Vì tình yêu mà thập giá trở thành Thánh giá

CHÚA NHẬT XXII THƯỜNG NIÊN - NĂM A

Bài đọc 1: Gr 20,7-9; Bài đọc 2: Rm 12,1-2; Tin Mừng: Mt 16,21-27

Ba lần Chúa Giêsu báo trước cuộc thương khó, lần thứ nhất: “Ðức Giêsu Kitô bắt đầu tỏ cho các môn đệ biết: Người phải đi Giêrusalem, phải chịu nhiều đau khổ do các kỳ mục, các thượng tế và kinh sư gây ra, rồi bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ sống lại” (Mt 16, 21); lần thứ hai: “Con Người sắp bị nộp vào tay người đời, họ sẽ giết chết Người, và ngày thứ ba Người sẽ trỗi dậy” (Mt 17,22); lần thứ ba: “Này chúng ta lên Giêrusalem, và Con Người sẽ bị nộp cho các thượng tế và kinh sư. Họ sẽ kết án xử tử Người, sẽ nộp Người cho dân ngoại nhạo báng, đánh đòn và đóng đinh vào thập giá và, ngày thứ ba, Người sẽ trỗi dậy” (Mt 20,17). Chúa Giêsu đã thấy trước, và nhiều lần đã báo trước cuộc thương khó của Người, có nghĩa là Chúa coi cuộc thương khó là con đường tốt nhất Người chọn, để làm chứng cho tình yêu, để đưa loài người vào Nước Thiên Chúa.

Lời Chúa + Bài giảng Chúa Nhật 3 Phục Sinh - Năm C - Tỉnh Dòng Ngôi Lời -  Giuse Việt Nam

Ðó là con đường Chúa Giêsu đã đi và cũng là con đường các môn đệ Chúa phải đi: “Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo” (Mt 16,24). Từ bỏ chính mình chẳng những là từ bỏ những thói hư tật xấu, mà cả những tư tưởng, lời nói, việc làm... tưởng là đạo đức nhưng thực sự lại không hợp ý Chúa. Khi nghe báo về cuộc thương khó, Thánh Phêrô đã phát biểu một cách đạo đức: “Xin Thiên Chúa thương Thầy, đừng để Thầy gặp phải chuyện ấy”. Nhưng Chúa Giêsu quay lại bảo Phêrô: “Satan, hãy lui lại đàng sau Thầy, tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người” (Mt 16,23). “Vác thập giá mình” cũng không phải là chuyện dễ. Nếu thập giá mình là những giới hạn của mình, là bệnh tật của mình, là gánh nặng mình của mình, là những nghịch cảnh luôn có trong cuộc đời mình..., thì đau khổ tất nhiên sẽ đồng hành với mình. Vác thập giá mình “mà theo Chúa” chắc chắn phải đau khổ.

Trên đồi Golgotha cách đây hơn hai ngàn năm, có 3 tử tội bị đóng đinh trên thập giá, nhưng tại sao Giáo hội chỉ suy tôn một mình thập giá của Ðức Giêsu ? Vào thời Trung Cổ, trong thời “thập tự chinh” - thời kỳ có những người tình nguyện tay cầm cây thập giá đi chiến đấu với mục tiêu phục hồi sự kiểm soát của Kitô giáo tại vùng Ðất thánh - người ta thuật lại câu chuyện thánh Phanxicô Assisi đến gặp vị lãnh tụ Hồi giáo để hòa giải. Vị này yêu cầu Phanxicô bước qua những cây thập giá đặt dưới đất từ cổng vào đến ngai ông ngồi, và nghĩ rằng Phanxicô sẽ không bước qua, nghĩa là không thể hòa giải mà tiếp tục chiến đấu. Nhưng thánh Phanxicô đã bước lên những cây thập giá khiến vị lãnh tụ ngạc nhiên. Thánh Phanxicô giải thích: “Trên đồi Golgotha có 3 cây thập giá, tôi đã bước lên những cây khổ giá của 2 tên trộm cướp, chứ không bước lên cây thánh giá của Chúa Giêsu”.

Như thế, nếu không phân biệt khổ giá với thánh giá, chúng ta không thể hiểu được ý nghĩa lời Chúa Giêsu nói: “Như ông Môsê đã giương cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy, để ai tin vào Người thì được sống muôn đời” (Ga 3,14-15). Giáo hội suy tôn thánh giá vì trên thánh giá đó Ðức Giêsu đã chịu đóng đinh, đã hiến mạng sống cho người mình yêu. Giáo hội không suy tôn sự đau khổ, nhưng suy tôn tình yêu của Ðấng chịu đóng đinh. Cây cột treo con rắn đồng trong Cựu Ước có giá trị cứu sống dân Israel một thời gian. Còn cây thánh giá treo Ðức Giêsu trong Tân Ước có giá trị đem lại sự sống vĩnh cửu cho dân mới của Thiên Chúa: “Ai tin vào Người thì được sống muôn đời”. Khổ giá tự nó không có giá trị cứu độ, nhưng Thánh giá nơi treo Ðấng Cứu độ đã đem lại sự sống vĩnh cửu cho những người tin, vì khổ giá đi đôi với tình yêu. Tình yêu đó đã được Chúa Cha phê chuẩn khi cho Ðức Giêsu sống lại từ cõi chết.

Ðứng trước đau khổ và sự chết, Ðức Giêsu đã cầu nguyện với Chúa Cha: “Lạy Cha ! Nếu Cha muốn, xin cất chén đắng này đi khỏi con ! Nhưng đừng theo ý của con, mà theo ý Cha” (Lc 22,42). Rồi Ðức Giêsu đã uống chén đắng, đã chết trên thập giá vì yêu thương nhân loại tội lỗi. Ngài đã sống một cuộc đời yêu thương và yêu thương đến cùng. Ðau khổ Người chịu cũng vì yêu thương nên Người không than vãn, không nguyền rủa, nhưng “xin Cha tha thứ”. Ðối với Ðức Giêsu, yêu không chỉ là “tam tứ núi cũng trèo, thất bát sông cũng lội”, mà còn dám chết để cho người mình yêu được sống và sống dồi dào. Người đã trút hơi thở cuối cùng trong an bình khi Người nói “mọi sự đã hoàn tất” và thưa cùng Chúa Cha: “Lạy Cha, con xin phó thác linh hồn trong tay Cha”. Trên thánh giá, Ðức Giêsu đã bộc lộ tình yêu đối với Chúa Cha, đối với nhân loại tội lỗi, và đối với chính bản thân Người.

Thập giá được tạo nên do hai thanh gỗ. Thanh nằm ngang tượng trưng cho sự chết và sự yếu đuối trải rộng. Thanh đứng dọc tượng trưng cho sự sống vươn cao. Tình yêu của Chúa Kitô chịu đóng đinh là điểm giao thoa giữa thanh nằm của sự chết và thanh đứng của sự sống. Cả ba chiều kích ngang, sâu, cao của thập giá đều quy tụ nơi tình yêu của Ðấng chịu đóng đinh. Chính vì tình yêu mà thập giá trở thành thánh giá. Hôm nay chúng ta nghe tiếng Chúa mời gọi: “Ai muốn theo Thầy, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mà theo” (Mc 8,34). Từ bỏ đã khó, từ bỏ chính mình lại càng khó. Nhưng Chúa mời gọi ta vác thập giá theo Người. Có một bài ca sinh hoạt, tựa đề “Học yêu Thánh giá”, lời ca ngắn gọn, giai điệu nhẹ nhàng, giúp người ta cảm nhận sâu lắng về tình yêu Thánh giá Chúa Giêsu: “Thánh Giá là chữ T, Người nằm dang tay chữ Y, là tình yêu, yêu đến tận cùng, yêu nhân gian chiều ngang, yêu đời mình chiều sâu, yêu Chúa là chiều cao, để tình yêu luôn mãi nhiệm mầu”.

Giám mục Antôn Vũ Huy Chương

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Chúa Giêsu Kitô và những hồi đáp
Chúa Giêsu Kitô và những hồi đáp
Tân Ước kể lại một số hồi đáp Chúa Giêsu Kitô, từ phía những ai đã tiếp xúc với Người, những hồi đáp tích cực lẫn tiêu cực.
Khôn ngoan đích thực
Khôn ngoan đích thực
Người thanh niên trong bài Tin Mừng hôm nay có thể ví như một doanh nhân trẻ thành đạt của thời đại. Doanh thu của anh càng ngày càng tăng.
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXVII TN - năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXVII TN - năm B
Đọc câu hỏi của mấy người Pharisêu trong Mc 10,2. Bạn thấy câu hỏi này có phải là một cái bẫy không? Tại sao đó lại là cái bẫy?
Chúa Giêsu Kitô và những hồi đáp
Chúa Giêsu Kitô và những hồi đáp
Tân Ước kể lại một số hồi đáp Chúa Giêsu Kitô, từ phía những ai đã tiếp xúc với Người, những hồi đáp tích cực lẫn tiêu cực.
Khôn ngoan đích thực
Khôn ngoan đích thực
Người thanh niên trong bài Tin Mừng hôm nay có thể ví như một doanh nhân trẻ thành đạt của thời đại. Doanh thu của anh càng ngày càng tăng.
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXVII TN - năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXVII TN - năm B
Đọc câu hỏi của mấy người Pharisêu trong Mc 10,2. Bạn thấy câu hỏi này có phải là một cái bẫy không? Tại sao đó lại là cái bẫy?
Phó linh hồn
Phó linh hồn
Phó linh hồn là phó dâng sự sống của người đang hấp hối hoặc vừa mới qua đời trong tay Chúa, bằng cách cầu nguyện bên cạnh người đó.
Hôn nhân một vợ một chồng
Hôn nhân một vợ một chồng
Đơn hôn là chế độ hôn nhân một vợ một chồng, nghĩa là chỉ có bạn phối ngẫu và giữ lòng chung thủy với bạn suốt đời.
Lời kinh có sức mạnh lớn lao 
Lời kinh có sức mạnh lớn lao 
Người Kitô hữu thường lần hạt Mân Côi. Khi lần hạt, chúng ta đang biểu lộ hình ảnh Hội Thánh cầu nguyện. 
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXVI TN - năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXVI TN - năm B
Trong Mc 9,40 Đức Giêsu nói: “Ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta”. Còn trong Mt 12,30, Ngài lại nói một câu có vẻ ngược lại: “Ai không với tôi là chống lại tôi…”. Thật ra hai câu trên không mâu thuẫn.
Bí mật tòa giải tội
Bí mật tòa giải tội
Bí mật tòa giải tội (ấn tòa giải tội) là việc linh mục nghe hối nhân xưng tội, buộc phải giữ bí mật tuyệt đối mọi điều mà họ đã xưng ra với mình, không được tiết lộ bằng lời nói hay bằng cách nào khác và vì bất cứ...
Bao dung
Bao dung
Sách Dân Số ghi lại sự kiện hai ông Enđát và Mêđát, dù được ghi trong sách các kỳ mục nhưng không đến lều mà vẫn phát ngôn ở trong trại.