20 năm hát vì người nghèo

Năm 2025, linh mục GB Nguyễn Tấn Sang (chánh xứ Ba Giồng - GP Mỹ Tho) sẽ kỷ niệm 20 năm chương trình Tiếng hát vì người nghèo. Nhìn lại chặng đường dài đã qua trong lựa chọn dấn thân với rất nhiều các hoạt động lo cho người cùng khổ, vị linh mục có giọng hát trầm ấm, âm điệu đậm chất Nam bộ đã dành cho báo Công giáo và Dân tộc những chia sẻ trong hành trình đã đi và vẫn đang được tiếp bước…

1000026857.jpg (139 KB)

CGvDT: Lý do nào thúc đẩy cha bắt đầu thực hiện chương trình Tiếng hát vì người nghèo?

- Lm GB Nguyễn Tấn Sang: Sau khi thụ phong linh mục năm 2005, tôi được bề trên sai đến làm việc tại những giáo xứ vùng quê. Chính tại nơi đây, tôi làm việc và mỗi ngày gặp gỡ rất nhiều những người nghèo, từ trẻ em cho đến người già. Nghèo từ vật chất đến tinh thần. Vào nhà thăm họ, tôi luôn bắt gặp hình ảnh những trẻ em không có tiền đi học, các cụ già bệnh tật không có phương tiện xe lăn hay thuốc men, nhà thì mỗi khi mưa to dột hết không ngủ được. Ở quê, mọi sinh hoạt bà con đều tập trung trên sông rạch; ăn uống, tắm giặt cũng sử dụng nguồn nước này, vì thế đa số trẻ em bị đau mắt hột, người già bị đau mắt cườm, bệnh ngoài da... Trước cảnh này, tôi nghĩ mình phải giúp đỡ họ. Lời Chúa dạy “Chính anh em hãy cho họ ăn” (Mt 14,16) đã thôi thúc tôi đến gần với họ. Nhưng tôi chẳng có gì cả, chỉ là một linh mục trẻ sống ở nhà quê, thì sẽ làm được gì cho họ đây? Sau khi cầu nguyện, tôi quyết định dùng tiếng hát của mình thu âm nhạc Thánh Ca, trước hết là truyền giáo, sau đó là phát hành đĩa CD để có tiền giúp đỡ người nghèo qua những công việc xây nhà tình thương, mổ mắt cườm, trao học bổng cho học sinh nghèo, tặng xe lăn xe lắc cho người khuyết tật, cứu trợ vùng sâu... Chương trình Tiếng hát vì người nghèo đã ra đời từ đó.

Qua theo dõi, 20 năm qua, chương trình giờ đây không chỉ còn gói gọn ở việc mang lời ca tiếng hát phục vụ và giúp đỡ vật chất ngắn hạn, mà đã có rất nhiều thay đổi, những công việc bác ái cũng đa dạng và căn cơ hơn như làm nhà tình thương, mở quán cơm 0 đồng, giúp mua xe cứu thương chở bệnh nhân nghèo, hỗ trợ áo quan, khoan giếng nước cho dân vùng sâu vùng xa… Vậy đâu là động lực giúp cha đồng hành cùng người nghèo và duy trì hoạt động trong suốt hành trình dài như vậy? 

- Trước hết tôi tạ ơn Chúa vì Ngài đã chúc lành cho công việc của tôi từ khi bắt đầu qua bề trên, qua sự nâng đỡ của anh em linh mục và sự đón nhận của ông bà anh chị em khắp nơi. Đây chính là động lực để tôi nỗ lực không mệt mỏi trong việc đến với người nghèo. Ban đầu những công việc bác ái trong phạm vi giáo xứ, sau lan tỏa trong giáo phận, và bây giờ khắp mọi nơi trên bản đồ chữ S của Việt Nam. Việc phát hành CD gây quỹ cũng mỗi ngày một nhiều hơn, không chỉ trong nước mà được bà con hải ngoại đón nhận. Những công việc bác ái dần dần đa dạng và giúp đỡ vừa cố định, vừa theo nhu cầu thực tế phát sinh như giúp dịch, lũ lụt, hạn hán, thất nghiệp...

Hiện chương trình đã quy tụ được rất nhiều thành viên cùng chung tay vào, xin cha cho biết làm sao cha có thể mời gọi và cổ vũ tinh thần vì tha nhân, vì cộng đồng nơi các cộng sự?

- 20 năm tổng kết lại, chương trình Tiếng hát vì người nghèo đã có 1560 người đăng ký gia nhập là thành viên. Trong đó 80% là đang sống tại Việt Nam, còn lại là kiều bào ở nước ngoài. Tất cả đều tham gia với mục đích duy nhất là giúp đỡ người nghèo với phương châm Yêu Thương - Hy Sinh - Phục Vụ, không phân biệt tôn giáo, sắc tộc và ranh giới.

Với Giáo hội, họ sống chu toàn bổn phận của người Kitô hữu tại gia đình và giáo xứ; mỗi tháng đều tham dự thánh lễ tạ ơn, cầu nguyện cho các thành viên, ân nhân còn sống cũng như đã qua đời, sinh hoạt tập thể, báo cáo tài chính và lên dự án cho tháng kế tiếp. Ngoài ra trong một năm, các thành viên còn tham dự những buổi sinh hoạt ngoại khóa, tĩnh tâm... để có thêm động lực dấn thân.

Những chuyến đi đến với người nghèo xa gần, được tận mắt nhìn thấy cái khổ, được tận tay trao những món quà, được gặp gỡ và nói chuyện... đã giúp mỗi người nhận ra được giá trị và ý nghĩa của cuộc sống, thay đổi cách sống của mình bằng cách biết rung động và nghĩ đến sự đói khổ của người nghèo, từ đó đã nối kết thêm nhiều người vào chương trình. Khi một thành viên qua đời, mọi người đến đọc kinh, dâng lễ, chia buồn với gia đình. Họ cảm thấy được sự quan tâm, nâng đỡ và bình an trong sứ vụ phục vụ anh em xung quanh.

1000026869.jpg (216 KB)

Cột mốc 20 năm cũng là khoảng thời gian cha được trao sứ vụ linh mục. Nhìn lại chặng đường đã đi và sẻ chia, cha có điều gì muốn gởi gắm cùng mọi người vốn rất yêu quý và ủng hộ công việc bác ái của mình?

- Tôi chỉ biết cúi đầu cảm tạ Chúa và cảm ơn quý ân nhân. Tôi sẽ chẳng làm được gì cả, nếu như không có ơn Chúa, không có sự cộng tác của nhiều người. Tôi chỉ là hạt cát trong vũ trụ bao la này. Sắp kỷ niệm 20 năm chương trình cũng là 20 năm linh mục của mình, tôi muốn mượn câu nói của Mẹ Têrêsa Calcutta để gởi đến những người đã, đang và sẽ yêu mến, nâng đỡ, đồng hành với tôi: “Chúng ta đừng hài lòng với việc chỉ cho tiền. Tiền thôi chưa đủ, tiền có thể có nhưng nhiều người cần trái tim của bạn yêu thương họ. Vì vậy, hãy lan tỏa tình yêu thương đến mọi nơi bạn đến”. Tôi tin rằng cầu nguyện là linh hồn của bác ái. Chúa sẽ chúc lành và dẫn chúng ta đến những nơi Ngài muốn. Vậy nên cần phải cầu nguyện và cầu nguyện liên lỉ để gặp gỡ Chúa trong sứ vụ. Hãy tiếp tục cầu nguyện, hành động và sống tình yêu thương với tất cả.

 Xin cảm ơn cha!

Trong 20 năm, chương trình Tiếng hát vì người nghèo đã và đang chia sẻ những công việc bác ái cho cộng đồng:

- Nhà tình thương: 356 căn

- Xe lăn, xe lắc: 1.056 xe lăn, 82 xe lắc

- Hỗ trợ mổ tim bẩm sinh: 42 ca

- Mổ mắt cườm: 14.565 ca

- Học bổng cho sinh viên: 2.052 em

- Tặng xe đạp: 6.250 xe.

- Cứu trợ: 125.000 phần quà

- Quán cơm tình thương: 4 quán

- Bánh mì miễn phí: 2 lò bánh mì

- Chén cơm Lazarô: Giúp 200 cụ già vùng sâu mỗi tháng 200 ngàn

- Áo quan: 1.400 áo quan

- Xe cứu thương: 1 chiếc

- Giếng nước: 3.500 giếng nước gia đình, 5 máy lọc nước cho cộng đồng

- Giúp chữa bệnh: 270 ca khó khăn

- Gây quỹ cho các nhà thờ, dòng tu, hội đoàn

- Giúp trẻ mồ côi, mái ấm, trường học, tập vở, áo ấm...

- Phòng chăm sóc sức khỏe cho người già mỗi tuần 3 ngày

- Giúp khẩn cấp: Lũ lụt miền Trung, miền Bắc, hạn hán...

Minh Hải thực hiện

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

20 năm hát vì người nghèo
20 năm hát vì người nghèo
Năm 2025, linh mục GB Nguyễn Tấn Sang (chánh xứ Ba Giồng - GP Mỹ Tho) sẽ kỷ niệm 20 năm chương trình Tiếng hát vì người nghèo.
Vị linh mục bán trái cây xây thánh đường
Vị linh mục bán trái cây xây thánh đường
Ðó là linh mục Phêrô Mai Văn Thượng, chánh xứ Kim Sơn, giáo phận Mỹ Tho. Trong 4 năm liền, cha đã cùng với bà con giáo dân rong ruổi trên từng chuyến đi, và quả ngọt hôm nay là ngôi thánh đường khang trang đã căn bản hoàn thiện.
Người tân tòng và ơn gọi linh mục
Người tân tòng và ơn gọi linh mục
16 năm trước, cha Giuse Phan Duy Vũ đã bắt đầu dấn thân trong ơn gọi truyền giáo của dòng Chúa Thánh Thần, dù cha sinh ra trong gia đình không theo đạo Công giáo. Sau 13 năm tu học và phục vụ, ngày 23.3.2021, cha Giuse trở thành linh...
20 năm hát vì người nghèo
20 năm hát vì người nghèo
Năm 2025, linh mục GB Nguyễn Tấn Sang (chánh xứ Ba Giồng - GP Mỹ Tho) sẽ kỷ niệm 20 năm chương trình Tiếng hát vì người nghèo.
Vị linh mục bán trái cây xây thánh đường
Vị linh mục bán trái cây xây thánh đường
Ðó là linh mục Phêrô Mai Văn Thượng, chánh xứ Kim Sơn, giáo phận Mỹ Tho. Trong 4 năm liền, cha đã cùng với bà con giáo dân rong ruổi trên từng chuyến đi, và quả ngọt hôm nay là ngôi thánh đường khang trang đã căn bản hoàn thiện.
Người tân tòng và ơn gọi linh mục
Người tân tòng và ơn gọi linh mục
16 năm trước, cha Giuse Phan Duy Vũ đã bắt đầu dấn thân trong ơn gọi truyền giáo của dòng Chúa Thánh Thần, dù cha sinh ra trong gia đình không theo đạo Công giáo. Sau 13 năm tu học và phục vụ, ngày 23.3.2021, cha Giuse trở thành linh...
Ðời vị mục tử gắn với vùng kinh tế mới
Ðời vị mục tử gắn với vùng kinh tế mới
Chào tạm biệt bà con giáo dân Phú Lý thuộc vùng chiến khu D (huyện Vĩnh Cửu), cha Antôn M. Claret Nguyễn Ngọc Lâm (CRM) vừa quay trở về nhà dòng để bắt đầu một quãng đời mới khi bước vào tuổi hưu. Hành trình rong ruổi khắp những mái...
Hành trình đời tu không bằng phẳng của một linh mục
Hành trình đời tu không bằng phẳng của một linh mục
Cha Antôn Lê Quang Trinh tâm sự, Chúa vẽ nét cong trong cuộc đời mình. Nét cong trong câu nói của thánh nữ Têrêsa Avila ứng với cha Antôn hai chuyện: hình hài và những diễn biến đời tu.
Như cánh chim bằng không mỏi
Như cánh chim bằng không mỏi
Cha Antôn Nguyễn Đình Thục sinh năm 1947 tại Thọ Ninh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1958, theo học Tiểu Chủng viện Saigon. Ngày 28.4.1973, cha được thụ phong linh mục với châm ngôn “Phụng sự trong hân hoan” (Tv 99,2)
Mục tử của các tín hữu sắc tộc
Mục tử của các tín hữu sắc tộc
Chung tay kiến tạo giáo xứ từ những ngày đầu tiên, linh mục Antôn Vũ Thanh Hòa trở thành vị chánh xứ tiên khởi của giáo xứ Thánh Phaolô (giáo hạt Madagui, giáo phận Ðà Lạt), đứng đầu một giáo xứ rộng lớn với gần 2.000 tín hữu.
Ðời mục vụ của vị cha già 50 năm linh mục
Ðời mục vụ của vị cha già 50 năm linh mục
Tôi có dịp trở lại giáo xứ Ka La, giáo hạt Di Linh, giáo phận Ðà Lạt để tham dự thánh lễ tạ ơn 50 năm hồng ân linh mục của cha cố Phaolô Lê Ðức Huân. Nhiều người đã bày tỏ lòng kính trọng, cảm phục vị cha già...
Chọn người nghèo làm hành trang đời tu
Chọn người nghèo làm hành trang đời tu
Từng sống trong cảnh nghèo và vất vả một thời, linh mục Phêrô Vũ Minh Hùng (chánh xứ Vườn Xoài - TGP TPHCM) đã thấu cảm được nỗi nhọc nhằn của những mảnh đời khốn khó, nên ngài bước vào đời tu với một xác tín mạnh mẽ: phụng sự...