Bình đẳng giới tính từ gia đình

Để đạt mục tiêu này, các bậc cha mẹ cần phải trở thành hình mẫu cho con cái, đối xử với nhau một cách bình đẳng, tôn trọng và chia sẻ những công việc trong gia đình

Gia đình của anh chị Kugantharan Vasanthakumar, 36 tuổi, và Zeeneeshri Ramdass, 34 tuổi, không phải là mẫu hình thường thấy tại Malaysia và nhiều nước khác. Họ chia sẻ quan hệ hôn nhân và nghĩa vụ đối với gia đình một cách bình đẳng, từ làm việc nhà đến chăm sóc và dạy dỗ con cái.

Hãy nuôi dưỡng sự vĩ đại

Anh Kugantharan (Kugan), một chuyên gia về web kiêm thầy dạy nhạc, làm việc ở nhà. Anh và vợ cùng quản lý Young Foundry, một trung tâm sáng tạo dành cho trẻ em và lứa tuổi teen. Kugan cũng tự tay dạy học cho con trai và cả hai thường xuyên đi dã ngoại cùng nhau bằng xe lửa đến động Batu, thư viện quốc gia và xưởng đóng tàu ở cảng Klang. Người cha nấu ăn, tắm rửa và làm đồ chơi cho con. Zeeneeshri, gọi thân mật là Zeenee, từng làm phóng viên và sau đó ở nhà làm bà nội trợ cho đến khi quay lại làm việc ở vị trí quản lý truyền thông của Trung tâm Biểu diễn Nghệ thuật Kuala Lumpur khi con được 4 tuổi. Và cô đã từ chức để khởi nghiệp với Young Foundry. Zeenee nấu ăn, giặt giũ, rửa ô tô và thường xuyên sửa chữa lặt vặt trong nhà.

Thế nhưng, bất chấp việc lớn lên trong vòng tay bố mẹ không quá chú trọng đến các vai trò giới tính đặc trưng, cậu con trai Saivhes đã gây ngạc nhiên khi một ngày đột ngột tuyên bố “chỉ có con trai mới chơi đá bóng”. Để xóa bỏ ý tưởng này của con, Zeenee cho cậu bé xem đoạn clip trên mạng về đội bóng nữ quốc gia của Mỹ. Người mẹ nhớ lại:“Đây là lần đầu tiên Saivhes xem phụ nữ đá bóng. Cậu cảm thấy thích thú nhưng cũng muốn biết phải chăng “các cô” huấn luyện cùng với nam giới hay không. Và giờ đây Saivhes biết con gái cũng có thể chơi bóng, nhưng cậu bé vẫn cho rằng con trai thì không chơi bóng với con gái”. Hai vợ chồng Zeenee và Kugan nghi ngờ con mình đã bắt lấy những khái niệm về kỳ thị giới tính từ phim hoạt hình, các chương trình truyền hình, cũng như những gì quan sát được xung quanh mình. Trong khi họ không muốn kiểm soát những thông tin mà Saivhes thu thập từ bên ngoài, Kugan và Zeenee chắc chắn sẽ nhắc nhở con khi nghe những lời nhận xét hoặc quan sát có thành kiến về giới tính từ đứa con của mình.

“Một ngày nọ, chúng tôi đang chơi với các nhân vật hành động và Zeenee muốn tham gia, nhưng Saivhes từ chối vì cho rằng con gái không thể chơi trò hành động được. Mỗi khi có chuyện như vậy xảy ra, chúng tôi lập tức can thiệp. Chúng tôi không la rầy bé, thay vào đó đặt câu hỏi rằng tại sao bé lại nghĩ hoặc phản ứng theo cách đó, và kế đến giải thích rằng tại sao con gái hoàn toàn có thể chơi với các nhân vật hành động như con trai hoặc bất cứ thứ gì khác về vấn đề này”, anh Kugan chia sẻ. Đối với hai vợ chồng, bên cạnh việc dạy dỗ các bé gái trở nên mạnh mẽ, dũng cảm hơn và tự do theo đuổi mục tiêu của mình, vấn đề giáo dục con trai theo hướng tốt bụng, chu đáo, dịu dàng cũng quan trọng như thế. Và phải xem con gái một cách bình đẳng như mình.

“Hơn ai hết, tôi muốn Saivhes hiểu được rằng bất kỳ người nào cũng có thể đạt đến sự vĩ đại nếu họ thật sự kiên định với con đường đã đặt ra. Và hành vi phân biệt giới tính là sản phẩm của những đầu óc yếu ớt và bất ổn”, theo người mẹ.

Mầm mống bất ổn từ rập khuôn giới tính

Giống như Saivhes, trẻ con lớn lên với việc phân biệt rõ ràng cái gì là “nam tính” và “nữ tính” từ khi còn rất nhỏ, dù ở môi trường học đường với bạn bè và thầy cô, từ giới truyền thông hoặc thậm chí trong gia đình của chúng. Con trai được dạy rằng không được khóc, không được sợ hãi, phải đánh trả và luôn cư xử mạnh mẽ, dũng cảm, trong khi con gái không nên đòi hỏi khắt khe, phải biết tha thứ, dễ chịu và phải cư xử như “phái yếu”. Thế là con gái được cho búp bê, đồ chơi nấu nướng, còn con trai nhận được những bộ đồ xây dựng, xe điều khiển từ xa và tên lửa, máy bay. Trong khi cách cư xử rập khuôn như vậy có vẻ như hoàn hoàn vô hại, việc xã hội hóa giới tính tạo điều kiện để trẻ nuôi dưỡng các hành vi cũng như thái độ thành kiến giới tính, rồi mang theo những quan niệm này đến lúc trưởng thành và già đi.

Thông qua các chương trình về giới tính, Trung tâm phụ nữ nhằm Thay đổi (WCC) ở Penang phát hiện rằng trẻ con muốn đề cập đến những mẫu hình rập khuôn mà chúng đã tiếp xúc qua đời sống, nhưng thường không có cơ hội để làm như thế.“Việc phân chia các vai trò giới tính và áp đặt các khuôn mẫu liên quan làm ảnh hưởng không chỉ đến cách thức trẻ con xem xét bản thân mà còn tác động đến quan điểm và hành vi của chúng đối với người khác. Ví dụ, nếu một bé trai được nuôi dạy rằng chỉ có đàn ông mới trở thành người quyết định và là chủ gia đình, thì nó sẽ không cho phép “quyền uy” của mình bị phụ nữ thách thức một khi đã có gia đình của bản thân”, theo trưởng dự án Hana Husni. Ngược lại, nếu con gái bị nhồi nhét quan niệm tương tự, chúng cũng sẽ bị khắc sâu sự phân biệt giới tính. Những khuôn mẫu kiểu như vậy thường dẫn đến hậu quả là phụ nữ bị xem thường, và trong những trường hợp tồi tệ nhất, họ sẽ trở thành nạn nhân của bạo lực gia đình, theo các chuyên gia Malaysia.

Để tránh nguy cơ trên, các bậc cha mẹ cần phải trao đổi với con cái về những vấn đề này và đối xử với chúng một cách công bằng. Bản thân họ cũng phải đóng vai trò làm mẫu mực cho con trẻ, thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau, đối xử với nhau bình đẳng và chia sẻ các trách nhiệm trong gia đình, vì cha mẹ chính là tấm gương cho con cái. Nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy trẻ con bắt đầu thu thập thông tin về giới tính khi mới 6 tuổi. Do vậy, hãy bắt đầu từ mỗi gia đình trước khi quá trễ.

HỒNG HOANG

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Thịt heo nấu chuối đậu
Thịt heo nấu chuối đậu
Một món dễ chế biến, được nhiều gia đình ở thôn quê ưa thích. Chị em nội trợ có thể làm để đổi món cho bữa cơm nhà thêm phần ngon miệng…
Chinh phục thế giới ở tuổi 94
Chinh phục thế giới ở tuổi 94
Từ một người chưa từng làm hộ chiếu cho đến năm 91 tuổi, cụ bà Joy Ryan đã trở thành người cao tuổi nhất đến thăm toàn bộ 63 công viên quốc gia của Mỹ, và giờ đây đang cùng cháu trai lên đường chinh phục thế giới.
Sách và đọc sách
Sách và đọc sách
Sách cung cấp thông tin và kiến thức về nhiều chủ đề khác nhau, từ lịch sử đến khoa học, nghệ thuật, và nhiều lĩnh vực khác. Đọc sách giúp cải thiện kỹ năng đọc viết, nâng cao khả năng phân tích và suy luận, cũng như mở rộng vốn...
Thịt heo nấu chuối đậu
Thịt heo nấu chuối đậu
Một món dễ chế biến, được nhiều gia đình ở thôn quê ưa thích. Chị em nội trợ có thể làm để đổi món cho bữa cơm nhà thêm phần ngon miệng…
Chinh phục thế giới ở tuổi 94
Chinh phục thế giới ở tuổi 94
Từ một người chưa từng làm hộ chiếu cho đến năm 91 tuổi, cụ bà Joy Ryan đã trở thành người cao tuổi nhất đến thăm toàn bộ 63 công viên quốc gia của Mỹ, và giờ đây đang cùng cháu trai lên đường chinh phục thế giới.
Sách và đọc sách
Sách và đọc sách
Sách cung cấp thông tin và kiến thức về nhiều chủ đề khác nhau, từ lịch sử đến khoa học, nghệ thuật, và nhiều lĩnh vực khác. Đọc sách giúp cải thiện kỹ năng đọc viết, nâng cao khả năng phân tích và suy luận, cũng như mở rộng vốn...
Hát cộng đồng trong thánh lễ…
Hát cộng đồng trong thánh lễ…
Thánh nhạc là một thành tố trong phụng vụ. Những bài thánh ca góp phần không nhỏ giúp tín hữu hiệp thông, sốt sắng khi tham dự thánh lễ. Vì thế, việc hát cộng đồng ngày càng được cổ súy…
Pin nhiệt từ không khí, muối và gạch
Pin nhiệt từ không khí, muối và gạch
Muối, không khí và gạch, phải chăng là tương lai của ngành lưu trữ năng lượng? Ðó là câu hỏi mà không ít công ty khởi nghiệp đang muốn trả lời.
Ðặt tên cho đơn vị hành chính mới
Ðặt tên cho đơn vị hành chính mới
Trong tương lai không xa, việc sáp nhập và tái cơ cấu hành chính ở Việt Nam dự kiến sẽ tạo ra hơn 600 đơn vị hành chính xã mới. Mục tiêu của việc sáp nhập này là cải thiện hiệu quả quản lý nhà nước, thúc đẩy phát triển...
Những người hùng thầm lặng chống ô nhiễm rác nhựa
Những người hùng thầm lặng chống ô nhiễm rác nhựa
Những người nhặt ve chai trên khắp thế giới đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu ảnh hưởng của ô nhiễm rác nhựa đối với những cộng đồng nghèo khó.
Từ ngày 30.3.2024, người bị quản lý, giam giữ được sử dụng kinh sách để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo
Từ ngày 30.3.2024, người bị quản lý, giam giữ được sử dụng kinh sách để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo
Nghị định số 95/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 30/3/2024; áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm và thực...
Giải mã được tài liệu cổ đã cháy thành than
Giải mã được tài liệu cổ đã cháy thành than
Những cuộn giấy cói bị cháy thành than vào thế kỷ thứ nhất, đã bắt đầu có thể được đọc nội dung nhờ vào công nghệ mới và chương trình học máy trí thông minh nhân tạo (AI).