dạng khí phát thải khiến Trái đất nóng lên tiếp tục gia tăng trong thập niên 2011-2020, cơ quan LHQ cảnh báo sự gia tăng khí methane đang đặc biệt gây quan ngại. “Xu hướng đáng báo động ở đây là tốc độ phát thải khí methane gần như tăng gấp đôi trong thập niên từ 2011-2020”, bà Elena Manaenkova, Phó Tổng Thư ký WMO, phát biểu tại một cuộc họp báo.

Ô nhiễm kỷ lục trên toàn cầu

Một báo cáo khác do Dự án Carbon Toàn cầu công bố ngày 4.12 phát hiện ô nhiễm carbon đến từ nhiên liệu hóa thạch đang trên đà thiết lập kỷ lục mới trong năm 2023, theo đó lượng phát thải cao hơn 1,1% so với năm 2022. Ô nhiễm khí hậu đến từ mọi dạng nhiên liệu hóa thạch, gồm than, dầu, khí đốt tự nhiên, đang gia tăng trên khắp thế giới. Thế nhưng, dự án ghi nhận một số dạng lại nổi bật hơn ở những nước cụ thể. Kết quả cho thấy phát thải từ than và dầu khí gia tăng đáng kể ở Ấn Độ và Trung Quốc, trong khi Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) chứng tỏ đà sụt giảm rõ rệt về khí thải đến từ than đá. Trong khi đó, phát thải từ khí đốt tự nhiên đang gia tăng ở Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ, nhưng lại giảm ở EU.

Lần đầu tiên, các nhà khoa học tham gia Dự án Carbon Toàn cầu cũng công bố phát hiện cho thấy phát thải đến từ hoạt động hàng không dân dụng và tàu bè đang gia tăng. Cả hai hoạt động này dự kiến phát thải hơn 11,9% so với năm ngoái, và chủ yếu đến từ hoạt động hàng không.

Chuyên gia Pierre Friedlingstein, nhà khoa học khí hậu của Đại học Exeter (Anh), nhận xét các tác động của biến đổi khí hậu trên toàn cầu đang hết sức rõ ràng xung quanh chúng ta, nhưng những hành động nhằm giảm phát thải carbon từ nhiên liệu hóa thạch lại chậm chạp đến mức đáng thương. Với tốc độ khí thải đang tăng, các nhà nghiên cứu ước tính có đến 50% khả năng thế giới sẽ phải đối mặt viễn cảnh khủng khiếp: nhiệt độ toàn cầu có thể tăng hơn 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp trong 7 năm nữa, tức vào năm 2030. Đây cũng là mức nhiệt độ được đề ra trong thỏa thuận giữa các nước tham gia Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu vào năm 2015. Các nhà nghiên cứu cảnh báo nếu ngưỡng này bị bứt phá, con người và các hệ sinh thái sẽ rất khó thích ứng trước những ảnh hưởng đến từ khí hậu và môi trường.

Con người và các hệ sinh thái sẽ rất khó thích ứng trước những ảnh hưởng đến từ khí hậu và môi trường

Cuối tuần trước, hơn 117 chính phủ tham gia Hội nghị COP28 ở Dubai nhất trí tăng gấp 3 năng lực của năng lượng tái tạo, và tăng gấp đôi tốc độ cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng vào năm 2030. Một số nhà lãnh đạo cũng ủng hộ nỗ lực loại trừ dần nhiên liệu hóa thạch, nhưng nhìn chung thế giới vẫn ít khi trừng phạt những vi phạm về khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Đồng thời, một nghiên cứu xác nhận công nghệ rút CO2 khỏi khí quyển hầu như chẳng làm được gì để ngăn chặn nhiệt độ toàn cầu tiếp tục nóng lên trong năm nay. Giáo sư Corinne Le Quéré của Đại học Đông Anglia (Anh) cảnh báo mọi quốc gia và vùng lãnh thổ cần phải đẩy nhanh tốc độ khử carbon để tránh những hậu quả tệ hại nhất và không thể vãn hồi có thể ập đến.

HỒNG HOANG

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Đại diện Trung ương MTTQVN chúc Tết các linh mục ủy viên và nguyên ủy viên
Đại diện Trung ương MTTQVN chúc Tết các linh mục ủy viên và nguyên ủy viên
Sáng ngày 18.1.2025, đoàn công tác của Trung ương MTTQVN do ông Nguyễn Văn Thanh, Trưởng ban Dân tộc - Tôn giáo và Kiều bào đại diện, đã đi thăm và chúc Tết các linh mục là ủy viên, nguyên ủy viên Trung ương MTTQVN tại TPHCM.
Kho quẹt - dân dã mà ngon
Kho quẹt - dân dã mà ngon
Ký ức ngày xưa hiện về với ông bà Năm. Hình ảnh cái nồi đất nhỏ đặt trên lửa riu riu cho sắc lại, mấy đứa con dùng đũa quẹt cái nước chấm kia đến tận đáy nồi mới thôi
Dọn lòng đón tết
Dọn lòng đón tết
Không khí Tết đã rộn ràng ngoài kia, gần lắm. Nhà nhà, người người tất bật sắm sửa, dọn dẹp, chuẩn bị đón một năm mới an khang, thịnh vượng. Thế nhưng, với người Công giáo, có những điều đã trở thành không thể nào quên thực hiện vào dịp...
Đại diện Trung ương MTTQVN chúc Tết các linh mục ủy viên và nguyên ủy viên
Đại diện Trung ương MTTQVN chúc Tết các linh mục ủy viên và nguyên ủy viên
Sáng ngày 18.1.2025, đoàn công tác của Trung ương MTTQVN do ông Nguyễn Văn Thanh, Trưởng ban Dân tộc - Tôn giáo và Kiều bào đại diện, đã đi thăm và chúc Tết các linh mục là ủy viên, nguyên ủy viên Trung ương MTTQVN tại TPHCM.
Kho quẹt - dân dã mà ngon
Kho quẹt - dân dã mà ngon
Ký ức ngày xưa hiện về với ông bà Năm. Hình ảnh cái nồi đất nhỏ đặt trên lửa riu riu cho sắc lại, mấy đứa con dùng đũa quẹt cái nước chấm kia đến tận đáy nồi mới thôi
Dọn lòng đón tết
Dọn lòng đón tết
Không khí Tết đã rộn ràng ngoài kia, gần lắm. Nhà nhà, người người tất bật sắm sửa, dọn dẹp, chuẩn bị đón một năm mới an khang, thịnh vượng. Thế nhưng, với người Công giáo, có những điều đã trở thành không thể nào quên thực hiện vào dịp...
Có ai mong “đợi đến tết Congo”?
Có ai mong “đợi đến tết Congo”?
Hồi trước, tôi hay nghe anh chị tôi nói câu này mà chẳng hiểu gì cả. Dần dà, lờ mờ hiểu là có chờ đợi “mút chỉ” cũng chẳng được gì. Nghĩa là đừng hy vọng vào một điều mà không biết bao giờ sẽ xảy ra như... “đợi Tết...
Ðức năng thắng số, nhân định thắng thiên
Ðức năng thắng số, nhân định thắng thiên
Ở những dòng thơ giới thiệu chị em Thúy Kiều, thi hào Nguyễn Du đã tiên tri số phận của họ. Mặc dù Kiều “so bề tài sắc lại là phần hơn”, nhưng lại là điềm báo cho cuộc đời truân chuyên.
Những giờ kinh tối khó quên
Những giờ kinh tối khó quên
Nếp sinh hoạt hằng ngày của gia đình tôi là bắt đầu giờ kinh tối lúc 9 giờ. Sau khi xem tivi, cả nhà chuẩn bị ghế ngồi quanh chân tượng Chúa và tượng Đức Mẹ.
Nghĩ về phong tục ngày Tết
Nghĩ về phong tục ngày Tết
Tôi vẫn nhớ ngày còn nhỏ, cứ gần Tết là mọi người thi nhau… trả nợ, dù ít dù nhiều thì đều cố gắng không để nợ nần qua năm. Càng không bao giờ dám đi vay mượn vào dịp đầu năm.
Tết này nhà mình đi đâu?
Tết này nhà mình đi đâu?
Dù ở độ tuổi nào và xã hội biến đổi ra sao, thì Tết vẫn luôn có một ý nghĩa đặc biệt trong lòng mỗi người, mỗi gia đình.
Vì mùa Xuân lại sẽ đến
Vì mùa Xuân lại sẽ đến
Nhẩm đếm, còn hai Chúa nhật nữa thôi là Tết, nên đứng đầu trong danh sách việc cần làm là dọn dẹp, sắp xếp nhà cửa. Nếu các góc khác trong nhà tốc độ hoàn thành khá nhanh thì khi dọn đến khu vực kệ sách lại đến quên thời...