Vị linh mục bán trái cây xây thánh đường

Ðó là linh mục Phêrô Mai Văn Thượng, chánh xứ Kim Sơn, giáo phận Mỹ Tho. Trong 4 năm liền, cha đã cùng với bà con giáo dân rong ruổi trên từng chuyến đi, và quả ngọt hôm nay là ngôi thánh đường khang trang đã căn bản hoàn thiện.

hình 1.jpg (304 KB)
Ngôi thánh đường mới ở xứ đạo 92 năm tuổi

i gặp cha Thượng khi ngài đang đầu trần dang nắng cùng với bà con giáo dân đo đạc, bàn bạc việc làm sân nhà thờ và vườn cầu nguyện trước tượng đài Đức Mẹ trong khuôn viên. Đây là những hạng mục phụ còn lại để tiến đến hoàn thành công trình xây dựng trong thời gian sắp tới.

hinh 3.jpg (507 KB)
Linh mục Phêrô Mai Văn Thượng trong một chuyến bán hàng để tiếp tục hoàn thành công trình nhà Chúa

Với tổng diện tích lọt lòng khoảng 500 mét vuông, diện mạo của ngôi thánh đường giáo xứ Kim Sơn trở nên nguy nga hiển hiện giữa vùng miền tây sông nước, với tháp chuông cao 24 mét, đỉnh tháp cao nhất 33 mét. Trên nền tông màu chủ đạo gồm xám và trắng, hoa văn trang trí tinh tế ở gian cung thánh, các mái vòm, các hàng cột và cửa nhà thờ đã làm nên nét đặc biệt của ngôi thánh đường mới. Cha Thượng thừa nhận không rành về lãnh vực xây dựng, nhưng đã quảng diễn nôm na rằng, công trình là sự kết hợp giữa kiến trúc phương Tây và kiến trúc Việt.

Nhớ lại thời điểm về quản xứ vào năm 2019, cha Phêrô âm thầm chia sẻ nỗi lo với bà con giáo dân trước ngôi giáo đường cũ đã xuống cấp. Thành lập từ năm 1932, giáo xứ Kim Sơn đã có 5 lần di dời, sửa chữa. Ngôi nhà thờ như căn nhà cấp 4 sau nhiều năm đã không còn đảm bảo an toàn do mái dột, nền ngập khi mưa lớn, đòn tay mái nhà đã mục, cánh cửa chính và cửa sổ đã tới lúc rệu rã... Do đó, ngài quyết định xây mới theo mong muốn của vị giám mục chủ chăn, đồng thời cũng là ước nguyện của cộng đoàn tín hữu bấy lâu.

Xứ đạo với 700 giáo dân, đời sống bà con còn nhiều khó khăn, thu nhập chủ yếu làm vườn hoặc làm thuê. Nhiều hộ dân có vườn cây ăn trái nhưng thu nhập không ổn định do ảnh hưởng của tình trạng xâm mặn, dịch Covid, thị trường đầu ra phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài… “Cái khó bủa vây, bà con không có khả năng đóng góp, xứ đạo lại ở vùng quê ít người biết đến, đi xin các nơi hoài cũng khó, nên tôi nghĩ cách bán đặc sản miền tây để có nguồn xây dựng thánh đường. Ban đầu cũng lo lắm, nhưng sau khi gợi ý trên facebook được nhiều người ủng hộ nên chúng tôi đã quyết định thực hiện. Hơn nữa, làm cách này, sẽ có cơ hội để mọi người trong xứ có thể góp công, góp của vào việc tác tạo nên ngôi nhà chung của mình”, cha sở Kim Sơn lý giải về cơ duyên đưa đẩy đến phương thức tìm kiếm nguồn tài chánh cho việc xây dựng nhà thờ kiểu “xưa nay hiếm”.

Từ khi bắt tay vào việc, bà con ở khu vực ấp Phú Hòa, xã Phú Phong, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, nơi giáo xứ Kim Sơn tọa lạc đã dần quen với hình ảnh vị linh mục hiền lành, hay cười, ngày ngày đi tìm vườn trái cây canh tác sạch ở địa phương, kiếm các đặc sản của những tỉnh thành lân cận để đặt hàng. Mùa nào thức nấy, cha chọn sầu riêng ở vùng Ngũ Hiệp, Cái Mơn; ổi, xoài, mít, bưởi, mãng cầu ở ngay tại địa phương; bánh tét Trà Vinh; cơm cháy chà bông ở Sài Gòn… để làm phong phú thêm nguồn sản phẩm bán ra. Riêng với sầu riêng, cha luôn chủ động “chờ trái thật già mới cắt và để trái chín tự nhiên, chín đến đâu bán đến đó để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bà con”.

Để chuẩn bị cho mỗi chuyến đi, điều đầu tiên là ngài tìm điểm bán, sau đó cùng bà con gom trái cây, bánh trái, nông sản, thực phẩm khô các loại và đóng hàng kỹ lưỡng. Nhiều người ngạc nhiên nhưng cũng không khỏi thán phục khi thấy tự tay cha cẩn trọng rót từng chai nước màu, lựa bỏ những trái cây không đạt chất lượng, cùng giáo dân khuôn vác sắp xếp cho đầy 4-6 chiếc xe tải cho mỗi đợt bán. Bên cạnh những giáo dân, trong nhóm 12-14 người trong mỗi chuyến đi đều có khoảng 6-7 bạn trẻ là người không Công giáo đồng hành thiện nguyện.

hình 4.jpg (588 KB)
Bà con giáo dân mua hàng ủng hộ giáo xứ miền quê xây dựng thánh đường

Trong suốt 4 năm qua, chỉ trừ thời gian giãn cách mùa dịch, cha đã cùng bà con giáo dân rong ruổi đến các xứ đạo ở TPHCM, Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương… xin mở gian hàng trong sân nhà thờ vào dịp cuối tuần để phục vụ nhu cầu mua sắm của cộng đoàn cũng như người dân trong khu vực. Kể về chuyến hàng đầu tiên đến nhà thờ giáo xứ Thánh Tâm, giáo phận Xuân Lộc và rất nhiều chuyến tiếp theo ở các nơi không thể nhớ hết, kỷ niệm đọng lại của cha Thượng và bà con là tấm chân tình của các linh mục chánh xứ, hội đồng mục vụ và giáo dân xứ đạo, qua sự đón tiếp thân tình, qua những bữa cơm trưa, cơm chiều, phụ bán hàng những lúc đông khách, phụ dọn dẹp khi đã bán xong… Nhờ sự ủng hộ nhiệt thành của những nơi đến, nên thường chỉ trong hai ngày thứ Bảy và Chúa Nhật, 10-15 tấn hàng cũng được tiêu thụ hết. Có nơi chỉ trong một ngày là đã có thể về.

Hình ảnh sau những thánh lễ có hàng ngàn người chờ kín sân nhà thờ để mua hàng ủng hộ xứ đạo miền quê xây dựng thánh đường đã trở thành niềm thôi thúc cha Phêrô cùng bà con xứ đạo Kim Sơn ngày càng thêm hăng say trong công việc đã chọn. “Chủ yếu bà con đến mua giúp ủng hộ xây nhà thờ, chứ nếu bình thường thì cũng đâu bán được như vậy”, linh mục chánh xứ Kim Sơn nói trong tâm tình biết ơn. Nhà thờ đã xây xong, nhưng để trang trải phần chi phí còn lại, cha dự tính sẽ thực hiện thêm một số chuyến đi trong thời gian tới.

Gắn bó với vị mục tử trong từng hành trình đến các xứ đạo, ông Phêrô Nguyễn Ngọc Hải, Chủ tịch HĐMV giáo xứ Kim Sơn khẳng định, vợ chồng ông cảm thấy hạnh phúc khi được cộng tác với giáo xứ. Mỗi tháng 2-3 lần, cũng có những tháng liên tục cả 4 tuần, vợ chồng ông đều có mặt trong những chuyến hàng vào các ngày thứ Bảy và Chúa Nhật. Đó là những lúc họ cùng cha sở giản dị với phần cơm hộp, vào giấc ngủ đêm lúc 23 giờ khuya, ngủ dưới trời đêm chờ bán hàng sau thánh lễ vào sáng hôm sau. Trong tâm trí ông Hải: “Tôi nhớ mãi là hình ảnh cha Thượng trong chiếc áo cổ côn nhăn nheo ngồi nướng bánh tráng cho khách chờ mua, trong khi luôn tay bán hàng mà môi miệng vẫn nở nụ cười mục tử; hoặc cảnh cha con qua đêm bằng chiếc võng mỏng lạnh lẽo giữa trời khuya, trong những vườn trái cây... Sự hy sinh của cha đã góp phần tạo nên sự hiệp nhất trong cộng đoàn xứ đạo Kim Sơn hôm nay, và tạo dựng ngôi thánh đường vững chãi cho các thế hệ mai sau”.

Khi chúng tôi cảm thán về những lao nhọc cha và bà con đã trải qua để có ngôi nhà thờ mới, cha khiêm tốn nói ít ra vẫn nhẹ nhàng hơn bà con nông dân trực tiếp trồng trọt, vì đầu ra luôn được giáo dân khắp nơi thương mà hỗ trợ. Cha cũng cảm nhận hành trình vừa qua thật ấm áp khi luôn có sự quan tâm, đồng hành của Đức Giám mục giáo phận Phêrô Nguyễn Văn Khảm. Mỗi lần đến thăm, ngài âm thầm nguyện cầu trong nhà thờ tạm giản dị và sau đó luôn dạo một vòng trong và ngoài công trình để được nhìn tiến trình hình thành của ngôi thánh đường mơ ước của bà con miền quê. 

đức cha Khảm.jpg (294 KB)
Đức Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Khảm trong một lần ghé thăm công trình khi đang trong giai đoạn hoàn thiện

Vượt qua khó khăn, dù đôi lúc phải ngưng rồi lại tiếp tục vì phụ thuộc nguồn tài chánh, ngôi thánh đường giáo xứ Kim Sơn đã chạm đến một “kết thúc có hậu”, và trở thành công trình của sự hiệp thông của bà con bất kể lương giáo trong vùng và nhiều nơi. Cha Phêrô Mai Văn Thượng tâm tình: “Tôi luôn ước ao ngôi thánh đường mới sẽ là nơi thờ phượng xứng hợp cho cộng đoàn Dân Chúa, góp phần thăng tiến vẻ đẹp trong đời sống thiêng liêng của cộng đoàn tín hữu Kim Sơn”. 

BÍCH VÂN

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Vị linh mục bán trái cây xây thánh đường
Vị linh mục bán trái cây xây thánh đường
Ðó là linh mục Phêrô Mai Văn Thượng, chánh xứ Kim Sơn, giáo phận Mỹ Tho. Trong 4 năm liền, cha đã cùng với bà con giáo dân rong ruổi trên từng chuyến đi, và quả ngọt hôm nay là ngôi thánh đường khang trang đã căn bản hoàn thiện.
Người tân tòng và ơn gọi linh mục
Người tân tòng và ơn gọi linh mục
16 năm trước, cha Giuse Phan Duy Vũ đã bắt đầu dấn thân trong ơn gọi truyền giáo của dòng Chúa Thánh Thần, dù cha sinh ra trong gia đình không theo đạo Công giáo. Sau 13 năm tu học và phục vụ, ngày 23.3.2021, cha Giuse trở thành linh...
Ðời vị mục tử gắn với vùng kinh tế mới
Ðời vị mục tử gắn với vùng kinh tế mới
Chào tạm biệt bà con giáo dân Phú Lý thuộc vùng chiến khu D (huyện Vĩnh Cửu), cha Antôn M. Claret Nguyễn Ngọc Lâm (CRM) vừa quay trở về nhà dòng để bắt đầu một quãng đời mới khi bước vào tuổi hưu. Hành trình rong ruổi khắp những mái...
Vị linh mục bán trái cây xây thánh đường
Vị linh mục bán trái cây xây thánh đường
Ðó là linh mục Phêrô Mai Văn Thượng, chánh xứ Kim Sơn, giáo phận Mỹ Tho. Trong 4 năm liền, cha đã cùng với bà con giáo dân rong ruổi trên từng chuyến đi, và quả ngọt hôm nay là ngôi thánh đường khang trang đã căn bản hoàn thiện.
Người tân tòng và ơn gọi linh mục
Người tân tòng và ơn gọi linh mục
16 năm trước, cha Giuse Phan Duy Vũ đã bắt đầu dấn thân trong ơn gọi truyền giáo của dòng Chúa Thánh Thần, dù cha sinh ra trong gia đình không theo đạo Công giáo. Sau 13 năm tu học và phục vụ, ngày 23.3.2021, cha Giuse trở thành linh...
Ðời vị mục tử gắn với vùng kinh tế mới
Ðời vị mục tử gắn với vùng kinh tế mới
Chào tạm biệt bà con giáo dân Phú Lý thuộc vùng chiến khu D (huyện Vĩnh Cửu), cha Antôn M. Claret Nguyễn Ngọc Lâm (CRM) vừa quay trở về nhà dòng để bắt đầu một quãng đời mới khi bước vào tuổi hưu. Hành trình rong ruổi khắp những mái...
Hành trình đời tu không bằng phẳng của một linh mục
Hành trình đời tu không bằng phẳng của một linh mục
Cha Antôn Lê Quang Trinh tâm sự, Chúa vẽ nét cong trong cuộc đời mình. Nét cong trong câu nói của thánh nữ Têrêsa Avila ứng với cha Antôn hai chuyện: hình hài và những diễn biến đời tu.
Như cánh chim bằng không mỏi
Như cánh chim bằng không mỏi
Cha Antôn Nguyễn Đình Thục sinh năm 1947 tại Thọ Ninh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1958, theo học Tiểu Chủng viện Saigon. Ngày 28.4.1973, cha được thụ phong linh mục với châm ngôn “Phụng sự trong hân hoan” (Tv 99,2)
Mục tử của các tín hữu sắc tộc
Mục tử của các tín hữu sắc tộc
Chung tay kiến tạo giáo xứ từ những ngày đầu tiên, linh mục Antôn Vũ Thanh Hòa trở thành vị chánh xứ tiên khởi của giáo xứ Thánh Phaolô (giáo hạt Madagui, giáo phận Ðà Lạt), đứng đầu một giáo xứ rộng lớn với gần 2.000 tín hữu.
Ðời mục vụ của vị cha già 50 năm linh mục
Ðời mục vụ của vị cha già 50 năm linh mục
Tôi có dịp trở lại giáo xứ Ka La, giáo hạt Di Linh, giáo phận Ðà Lạt để tham dự thánh lễ tạ ơn 50 năm hồng ân linh mục của cha cố Phaolô Lê Ðức Huân. Nhiều người đã bày tỏ lòng kính trọng, cảm phục vị cha già...
Chọn người nghèo làm hành trang đời tu
Chọn người nghèo làm hành trang đời tu
Từng sống trong cảnh nghèo và vất vả một thời, linh mục Phêrô Vũ Minh Hùng (chánh xứ Vườn Xoài - TGP TPHCM) đã thấu cảm được nỗi nhọc nhằn của những mảnh đời khốn khó, nên ngài bước vào đời tu với một xác tín mạnh mẽ: phụng sự...
Hạnh phúc đời thánh hiến
Hạnh phúc đời thánh hiến
Tròn 50 năm kể từ phút giây “bước vào Nhà Chúa”, linh mục Antôn Ðoàn Văn Vinh, tu đoàn Tông đồ Giáo sĩ Nhà Chúa cảm nghiệm đó là những tháng ngày chan chứa hồng ân, trong lúc yên bình cũng như khi gian nan, thử thách.