Tuần thánh năm nay

“…Tình hình ngày càng khó khăn, thì yêu thương càng sẽ là tiếng nói Tin Mừng được lắng nghe nhất, có sức đi vào lòng người, và biến đổi lòng người…”

Tuần Thánh năm nay tại Việt Nam có những hoàn cảnh khác trước. Đó là chúng ta đang sống trong Năm Thánh Việt Nam 2010, năm kỷ niệm thành lập Hàng Giáo phẩm Việt Nam, đồng thời cũng là Năm Linh Mục, thêm vào đó còn là năm đang xảy ra không thiếu vấn đề đạo đời gây bức xúc.

Những hoàn cảnh đó gợi ý cho chúng ta sống Tuần Thánh một cách đặc biệt, sao cho Tin Mừng đi vào thời cuộc một cách thiết thực hơn. Với nhận thức đó, tôi xin được chia sẻ vài nét đặc biệt, mà tôi nghĩ là nên được để ý nhiều hơn trong Tuần Thánh này.

1/ Hội Thánh Việt Nam hãy là Hội Thánh của Chúa Giêsu Kitô

Các môn đệ Chúa tại Việt Nam, nhất là hàng Linh mục, hàng Giáo phẩm nói chung là tốt. Tất cả và từng người đã và đang đóng góp rất nhiều trong việc xây dựng, bảo vệ và phát triển Hội Thánh Việt Nam.

Còn trong việc thánh hóa bản thân thì sao ? Thiết tưởng không ai dám tự hào.

Chúa phán : “Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thánh giá mình mà theo” (Mt 16,24).

Chúng tôi là các môn đệ Chúa thuộc lòng lời Chúa dạy trên đây. Hơn nữa, chúng tôi luôn phấn đấu sống lời căn dặn đó.

Nhưng, kinh nghiệm cho thấy : Trong mọi chặng đường phấn đấu, cái tôi vẫn còn đó. Nơi các môn đệ Chúa, cái tôi nhiều khi khéo ẩn mình dưới những màn che đạo đức. Sẽ không sai, nếu nói :

Cái tôi không từ bỏ mình triệt để.

Cái tôi không vác thập giá mình đúng theo ý Chúa.

Cái tôi không theo Chúa một cách tuyệt đối.

Thành ra, các môn đệ Chúa vẫn mang thân phận con người có nhiều giới hạn, và nhiều yếu đuối. Tự mãn là sai.

Nhận thức như vậy, chúng tôi khiêm nhường sám hối và luôn trở về với Đức Giêsu Kitô. Càng trở về với Đức Giêsu Kitô, chúng tôi càng cảm nhận được chính Người là Đấng cứu độ và là trung tâm cuộc đời chúng tôi. Sự cảm nhận đó có thể diễn tả được phần nào theo lời thánh Phaolô : “Tôi coi tất cả mọi sự như thua thiệt trước cái lợi tuyệt vời là được Đức Giêsu Kitô, Chúa tôi” (Pl 3,8). Vì thế, chúng tôi cũng xin mọi tín hữu hãy tập trung vào Đức Giêsu Kitô. Nhất là trong Tuần Thánh này, khi tưởng niệm việc Chúa Giêsu lập phép Bí tích Truyền chức, chúng ta tha thiết cầu xin Chúa cho các môn đệ Chúa tại Việt Nam, nhất là hàng Giám mục và Linh mục được thuộc trọn về Chúa Giêsu, biết phục vụ trong yêu thương khiêm nhường, như gương Chúa Giêsu.

2/ Hội Thánh Việt Nam hãy là một Hội Thánh của yêu thương quên mình.

Trong bữa Tiệc ly, Chúa Giêsu nói với các môn đệ Người rằng : “Thầy ban cho anh em một điều răn mới, là anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 13,34).

Đây là một lời trối quan trọng. Lời trối quan trọng ấy đã trở thành đường lối, để các môn đệ làm chứng cho Chúa.

“Ở điểm này, mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy, là anh em có lòng thương yêu nhau” (Ga 13,35).

Chúa nói như thế là quá rõ. Sự quá rõ đó soi sáng cho chúng ta, để chúng ta biết làm chứng cho Chúa một cách hiệu quả nhất trong tình hình Việt Nam lúc này. Nhớ là phải yêu thương người khác như Chúa đã thương yêu ta.

Tôi được tham dự nhiều thánh lễ trọng. Xin nói thực là điều làm tôi xúc động nhất trong những dịp đó, chính là cái hồn yêu thương bác ái tỏa hương thơm trong phụng vụ và bầu khí cộng đoàn.

Tất nhiên, sự trang nghiêm, sự thánh thiện được diễn tả khá rõ. Nhưng yêu thương bác ái mới là cái gì thuyết phục. Yêu thương ở những nét mặt. Yêu thương ở những phục vụ dù bé nhỏ. Yêu thương ở những bài chia sẻ. Yêu thương ở những bài thánh ca. Yêu thương ở những cuộc đời đau khổ.

Tôi như được đắm mình trong những làn sóng yêu thương dạt dào. Và tôi thầm mong Hội Thánh Việt Nam hãy cứ là những cộng đoàn yêu thương như thế. Tình hình càng khó khăn, thì yêu thương càng sẽ là tiếng nói Tin Mừng được lắng nghe nhất, có sức đi vào lòng người, và biến đổi lòng người.

3/ Hội Thánh Việt Nam hãy là một Hội Thánh biết lấy thiện đẩy lùi cái ác

Trong vườn Cây Dầu, Chúa Giêsu cầu nguyện với Đức Chúa Cha một cách thảm thiết. Người nói: “Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin cho con khỏi uống chén này. Tuy vậy, xin đừng làm theo ý con, mà xin theo ý Cha” (Lc 22,42).

Ý Chúa Cha là Chúa Giêsu phải dâng mình làm của lễ đền tội cho nhân loại. Của lễ đền tội ấy nói lên sự yêu thương đến cùng.

Yêu thương khiêm nhường, để đáp lại sự độc ác kiêu căng. Yêu thương tha thứ, để đáp lại sự ghen ghét oán thù. Yêu thương nhịn nhục, để đáp lại sự bất công, vu khống. Yêu thương cầu nguyện, để đáp lại sự vô ơn phản bội ơn Chúa. Yêu thương chân thành trong chân lý, để đáp lại các thứ yêu thương hình thức và giả dối.

Chúa Giêsu đã dùng sự thiện, để đẩy lùi sự ác. Chính vì thế, mà Người chiến thắng sự chết, để rồi sống lại vinh hiển.

Sẽ là dại dột, nếu chúng ta không theo gương Chúa Giêsu.

Với những gợi ý trên đây, chúng ta sống Tuần Thánh năm nay, như những kẻ được Chúa sai đi vào một giai đoạn mới.

Một giai đoạn tế nhị, đang rất cần khiêm tốn làm chứng cho tình yêu Chúa giàu lòng thương xót.

Một giai đoạn khó khăn, đang đợi chờ cởi mở phiên dịch đức tin ra đức ái.

Một giai đoạn phức tạp, đang mời gọi dùng yêu thương hòa giải mà hàn gắn các vết thương lịch sử.

Xin Chúa Giêsu ở lại trong chúng ta. Xin Chúa Giêsu nâng đỡ chúng ta. Xin Chúa Giêsu thắp sáng lên ngọn lửa tình yêu Chúa trong lòng chúng ta. Amen.

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Ðức tin cần có việc làm kèm theo
Ðức tin cần có việc làm kèm theo
Một vấn đề có liên hệ nhiều đến cách sống đạo hôm nay. Ðó là vấn đề Ðức tin cần có việc làm kèm theo.
Sống đạo với những bất ngờ
Sống đạo với những bất ngờ
Lời Chúa nhắc nhở là phải luôn sẵn sàng. Để làm được điều này, các đấng đạo đức khuyên các tín hữu hãy xác tín sâu sắc rằng chính Đức Giêsu Kitô là trung tâm của đức tin.
Lời của Thiên Chúa
Lời của Thiên Chúa
Tuy là Ngôi Lời, Ðức Kitô tại hang đá Bêlem đã không nói lời nào. Ðúng hơn, Người đã nói, nhưng không phải bằng lời, mà bằng chính bản thân mình.
Ðức tin cần có việc làm kèm theo
Ðức tin cần có việc làm kèm theo
Một vấn đề có liên hệ nhiều đến cách sống đạo hôm nay. Ðó là vấn đề Ðức tin cần có việc làm kèm theo.
Sống đạo với những bất ngờ
Sống đạo với những bất ngờ
Lời Chúa nhắc nhở là phải luôn sẵn sàng. Để làm được điều này, các đấng đạo đức khuyên các tín hữu hãy xác tín sâu sắc rằng chính Đức Giêsu Kitô là trung tâm của đức tin.
Lời của Thiên Chúa
Lời của Thiên Chúa
Tuy là Ngôi Lời, Ðức Kitô tại hang đá Bêlem đã không nói lời nào. Ðúng hơn, Người đã nói, nhưng không phải bằng lời, mà bằng chính bản thân mình.
Chuẩn bị tâm hồn để mừng lễ Chúa giáng sinh
Chuẩn bị tâm hồn để mừng lễ Chúa giáng sinh
Sắp đến ngày kỷ niệm việc Thiên Chúa giáng sinh. Nhiều nơi đã bắt đầu chuẩn bị mừng lễ. Việc chuẩn bị tâm hồn mới là điều quan trọng, vì là nơi Chúa muốn đến viếng thăm và ở lại. Những việc đơn sơ, chân thành sẽ giúp mỗi người...
Sống Mùa Vọng  với Ðức Mẹ Maria
Sống Mùa Vọng với Ðức Mẹ Maria
Mùa Vọng phải được coi là thời gian rất quan trọng. Ðây là mùa tạ ơn. Ðây là lúc chuẩn bị đón Chúa. Chúa đến cứu độ. Chúa đem lại cho chúng ta sự sống dồi dào tốt đẹp, mà thâm tâm ta hằng khao khát mong chờ.
Kiêu căng tôn giáo và khiêm nhường Phúc Âm
Kiêu căng tôn giáo và khiêm nhường Phúc Âm
Phát xuất từ những khẳng định dữ dội đó, một số người đã đi xa hơn. Họ khinh khi, hạ giá những ai không cùng tôn giáo với mình, hoặc không cùng quan điểm tôn giáo như mình.
Một thoáng kiểm tra vẻ đẹp “khiêm nhường”
Một thoáng kiểm tra vẻ đẹp “khiêm nhường”
Có tài đức mà vẫn khiêm nhường. Có địa vị mà vẫn khiêm nhường. Có trí thức mà vẫn khiêm nhường. Ðược khen hay bị chê, họ vẫn bình tĩnh khiêm nhường.
Cảm nghiệm về Chúa
Cảm nghiệm về Chúa
Những tôn giáo quá nghiêng về lý trí đang đổ vỡ thê thảm, đang khi những tín ngưỡng đưa con người đến những cảm nghiệm thiêng liêng lại trở nên hấp dẫn lạ lùng. Ðó là nhận định của một số nhà quan sát tôn giáo và xã hội.
Con đường hạt lúa
Con đường hạt lúa
Người môn đệ Chúa Giêsu là mọi tín hữu. Nhưng ở đây, danh từ này được giới hạn cho những ai dấn thân đi theo Chúa Giêsu một cách đặc biệt, để mở mang Nước Trời.