Trọn vẹn với lời khấn thứ tư

Mang ước mơ trở thành thầy thuốc và tu sĩ từ thuở bé, khi nhìn thấy hoàn cảnh nhiều người nghèo đau ốm không có điều kiện chữa trị, cha Antôn Nguyễn Chân Hồng đã chọn ơn gọi của dòng Gioan Thiên Chúa với đặc sủng chuyên biệt về y tế cùng lời khấn thứ tư: “phục vụ bệnh nhân”.

CON ĐƯỜNG ĐẾN TÌNH YÊU TRỢ THẾ

Mầm ơn gọi của cha ngày nào hình thành từ những tấm gương đạo đức, hy sinh của các linh mục, tu sĩ mà mình có dịp tiếp xúc. Vì hoàn cảnh khó khăn, cả gia đình cha phải rời quê nhà, một tỉnh nghèo miền Trung để vào Nam tìm kế mưu sinh. Dù vậy, trong tâm hồn của người thanh niên xứ Nghệ luôn day dứt ý tưởng phải làm một công việc gì đó nhằm giúp ích cho người khác, nhất là những người có hoàn cảnh khốn khổ như mình ngày xưa. Rồi trong một lần đến chữa bệnh ở nhà dòng Gioan Thiên Chúa, hình ảnh các tu sĩ phục vụ bệnh nhân một cách tận tụy với tất cả tình yêu thương đã đánh động cha dấn thân vào hội dòng này. Cha nhập dòng năm 1991 khi vừa tròn 23 tuổi và lãnh nhận sứ vụ linh mục năm 2008.

Dẫu là tu sĩ hay linh mục, việc học ngành y là điều kiện bắt buộc trong chương trình đào tạo của dòng Gioan Thiên Chúa, bên cạnh các môn thần học dành cho những người sống đời thánh hiến, bởi phục vụ người bệnh ngoài cái tâm còn cần kiến thức và kỹ năng chuyên môn. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo của trường Cao đẳng Y tế Đồng Nai, cha bắt đầu dấn thân vào nhiều hoạt động phục vụ bệnh nhân của dòng. Công tác giảng dạy, huấn luyện các kiến thức y khoa được cha đặc biệt quan tâm.

Ngài gắn bó nhất với hoạt động của nhóm “Gia đình chăm sóc bệnh nhân”, hay còn gọi nôm na là “hội kẻ liệt”. Cùng một số anh em tu sĩ, cha đã quy tụ nhiều người giúp kẻ liệt qua sự giới thiệu của các cha xứ, đồng thời tổ chức cho họ những khóa huấn luyện về linh đạo và đặc sủng trong công tác mục vụ bệnh nhân; ngoài ra là những kiến thức cơ bản về y tế cộng đồng, sơ cấp cứu, bệnh truyền nhiễm, chăm sóc bệnh nhân... Để được cấp giấy chứng nhận, những người tham gia khóa học còn phải trải qua các buổi tập huấn và kỳ thi sát hạch. Mặt khác, giáo trình giảng dạy ngày cần được hoàn thiện và nâng cao hơn nên công việc của cha Hồng cũng thêm phần trách nhiệm. Đối với học viên lớn tuổi, khả năng tiếp thu chậm, cha mày mò soạn giáo trình bằng Powerpoint và Video để tăng khả năng nghe nhìn và dễ tiếp thu nhất cho các học viên...

Hiện nay, các khóa vẫn được duy trì với hàng trăm học viên đến từ các giáo phận Xuân Lộc, TPHCM, Long Xuyên, Đà Lạt, Phú Cường…, đông đảo nhất là GP Xuân Lộc với vài ngàn người, TGP.TPHCM hơn 1000 học viên… Từ đây, nhiều nhóm “Gia đình chăm sóc bệnh nhân” đã được gầy dựng.

Từ năm 2008, khi Caritas Việt Nam tái hoạt động và Ủy ban Bác ái Xã hội/HĐGMVN có một mảng liên quan đến việc mục vụ chăm sóc bệnh nhân, cha đã cùng các anh em trong dòng giúp huấn luyện về y tế cộng đồng cho các thành viên Caritas. Đến nay, đã có khoảng 17 khóa, trung bình mỗi khóa khoảng 300 học viên. Việc đồng hành, huấn luyện cộng tác viên Caritas trong lãnh vực này giúp cha có thêm mối gắn kết với nhiều giáo phận.

ĐỐI DIỆN VỚI PHẬN NGƯỜI GIÂY PHÚT SAU CÙNG

Nhiều năm qua, cha Hồng đã sống cùng anh em trong hội dòng ở khu nhà ngay kế cận bệnh viện Thánh Tâm (Đồng Nai) và bệnh viện của dòng Gioan Thiên Chúa. Hằng ngày, cha lui tới với người bệnh, thăm nom, trò chuyện, xoa dịu mặt tinh thần, trong đó có nhiều bệnh nhân không cùng niềm tin tôn giáo. Nhiều lần chuyện trò hỏi thăm, thấy gia cảnh ai đáng thương, cha chia sẻ thêm với họ những gì mình có, đôi khi chỉ là hộp bánh, phong kẹo, nhưng tâm tình đôi bên lại thêm gần gũi, thân thương. Nỗi khổ trong cơn đau bào mòn cả hồn và xác, người bệnh là điều mà một người dấn thân trong ngành y cần thấu hiểu, ủi an. Cha chia sẻ: “Mặt thể lý hay tâm lý đều quan trọng như nhau. Nhiều bệnh nhân ở đây rất cần nâng đỡ, xoa dịu về tâm lý. Do đó, ngoài thuốc thang còn cần nâng dậy về niềm tin vào cuộc sống và niềm tin tôn giáo cho họ”.

Có rất đông bệnh nhân nơi đây là người Công giáo nên công việc cử hành các bí tích cho họ cũng đòi hỏi nhiều thời gian và công sức của người mục tử. Một thực tế được cha Hồng nghiệm ra là rất ít các bệnh nhân có thói quen muốn được xức dầu. Họ quan niệm bí tích này chỉ dành cho người hấp hối nên rất e dè và sợ hãi, chỉ đến khi gần chết, thậm chí khi được đưa tới bệnh viện trong trạng thái hôn mê, người nhà mới dám mời linh mục đến. Tai nạn hoặc các trường hợp cấp cứu nguy kịch khá nhiều nên cả các ngày nghỉ, lễ tết, cha cũng không mấy khi được nghỉ ngơi. Nhiều đêm hôm mưa gió, cha vẫn lặn lội đến với bệnh nhân, nâng đỡ đức tin và hiệp thông với họ trong giờ sau hết. Điều đó cũng là niềm động viên cho các gia đình khi thân nhân của họ được lãnh nhận các bí tích sau cùng. Niềm vui đó càng được nhân lên khi có những người sau khi bệnh tình thuyên giảm đã xin học giáo lý để được gia nhập đạo…

Chia tay vị mục tử luôn ấp ủ lời khấn thứ tư giữa khuôn viên tu viện xanh mát, vừa ngoảnh lại sau lời chào, tôi đã thấy cha ngồi xuống trò chuyện bên các thân nhân nuôi bệnh như người quen từ lâu. Dường như cha luôn đắm mình và chia sẻ với mọi người câu châm ngôn của thánh phụ Gioan Thiên Chúa: “Qua thân xác yếu hèn tới linh hồn bất diệt”.

MINH HẢI

Chia sẻ:

Bình luận

Bài viết thật ý nghĩa.gio tôi mới biết thêm mot lời khấn nữa của n tu sĩ.cam ơn tác giả
Cám ơn tác giả và Công giáo và Dân tộc đã đưa tin Tôi rất vui vì được tin người linh mục và là bạn học của tôi thời xưa, cha Nguyễn Chân Hồng Xin Chúa tiếp tục chúc lành cho công việc của cha Để trong cơn đau bệnh nhiều người được đón nhận ơn lành của Chúa.
Cám ơn tác giả và Công giáo và Dân tộc đã đưa tin Tôi rất vui vì được tin người linh mục và là bạn học của tôi thời xưa, cha Nguyễn Chân Hồng Xin Chúa tiếp tục chúc lành cho công việc của cha Để trong cơn đau bệnh nhiều người được đón nhận ơn lành của Chúa.
Bài viết thật ý nghĩa.gio tôi mới biết thêm mot lời khấn nữa của n tu sĩ.cam ơn tác giả

có thể bạn quan tâm

Người tân tòng và ơn gọi linh mục
Người tân tòng và ơn gọi linh mục
16 năm trước, cha Giuse Phan Duy Vũ đã bắt đầu dấn thân trong ơn gọi truyền giáo của dòng Chúa Thánh Thần, dù cha sinh ra trong gia đình không theo đạo Công giáo. Sau 13 năm tu học và phục vụ, ngày 23.3.2021, cha Giuse trở thành linh...
Ðời vị mục tử gắn với vùng kinh tế mới
Ðời vị mục tử gắn với vùng kinh tế mới
Chào tạm biệt bà con giáo dân Phú Lý thuộc vùng chiến khu D (huyện Vĩnh Cửu), cha Antôn M. Claret Nguyễn Ngọc Lâm (CRM) vừa quay trở về nhà dòng để bắt đầu một quãng đời mới khi bước vào tuổi hưu. Hành trình rong ruổi khắp những mái...
Hành trình đời tu không bằng phẳng của một linh mục
Hành trình đời tu không bằng phẳng của một linh mục
Cha Antôn Lê Quang Trinh tâm sự, Chúa vẽ nét cong trong cuộc đời mình. Nét cong trong câu nói của thánh nữ Têrêsa Avila ứng với cha Antôn hai chuyện: hình hài và những diễn biến đời tu.
Người tân tòng và ơn gọi linh mục
Người tân tòng và ơn gọi linh mục
16 năm trước, cha Giuse Phan Duy Vũ đã bắt đầu dấn thân trong ơn gọi truyền giáo của dòng Chúa Thánh Thần, dù cha sinh ra trong gia đình không theo đạo Công giáo. Sau 13 năm tu học và phục vụ, ngày 23.3.2021, cha Giuse trở thành linh...
Ðời vị mục tử gắn với vùng kinh tế mới
Ðời vị mục tử gắn với vùng kinh tế mới
Chào tạm biệt bà con giáo dân Phú Lý thuộc vùng chiến khu D (huyện Vĩnh Cửu), cha Antôn M. Claret Nguyễn Ngọc Lâm (CRM) vừa quay trở về nhà dòng để bắt đầu một quãng đời mới khi bước vào tuổi hưu. Hành trình rong ruổi khắp những mái...
Hành trình đời tu không bằng phẳng của một linh mục
Hành trình đời tu không bằng phẳng của một linh mục
Cha Antôn Lê Quang Trinh tâm sự, Chúa vẽ nét cong trong cuộc đời mình. Nét cong trong câu nói của thánh nữ Têrêsa Avila ứng với cha Antôn hai chuyện: hình hài và những diễn biến đời tu.
Như cánh chim bằng không mỏi
Như cánh chim bằng không mỏi
Cha Antôn Nguyễn Đình Thục sinh năm 1947 tại Thọ Ninh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1958, theo học Tiểu Chủng viện Saigon. Ngày 28.4.1973, cha được thụ phong linh mục với châm ngôn “Phụng sự trong hân hoan” (Tv 99,2)
Mục tử của các tín hữu sắc tộc
Mục tử của các tín hữu sắc tộc
Chung tay kiến tạo giáo xứ từ những ngày đầu tiên, linh mục Antôn Vũ Thanh Hòa trở thành vị chánh xứ tiên khởi của giáo xứ Thánh Phaolô (giáo hạt Madagui, giáo phận Ðà Lạt), đứng đầu một giáo xứ rộng lớn với gần 2.000 tín hữu.
Ðời mục vụ của vị cha già 50 năm linh mục
Ðời mục vụ của vị cha già 50 năm linh mục
Tôi có dịp trở lại giáo xứ Ka La, giáo hạt Di Linh, giáo phận Ðà Lạt để tham dự thánh lễ tạ ơn 50 năm hồng ân linh mục của cha cố Phaolô Lê Ðức Huân. Nhiều người đã bày tỏ lòng kính trọng, cảm phục vị cha già...
Chọn người nghèo làm hành trang đời tu
Chọn người nghèo làm hành trang đời tu
Từng sống trong cảnh nghèo và vất vả một thời, linh mục Phêrô Vũ Minh Hùng (chánh xứ Vườn Xoài - TGP TPHCM) đã thấu cảm được nỗi nhọc nhằn của những mảnh đời khốn khó, nên ngài bước vào đời tu với một xác tín mạnh mẽ: phụng sự...
Hạnh phúc đời thánh hiến
Hạnh phúc đời thánh hiến
Tròn 50 năm kể từ phút giây “bước vào Nhà Chúa”, linh mục Antôn Ðoàn Văn Vinh, tu đoàn Tông đồ Giáo sĩ Nhà Chúa cảm nghiệm đó là những tháng ngày chan chứa hồng ân, trong lúc yên bình cũng như khi gian nan, thử thách.

Trăn trở của vị linh mục về hưu
Trăn trở của vị linh mục về hưu
Những ngày cuối tháng 4 này, tại nhà hưu dưỡng các linh mục Chí Hòa của Tổng Giáo phận có đợt mừng Kim khánh Linh mục của một số cha đã về nghỉ hưu trong đó có cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Hùng Oánh, nguyên chánh xứ Xây Dựng, hạt Chí...