Vũ trụ là một cuốn sách nói với chúng ta về Thiên Chúa

CHÚA NHẬT XII THƯỜNG NIÊN - NĂM B
Bài đọc 1: G 38,1.8-11; Bài đọc 2: 2 Cr 5,14-17; Tin Mừng: Mc 4,35-41

“Chúa đáng chúc tụng” là điệp khúc của “Bài ca tạo vật” rất nổi tiếng do thánh Phanxicô khó khăn biên soạn. Vị thánh của người nghèo đã ngây ngất trước vẻ đẹp của thiên nhiên hoàn vũ, và nhận ra, ngay cả những cây cỏ, chim muông, hoa lá… đều có ngôn ngữ riêng để ca tụng Chúa. Những tạo vật ấy đều do Thiên Chúa dựng nên, và như vậy, chúng là những anh chị em với con người.

Tác giả sách ông Gióp (Bài đọc I) đã ghi lại lời Chúa nói với ông Gióp về vẻ đẹp của thiên nhiên và sự tuần hoàn của vũ trụ do Chúa thực hiện. Ông Gióp là người gặp nhiều bất hạnh. Đang là người giàu có phong lưu, bỗng chốc mất hết con cái, của cải, bạn bè. Ông đang tìm một lời giải đáp cho các đau khổ chồng chất. Bạn bè đến thăm chỉ đưa ra những lý luận phàm tục, không làm ông thỏa mãn. Chính lúc đó, Chúa hiện ra để đem cho ông nguồn an ủi. Ngài tỏ cho ông biết, Ngài là Đấng quyền năng, đến đại dương hùng mạnh cũng phải vâng lời, vì chính Ngài vạch ranh giới cho chúng.

chua-nhat-12-tn-b.jpg (254 KB)

Đức Giêsu đã tiếp nối mạc khải của Cựu Ước để chứng tỏ quyền năng thiên linh của Thiên Chúa nơi Người. Trong truyền thống Do Thái cổ xưa, biển khơi được diễn tả như một loài quái vật hoặc quỷ dữ. Biển cũng tượng trưng cho quyền lực của sự chết. Đối diện với cơn bão tố trên biển hồ, các môn đệ tưởng mình như đã đến ngày tận số. Các ông kêu la hoảng loạn và xin Chúa cứu. Giữa cơn khốn khó của họ, Chúa Giêsu đã tỏ rõ quyền năng của Người đối với biển khơi. Với kiểu nói: “Người ngăm đe gió và truyền cho biển: Im đi! Câm đi!”, thánh Máccô muốn diễn tả biển khơi giống như một đối phương hùng mạnh đang tấn công các môn đệ. Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa đã đến thế gian để trừ diệt quyền năng của sự chết. Người thiết lập trật tự mới trong ân sủng và bình an.

Phép lạ dẹp yên sóng gió là dịp để các môn đệ nhận ra quyền năng của Thầy mình. Họ hỏi nhau: “Người này là ai, mà cả đến gió và biển cũng tuân lệnh?”. Chúng ta ngạc nhiên trước câu hỏi này. Thế ra, từ khi theo Chúa Giêsu cho đến tận bây giờ, các ông vẫn chưa hiểu rõ Thầy mình là ai. Chỉ đến khi chứng kiến phép lạ ngoạn mục, các ông mới ngỡ ngàng và thấy rằng Thầy mình không phải là một người tầm thường.

Trước sự an hòa của trật tự thiên nhiên vũ trụ, người tín hữu nhận ra có một bàn tay khôn ngoan sắp xếp điều khiển. “Bàn tay” ấy chính là Thiên Chúa, Đấng quyền năng vô song. Ngài dựng nên mọi sự cho con người hưởng dùng. Công trình sáng tạo là tác phẩm của tình thương Thiên Chúa. Vũ trụ là một cuốn sách nói với chúng ta về Thiên Chúa.

Môi trường thiên nhiên đang bị con người vô tâm tàn phá nghiêm trọng. Cùng với môi trường thiên nhiên, môi trường đạo đức cũng băng hoại do bị lây nhiễm lối sống phi đạo đức. Nhiều người viện cớ “cuộc sống văn minh hiện đại” để coi thường những chuẩn mực đạo đức truyền thống. Họ muốn gạt bỏ Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống, vì tự cho mình có thể tự quyết định được tương lai. Lịch sử đã chứng minh, một xã hội vắng bóng Thượng đế sẽ rơi vào nguy cơ bị hủy diệt.

Cuộc đời này cũng được sánh ví như đại dương bao la mà mỗi người đang cố gắng chèo chống để vượt qua. Trong cuộc “vượt biển” này, có biết bao sóng gió thử thách vây bọc. Có những lúc chúng ta cảm thấy như Chúa vắng bóng trong cuộc đời, giống như các môn đệ kêu van với Chúa: “Thầy ơi, chúng ta chết mất, Thầy chẳng lo gì sao?”. Khi kêu lên những lời đó, các ông nghĩ rằng Chúa đang ngủ và bỏ rơi các ông. Tuy vậy, vào lúc các ông đang gặp gian nguy, Chúa đã can thiệp. Biển trở lại an bình, và niềm vui cũng trở lại với mọi người. Người không bao giờ bỏ chúng ta. Người cũng không bao giờ dửng dưng trước nỗi thống khổ của nhân loại. Hãy chúc tụng Chúa là Đấng đã tạo dựng nên vũ trụ và thiên nhiên xinh đẹp, đồng thời cộng tác với Chúa để tình nhân ái được nhân lên. Nhờ đó, chúng ta nhận ra sự hiện diện đầy yêu thương của Chúa trong cuộc đời.

Tổng Giám mục Giuse vũ văn thiên - TGP Hà Nội

 

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật - Lễ Minh Máu Thánh Chúa Kitô - năm C
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật - Lễ Minh Máu Thánh Chúa Kitô - năm C
Khi nhìn đám đông 5.000 người được Chúa đãi ăn no nê, bạn nghĩ gì về những người đang đói trên khắp thế giới?
Tưởng nhớ
Tưởng nhớ
Nói tưởng nhớ, người ta nghĩ ngay tới yếu tố tâm lý, như nhớ đến một ơn nghĩa (St 40,14), những lời khuyên nhủ (Tb 6,16). Ở đây, chúng ta để ý đến ý nghĩa tôn giáo và vai trò của việc tưởng nhớ trong tương quan với Thiên Chúa.
Chia sẻ...
Chia sẻ...
Bài Tin Mừng theo Thánh Luca (x. Lc 9,11-17) thuật lại phép lạ hóa bánh ra nhiều, ngụ ý nhắc nhớ phép lạ manna ngày xưa tiên báo về Bí tích Thánh Thể. 
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật - Lễ Minh Máu Thánh Chúa Kitô - năm C
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật - Lễ Minh Máu Thánh Chúa Kitô - năm C
Khi nhìn đám đông 5.000 người được Chúa đãi ăn no nê, bạn nghĩ gì về những người đang đói trên khắp thế giới?
Tưởng nhớ
Tưởng nhớ
Nói tưởng nhớ, người ta nghĩ ngay tới yếu tố tâm lý, như nhớ đến một ơn nghĩa (St 40,14), những lời khuyên nhủ (Tb 6,16). Ở đây, chúng ta để ý đến ý nghĩa tôn giáo và vai trò của việc tưởng nhớ trong tương quan với Thiên Chúa.
Chia sẻ...
Chia sẻ...
Bài Tin Mừng theo Thánh Luca (x. Lc 9,11-17) thuật lại phép lạ hóa bánh ra nhiều, ngụ ý nhắc nhớ phép lạ manna ngày xưa tiên báo về Bí tích Thánh Thể. 
Đáp ca – Lễ Chúa Ba Ngôi - năm C
Đáp ca – Lễ Chúa Ba Ngôi - năm C
Xin dâng lời tôn vinh chúc tụng Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa đã có, hiện có và đang đến
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật - Lễ Chúa Ba Ngôi - năm C
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật - Lễ Chúa Ba Ngôi - năm C
Khi suy niệm Tin Mừng Gioan về tương quan qua lại giữa Ba Ngôi với nhau (giữa Đức Giêsu với Cha và với Thánh Thần), bạn rút ra được bài học nào khi sống chung với người khác?
Mặc khải trong Tân Ước
Mặc khải trong Tân Ước
“Thầy còn nhiều điều phải nói với anh em. Nhưng bây giờ, anh em không có sức chịu nổi” (Ga 16,12).
Sống những điều trong kinh Lạy Cha
Sống những điều trong kinh Lạy Cha
“Một Thiên Chúa Ba Ngôi” là mầu nhiệm cao cả mà chúng ta đã đón nhận bằng đức tin, dựa trên mạc khải của Thiên Chúa qua Thánh Kinh và Thánh Truyền.
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật - Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống - năm C
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật - Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống - năm C
Bạn có thân thiết với Chúa Thánh Thần không? Có thường xin Ngài soi sáng và ban sức mạnh không?  Bạn có kinh nghiệm về việc Chúa Thánh Thần hoạt động trong đời bạn, trong gia đình hay nhóm của bạn không?
Thánh thần và bình an
Thánh thần và bình an
Chúa Thánh Thần mang đến cảm nhận an toàn, mãn nguyện và trọn vẹn cho các tín hữu, bất kể những tình huống ngoại tại nào của họ. Bởi thế, bình an là dấu chỉ có sự hiện diện của Chúa Thánh Thần.