Từ ngữ Công giáo

Thiên sứ
Thiên sứ
Thiên Sứ, có gốc tiếng Hy Lạp là angelos – người đưa tin, là loài thụ tạo thiêng liêng, có ý chí và lý trí, hoàn toàn tự do, được Thiên Chúa dựng nên để sống trong hạnh phúc viên mãn với Ngài và thi hành sứ mệnh Ngài trao phó (x. GLHTCG 330).
Bụi
Bụi
“... hãy giũ bụi chân để tỏ ý phản đối họ” (Mc 6,11).
Thánh Thể, tôn thờ
Thánh Thể, tôn thờ
Thánh: thuộc về thần linh; thể: thân. Thánh thể: thân thể của thần linh.
Tôn thờ Thánh Thể là dùng các nghi thức, cử chỉ để biểu lộ sự tin nhận Chúa Giêsu Kitô là Thiên Chúa đang hiện diện thật sự trong Bí tích Thánh Thể.
Trung gian, Đức Mẹ (Maria), Đấng
Trung gian, Đức Mẹ (Maria), Đấng
Đức Trinh Nữ Maria còn được gọi là “Đức Nữ Trung Gian”. Trong thần học Công giáo, ngay từ khi thụ thai Đấng Cứu Chuộc, nguồn mạch mọi ân sủng, Đức Trinh Nữ Maria đã trở thành trung gian dẫn đưa ân sủng đến cho nhân loại.
Maranatha
Maranatha
Maranatha có gốc tiếng Aram là marana tha hoặc maran atha được sử dụng duy nhất một lần trong lời chào của Thánh Phaolô gởi tới cộng đoàn Côrintô (1Cr 16, 22).
Đức Chúa
Đức Chúa
Đức Chúa là từ chỉ Thiên Chúa mỗi khi Ngài được gọi là YHWH (trước đây thường phiên âm là Giavê hay Giuêhôva). Đây là tên cực trọng nên người Do Thái không phát âm, mỗi khi thấy từ đó, họ đọc trại là “Adonai’, nghĩa là “Chúa tôi”.
Siêu nhiên
Siêu nhiên
Siêu nhiên là viết tắt của siêu tự nhiên, nghĩa là vượt lên trên tự nhiên, không thể giải thích được bởi các quy luật sự nhiên.
Siêu việt của Thiên Chúa, sự
Siêu việt của Thiên Chúa, sự
Siêu: quá; việt: vượt qua. Siêu việt: vượt lên trên các thông thường.
Siêu việt là khái niệm phong phú được dùng trong toán học, hiện tượng luận, siêu hình học và thần học.