Mừng lễ Thăng Thiên cách cụ thể, là hãy thể hiện niềm vui, niềm tin, niềm hăng say phấn chấn và mạnh dạn vì được tham gia sứ vụ cao cả này. Mỗi người hãy tìm mọi cách giới thiệu Chúa và Tin Mừng cho một người chưa biết Chúa, hay một người đang hờ hững với Chúa ; mỗi gia đình hãy cố gắng giới thiệu Tin Mừng cho một gia đình lương dân hay một gia đình đang lìa xa Giáo Hội. Hãy vững tâm, vì Chúa về trời nhưng không lìa bỏ ta : “Thầy sẽ ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20).
Chúa đã chết thật, chết vào lúc 3 giờ chiều thứ Sáu buồn kia, đã được bó gói hẳn hoi và chôn vào một huyệt đá, nấm mồ làm sẵn của gia đình nhà ông Giuse.
Trong tình trạng cảm thấy đau đớn là rất mạnh, và mình lại rất yếu, tôi thường cầu nguyện với Chúa, Đức Mẹ và thánh Giuse. Đêm rồi, tôi nghe có tiếng nói với tôi : “Con hãy tham dự vào cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu”. Tôi rất bỡ ngỡ, nhưng tôi tin chắc tiếng nói với tôi lời đó là từ cõi trên.
“...Ở bên Người là gặp gỡ Người, nhờ đó tôi thấy cuộc sống của Người không phải là quyền lực, là thành công rực rỡ, mà là khiêm nhường, là nghèo khó, là từ bỏ mình, là hy sinh vì yêu thương, để cứu độ, là tự dâng mình trên thánh giá...”
“Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nâng bổng trái đất lên”. Đó là câu nói nổi tiếng của nhà thiên văn học Acsimet, người Hy Lạp. Đức Giêsu đến trần gian, Ngài cũng muốn chọn một điểm tựa, để nâng bổng con người lên. Điểm tựa Ngài đã chọn là đồi Canvê, là Thập giá.
“Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban cho anh em bình an của Thầy, Thầy ban cho anh em không theo kiểu thế gian” (Ga 14,27).
Việc Chúa Giêsu Kitô trao hiến trọn vẹn chính mình khi vâng phục cho đến chết và chết trên thánh giá, cho thấy tình yêu đáng kinh ngạc của Thiên Chúa đối với tội nhân. Tình yêu này còn tiếp tục khơi gợi và thúc đẩy các Kitô hữu hôm nay.
Nhìn lên Thập Giá Chúa Giêsu, mỗi người chúng ta chỉ có thể đấm ngực ăn năn về chính tội lỗi của mình mà thôi. Thập Giá của Chúa Giêsu vẫn luôn có đó để chiếu rọi vào thân phận tội lỗi của con người
Có 3 lý do được trình bày dưới đây khiến chúng ta phải loại bỏ việc đeo tang trong ngày thứ Sáu Thánh
Cuối chặng đường mỗi Mùa Chay là Tuần Thánh tưởng niệm hành trình khổ nạn và phục sinh của Đức Giêsu Kitô.
Thập giá là một sự điên rồ với người Hy Lạp; Thập giá là một ô nhục với người Do Thái. Thật ra, Thập giá là thách đố đối với tất cả mọi người, những kẻ mang thân phận “người phàm mắt thịt”.
Được cứu độ là việc không dễ dàng. Vì thế, nếu chúng ta “biết run sợ lo cho mình” được cứu độ, thì thái độ của chúng ta là rất đúng. Bởi vì Chúa Giêsu khẳng định : “Được mọi sự thế gian, mà phải mất linh hồn mình, thì nào có lợi gì” (Lc 9,25).
Trước khi rời Miletô, thánh Phaolô đã mời gặp riêng những người có trách nhiệm lo cho giáo đoàn Êphêsô. Ngài đã nói với họ những lời giã từ tha thiết.
Tuần Thánh năm nay tại Việt Nam có những hoàn cảnh khác trước. Đó là chúng ta đang sống trong Năm Thánh Việt Nam 2010, năm kỷ niệm thành lập Hàng Giáo phẩm Việt Nam, đồng thời cũng là Năm Linh Mục, thêm vào đó còn là năm đang xảy ra không thiếu vấn đề đạo đời gây bức xúc.
Thiết tưởng tình hình như thế rất đáng báo động. Báo động, để nhận thức hậu quả sẽ vô cùng khủng khiếp, nếu chúng ta không cộng tác với Chúa cứu nguy con người. Cộng tác thế nào ? Thưa là nghe Lời Chúa dấn thân làm chứng cho yêu thương. Chỉ yêu thương, như Chúa yêu thương, mới có sức cứu độ.
Con người yêu thương không phải là con đường, mà chỉ là một gợi ý cho một con đường. Mỗi người sẽ dần dần khám phá thấy con đường do cảm nghiệm mình được yêu thương, được kính trọng từ người khác. Họ với người đó cùng nhau dấn thân vào đời. Họ coi nhau là bạn đồng hành thân thương.