Lồng đèn

Tôi thường trách ba mẹ không yêu thương tôi nhiều bằng các anh chị. Vậy mà một ngày gần Trung thu khi sắp bước qua bên kia đồi của cuộc đời, vô tình đọc được tản văn trong tờ tuần san, tôi chợt thấy mình vô cùng có lỗi với suy nghĩ như thế. Trong tản văn, tác giả, tôi đoán cỡ tuổi tôi, kể lại tuổi thơ từng ao ước làm sao có một lồng đèn con cá. Tác giả viết về ước nguyện này trong một kỳ thi và đoạt giải nhì, giải chỉ được một lồng đèn trái bí, trong khi người giành giải nhất, vốn thích bánh Trung thu thì lại được thưởng lồng đèn con cá! Nỗi hụt hẫng khiến tác giả xót xa và kết luận: “Những gì đến với mình đúng lúc, thì đó là niềm vui”. Với tác giả, lồng đèn con cá là hạnh phúc của tuổi thơ vì nó chưa bao giờ đến.

Ngồi nhớ lại ngày xưa, trong xóm, bạn bè đa số đều chơi những lồng đèn tự chế như lon sữa bò, hoặc mảnh sứ bể rồi gắn cây đèn cầy lên… Ít bạn nào có lồng đèn như tôi. Làm một cuộc khảo sát với những đồng nghiệp cùng thế hệ, tôi nhận được rất nhiều tâm sự thật buồn dù rằng hôm nay họ là những người thành đạt. Một anh đồng nghiệp kể khi nhỏ, tết Trung thu chỉ lượm lon sữa bò cũ rồi mua cây đèn cầy bé tí đặt vào giữa lon và cầm đi chơi.

Một người buồn buồn kể thích lồng đèn vô cùng, xin ba mẹ thì nghe ngay:

- Tiền mua lồng đèn có thể mua một bữa ăn ngon rồi!

Có chị không bao giờ xin tiền mua món này vì biết ngay ba mẹ sẽ không bao giờ cho. Cũng có nhiều bạn hứng khởi kể về kỷ niệm được ba mẹ hay anh chị làm cho lồng đèn. Dễ làm nhất là đèn ngôi sao hay đèn đồng xu, tức chỉ cần ba cọng tre vòng tròn gắn dính vào nhau.

Đồng nghiệp khác còn thêm vào:

- Không chỉ không có lồng đèn mà cả bánh Trung thu tụi tôi cũng chẳng có ăn. Mỗi lần đến dịp này, nhìn bánh bày trong tủ kính mà thèm “nhỏ dãi”. Vậy mà ba má nỡ nói tiền mua bánh để mua thịt về kho cho ăn ngon hơn bánh Trung thu. Sao họ không biết thịt kho là thịt kho, bánh Trung thu là bánh Trung thu. Làm sao thay thế nhau được. Tuy nhiên cũng thông cảm tại ngày xưa ba má tôi cũng hơi khó khăn, gia đình đông con nên phải dùng chiêu ấy.

Một chị kể chuyện mà sao tôi thấy giống người bạn ngày xưa của mình. Qua mùa Trung thu, chị thường xin lồng đèn cũ của cô bạn hàng xóm để năm sau chơi lại. Có năm xin hàng xóm gần thì ngại, chị đi lên những xóm xa xa, nơi có bạn bè cùng lớp, cùng trường hoặc cùng trong hội thiếu nhi để xin.

Còn bánh Trung thu, gặp chị nghịch ngợm và thông minh thì bày ra trò “chơi đồ hàng” với mấy đứa bạn nhà khá giả. Chị giả bộ dùng giấy mua hàng, và bạn là người bán hàng. Nhờ vậy, nhiều chị biết được vị bánh Trung thu dù nhà không có bánh.

Nghe qua những câu chuyện của bạn bè, tôi chợt nhớ một kỷ niệm với người bạn tên Thu, cùng hội Nghĩa Binh Thánh Thể, ở cách tôi mấy con hẻm. Một lần, bạn hỏi tôi có đèn Trung thu cũ không. Tôi hỏi để làm gì, bạn nói:

- Để tặng các em nghèo trong xóm.

Khi Trung thu qua được vài ngày, tôi mang chiếc lồng đèn con bướm đưa cho bạn. Trung thu năm sau tôi cầm chiếc đèn con cá hí hửng qua xóm của Thu. Tôi chợt la lên khi thấy chiếc đèn trên tay bạn:

- Ê, con nhỏ, mày chơi đèn cũ của tao.

Tiếng la của tôi lớn đủ để các bạn cùng xóm Thu quay lại. Bạn lúng túng:

- Mày nói kỳ. Đèn mẹ mua cho tao.

Tôi sừng sộ:

- Mày láo. Đây là đèn của tao, tao làm rách một chút ở cánh con bướm bên trái nè.

Cả đám con nít vây quanh Thu và nhận ra mảnh rách nhỏ ở cánh trái con bướm. Tôi còn bồi thêm:

- Nó xin tao đèn cũ nói cho trẻ em nghèo. Hóa ra là cho nó.

Cả đám trẻ phá lên cười. Mẹ của Thu xuất hiện, nói lẫy:

- Trả lại nó chiếc đèn đi.

Thu thổi tắt đèn cầy, lấy lại mẩu nến nhỏ, vùng vằng trả tôi cái lồng đèn. Tôi quăng xuống đất, đạp nát cái đèn. Thu bị lôi vào nhà, nhận vài cái tát. Đám trẻ nhìn tôi có chút ái ngại lẫn trách móc. Tôi quay về còn nghe loáng thoáng tiếng mắng của mẹ Thu:

- Mày phải biết thân phận mình nghèo, bày đặt chơi đèn để bị nhục như vậy.

Tôi cũng bị “gài” chơi trò bán đồ hàng bằng bánh Trung thu. Tôi bán được một lúc rồi bảo đám bạn đổi vai. Tui bạn dĩ nhiên không có bánh để bán nên bán lá cây. Tôi giãy nảy:

- Món tao bán tụi bây ăn được. Còn tụi bây bán lại món tao ăn hổng được. Thôi nghỉ chơi.

Từ nghỉ chơi bật ra từ môi tôi khiến những đôi mắt bạn bè ánh lên sự tiếc rẻ. Nếu có thể quay lại quá khứ, hẳn tôi đã vui vẻ tặng Thu chiếc lồng đèn cũ của mình, chia sẻ với bạn bè những miếng bánh Trung thu ngon lành mà đôi lúc tôi “ăn nửa, bỏ nửa”.

Nhìn lại tuổi thơ của mình rồi nhận ra tôi chưa từng phải thèm khát thứ gì. Trung thu, nếu tôi không có lồng đèn con cá, cũng là con thỏ hay con bướm. Tôi không rõ mình hết chơi lồng đèn khi nào. Chỉ mang máng nhớ là không còn thiết tha với lồng đèn khi đã là con bé học đệ thất (bây giờ là lớp 6).

Tôi cảm ơn cuộc đời, cám ơn ba mẹ đã cho tôi một tuổi thơ đầy hoa bướm. Tôi được đầy đủ đến độ không nhận ra đó là những khát khao của những đứa trẻ khác. Tôi thấy mình thật hạnh phúc dù cảm nhận này rất muộn màng.

HOÀNG HẠC

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Hãy nghĩ đến một cục băng...
Hãy nghĩ đến một cục băng...
“Hãy nghĩ đến một cục băng và giữ cho cái đầu mình tỉnh lạnh”. Đây là một trong những nghệ thuật “làm người Sparta mẫu mực” trong cuốn sách lịch sử hài hước “Người Hy Lạp huyền thoại” của Terry Deary.
Cái nhìn “ngoái lại”…
Cái nhìn “ngoái lại”…
Gia đình truyền thống với những liên hệ mật thiết, gắn kết trong mái ấm tình thân là chỗ dựa của con người trên đường đời. Qua những hình ảnh sinh động trong đời thường, càng thấy rõ vai trò tình thân như thế nào trong sâu thẳm những con...
Bóng mát cuộc đời
Bóng mát cuộc đời
Ai trong đời cũng cần những bóng mát cuộc đời. Ðó có thể là một bờ vai, một vòng tay yêu thương, một điểm tựa, niềm an ủi tinh thần từ những người thân, hoặc đôi khi từ một người mới quen biết có mối tri âm…
Hãy nghĩ đến một cục băng...
Hãy nghĩ đến một cục băng...
“Hãy nghĩ đến một cục băng và giữ cho cái đầu mình tỉnh lạnh”. Đây là một trong những nghệ thuật “làm người Sparta mẫu mực” trong cuốn sách lịch sử hài hước “Người Hy Lạp huyền thoại” của Terry Deary.
Cái nhìn “ngoái lại”…
Cái nhìn “ngoái lại”…
Gia đình truyền thống với những liên hệ mật thiết, gắn kết trong mái ấm tình thân là chỗ dựa của con người trên đường đời. Qua những hình ảnh sinh động trong đời thường, càng thấy rõ vai trò tình thân như thế nào trong sâu thẳm những con...
Bóng mát cuộc đời
Bóng mát cuộc đời
Ai trong đời cũng cần những bóng mát cuộc đời. Ðó có thể là một bờ vai, một vòng tay yêu thương, một điểm tựa, niềm an ủi tinh thần từ những người thân, hoặc đôi khi từ một người mới quen biết có mối tri âm…
Thịt heo nấu chuối đậu
Thịt heo nấu chuối đậu
Một món dễ chế biến, được nhiều gia đình ở thôn quê ưa thích. Chị em nội trợ có thể làm để đổi món cho bữa cơm nhà thêm phần ngon miệng…
Sợi dây gắn kết đại gia đình trong vận động xã hội
Sợi dây gắn kết đại gia đình trong vận động xã hội
Xã hội không ngừng phát triển, sợi dây gắn kết quan hệ các đại gia đình, dòng họ Việt cũng có những biến dịch theo thời gian…
Khi thành phố ở sa mạc bị ngập
Khi thành phố ở sa mạc bị ngập
Tuần qua, những hình ảnh về một đô thị xa hoa của vùng sa mạc trên bán đảo Ả Rập bị ngập lụt nghiêm trọng đã khiến cả thế giới sửng sốt, dẫn đến những đồn đoán về nguyên nhân đằng sau vụ việc.
Vẫn hiện hữu nỗi lo
Vẫn hiện hữu nỗi lo
Gần đây các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể liên tiếp xảy ra tại nhiều địa phương đã gióng lên nỗi lo về an toàn thực phẩm. Tính đến quý I/2024, cả nước đã ghi nhận 16 vụ, làm 659 người bị ngộ độc, trong đó có ba người...
Lớp cầu nguyện tại các giáo xứ, tại sao không?
Lớp cầu nguyện tại các giáo xứ, tại sao không?
Chuẩn bị cho Năm Thánh 2025 của Giáo hội hoàn vũ, trong Năm Cầu nguyện 2024 này, Ðức Thánh Cha Phanxicô sẽ thiết lập Trường Cầu Nguyện.
Chinh phục thế giới ở tuổi 94
Chinh phục thế giới ở tuổi 94
Từ một người chưa từng làm hộ chiếu cho đến năm 91 tuổi, cụ bà Joy Ryan đã trở thành người cao tuổi nhất đến thăm toàn bộ 63 công viên quốc gia của Mỹ, và giờ đây đang cùng cháu trai lên đường chinh phục thế giới.