200 năm nghề trống còn truyền

Ðường làng dẫn vào ấp Bình An trải bê tông thẳng tắp, có con kênh nho nhỏ uốn quanh, có ruộng lúa đang vào mùa thu hoạch chín vàng rực và cả những vườn thanh long xanh mơn mởn. Khung cảnh thật êm đềm, thơ mộng. Vẳng nghe tiếng trống từ cơ sở của nghệ nhân Tư An vọng ra tới đầu ngõ

Cuối năm, liên hệ mãi tôi mới hẹn gặp được Nguyễn Văn An (Tư An), truyền nhân đời thứ 5 của dòng họ Nguyễn nổi tiếng với nghề làm trống da trâu ở ấp Bình An, xã Bình Lãng, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An. Anh vừa nhận được giải “Nghệ nhân có sản phẩm tiêu biểu khu vực miền Nam” do Bộ Công thương cấp. Gần Tết, đơn hàng nhiều, cơ sở của anh đang ráo riết làm trống để kịp giao cho khách hàng, mãi anh mới dành cho tôi được một buổi chiều nhạt nắng để chia sẻ về những điều thú vị quanh nghề làm trống truyền thống của dòng họ.

Da trâu đã phơi nắng được cắt thành đường kính khác nhau để bịt lên mặt trống

5 ÐỜI MÀY MÒ SÁNG TẠO

Ðúng là nhà làm trống, đi từ sân vào, trống sắp hàng đống. Trống đang làm dang dở thì bày ngoài sân, trong xưởng. Trống thành phẩm chờ gởi cho khách được xếp đầy nhà, từ phòng khách rê ra tới bếp. Mê trống từ nhỏ, ao ước được nối nghiệp cha ông đã gầy dựng gần 200 năm qua, anh Nguyễn Văn An quyết chí giữ nghề:“Ông sơ, ông cố, ông nội, và ba tôi đã tạo dựng cơ nghiệp cho dòng họ, tới đời con mà không có đứa nào theo nghề thì quả là phụ lòng tiền nhân. Tôi trăn trở, suy nghĩ hoài, cái nghề của ông bà để lại, dù thế nào cũng phải nối nghề, duy trì cho được. Ðời ba tôi đã tạo được thương hiệu bịt trống Năm Mến nổi tiếng. Tới tôi, cũng phải cố gắng không chỉ dừng lại ở việc nối nghề mà còn phải đưa thương hiệu trống của dòng họ vang xa hơn nữa”, anh An bước ra từ xưởng, tay còn cầm miếng da trâu đang cắt dở dang, chuyện vãn về nghề cùng khách lạ.

“Ông sơ” sáng nghiệp làm trống cho dòng họ Nguyễn mà nghệ nhân Tư An nhắc đến là ông Nguyễn Văn Ty. Gần 200 năm trước, cụ vẫn chở nước mắm trên một chiếc ghe lớn xuôi theo đường sông tới tận Rạch Gầm - Xoài Mút (Tiền Giang) bán. Thấy người dân ở đó làm trống, ông tò mò hỏi thăm, học hỏi cho biết, không ngờ đây chính là cái nghiệp theo miết dòng họ. Ông Ty sau đó truyền nghề trống sang đời ông Nguyễn Văn Tịnh là cố anh An, rồi đến đời ông nội anh là Nguyễn Văn Tình, đời cha anh là Nguyễn Văn Mến, và giờ đến đời anh đã là hậu duệ thứ 5 của dòng họ Nguyễn.

Anh An kể: “Thời ông sơ, ông cố, nghề làm trống còn khá thô sơ, đánh lên nghe tùng tùng là được. Họ chủ yếu làm trống trầu dùng trong đình, chùa thôi. Tới đời ông nội, đời ba của tôi thì cải tiến nhiều hơn về kỹ thuật và mẫu mã. Ông nội tôi đã làm được những chiếc trống trầu đẹp hơn, âm thanh hay hơn, được bà con tín nhiệm, tiếng tăm vang xa vượt khỏi sân đình, cổng làng. Còn ba tôi - nghệ nhân Nguyễn Văn Mến - thì ngoài giữ gìn bản sắc truyền thống của việc làm trống có tính gia truyền, đã làm phong phú thêm chủng loại, cho ra đời thêm nhiều loại trống như trống nhà thờ, trống trường học, trống nhạc lễ, trống lân, trống cơm... Nhờ đó, tên tuổi và uy tín của ông được nhiều người trong làng trống biết đến”. Nay đã 73 tuổi, ông Mến đã lui về nghỉ hưu và giao hết toàn bộ công việc làm trống cho anh An quán xuyến.

Dù làm trống to hay trống nhỏ, nghệ nhân Tư An cũng đặt hết tâm huyết của mình vô từng công đoạn

LÀM TRỐNG - TƯỞNG DỄ MÀ KHÔNG DỄ

“Con nhà trống”, nên từ nhỏ mỗi khi đi học về là An đã theo ông nội phụ làm những công việc nhỏ. Lớn lên thì anh theo ba học kỹ thuật chế tác. Ông Năm Mến là bậc thầy trong việc cảm âm để tạo ra từng tiếng trống khác nhau: trống lân cần phải giòn giã, thúc giục thì con lân mới nhảy sung; trống trường cần phải rền vang, vừa thể hiện cái uy vừa gần gũi; trống nhà thờ, trống đình, trống chùa thì cần phải ấm, trầm, hướng tâm người nghe và độ vọng đi xa; trống nhạc lễ cần phải trầm bổng, nhiều cung, hài hòa âm dương để hòa nhịp được vào dàn nhạc ngũ âm…Việc thẩm âm để tạo ra được tiếng trống đặc sắc phụ thuộc rất nhiều vào đôi tai nghệ nhân. Ðây cũng là bí quyết riêng của dòng họ Nguyễn để tạo ra những sản phẩm độc đáo, mỗi mẫu gần như độc bản, khác so với nhiều cơ sở cùng làm trống hàng loạt kiểu công nghiệp.

Trong những người con của ông Năm Mến, cũng có người làm trống nhưng không bền hoặc chưa tạo được thương hiệu riêng như anh Tư An. Ông cụ thân sinh cho rằng, sở dĩ An đạt được điều này là vì anh vô cùng mê trống, ao ước được nối nghiệp gia đình và cũng được chính nghề trống chọn. Tất cả mọi công đoạn làm trống đã thấm vào máu của anh. Anh cũng thường xuyên tìm tòi, học hỏi bằng nhiều cách, nhiều tài liệu, kết hợp kinh nghiệm bản thân để sáng tạo ra những chiếc trống mang dấu ấn của mình. Anh thừa nhận: “Nghề trống cũng lắm công phu, phải kiên nhẫn và nhọc nhằn lắm mới tạo ra thành quả. Vì để hoàn thành một chiếc trống phải trải qua 20 công đoạn lớn nhỏ. Ða phần làm thủ công nên phải dụng sức rất nhiều”.

Muốn làm trống thì phải “tậu” được gỗ và da trâu. Ðây là hai nguyên liệu quan trọng. Gỗ làm thùng trống phải chắc, dẻo, chống mối mọt. Thợ trống ưa dùng gỗ sao, gỗ mít, gỗ xà cừ. Còn da trâu để bịt mặt trống cũng phải có một số tiêu chuẩn nhất định, đó phải là loại da trâu cái, già, trổ đồi mồi, bề mặt nhẵn, không trầy xước... Mỗi lần đi mua da, anh An phải dậy từ tờ mờ sáng mới lấy được da trâu tươi, mang về sơ chế sạch lớp mỡ dính bên trong, sau đó rửa sạch mang phơi cho kịp nắng. Anh bảo làm trống phụ thuộc vô ông trời rất nhiều, vì da mua về không dùng bất cứ chất bảo quản nào nên phải phơi dưới nắng to từ 1 tuần - 10 ngày để không bị hư, đảm bảo không có mùi hôi. Ngày nào không có nắng coi như miếng da trâu đó bỏ luôn.

Vất vả là vậy nhưng cũng như nhiều nghề thủ công khác, nghề trống cũng có những lúc thăng, lúc trầm và ẩn chứa một số rủi ro nhất định. Có khi xưởng nhập nguyên một tảng gỗ về, xẻ ra bên trong bị rỗ, hoặc rỗng không thể dùng được; da trâu mua về cũng thi thoảng gặp liên tục vài ngày không có nắng để phơi, vậy là phải bỏ. Mà bây giờ, nguyên liệu là gỗ và da trâu cũng dần khan hiếm, muốn tìm được phải đi xa. Ðó là chưa kể, làm nghề này đòi hỏi phải có sức, vì hầu như làm bằng tay, đục gỗ, kéo da, siết quai…, không khỏe và không mê thì làm không nổi. An nói giai đoạn vàng son của nghề trống là thời điểm Việt Nam lần đầu đăng cai tổ chức SEA Games 22 năm 2003, cơ sở của anh lúc đó nhận được rất nhiều đơn đặt hàng. Sau này, trống Trung Quốc tràn vào, bị cạnh tranh về giá, thị trường trống trong nước lập tức chững lại. Qua một thời gian khách hàng sử dụng thấy chất lượng trống Trung Quốc không tốt mới quay về dùng hàng Việt. Nhờ đó nghề trống dần ổn định lại.

Trống thành phẩm chờ gởi cho khách hàng được xếp đầy trong nhà

TIẾNG VỌNG VANG XA TỪ NGÔI LÀNG CỔ NAM BỘ

Mỗi năm, cơ sở sản xuất trống Tư An xuất xưởng khoảng 300 chiếc trống các loại. Vào những thời điểm cuối năm, anh và thợ nhiều khi phải thức đêm để làm hàng cho kịp. Chiếc trống có kích thước trung bình thì một người làm trong khoảng một tuần, trống đại có khi mấy người cùng làm trong vài tháng, như chiếc trống to kỷ lục của xưởng có đường kính 1m5, dài khoảng 3m, được đặt làm cho khu du lịch Một thoáng Việt Nam ở Củ Chi. Tùy vào kích cỡ và chất liệu gỗ, trống có giá bán khác nhau, trung bình từ 3-10 triệu. Có chiếc làm bằng gỗ nguyên khối giá lên tới cả trăm triệu đồng. Dầu vậy, dù làm trống to hay trống nhỏ, nghệ nhân Tư An cũng đặt hết tâm huyết của mình vô từng công đoạn, trau chuốt đến khi thành phẩm gởi cho khách phải là chiếc trống hoàn hảo nhất, đảm bảo độ bền, âm thanh hay và đẹp. Trống do Tư An sản xuất có tuổi thọ trung bình vài chục năm.

Năm đời gây dựng nghề trống, thương hiệu trống Năm Mến, Tư An của dòng họ Nguyễn đã tạo được tiếng vang không chỉ ở địa phương mà lan rộng khắp ba miền Nam - Trung - Bắc. Có được như vậy là nhờ uy tín và chất lượng luôn được giữ và lấy làm trọng. Ở giáo xứ Bắc Hà (Q.10, TPHCM) có một chiếc trống to, đường kính đến 1m, dài 1m8, được đặt làm từ cơ sở Năm Mến vào năm 2010, khi nhà thờ được khánh thành. Ðến nay chiếc trống vẫn sử dụng tốt. Trên thành trống tem dán của cơ sở sản xuất Năm Mến vẫn y nguyên. Không chỉ phân phối trong nước, trống Bình An còn được bán sang cả thị trường nước ngoài như Mỹ, Úc, Singapo, Campuchia, Malaysia…

Hiện nay, ấp Bình An còn khoảng 15 hộ gia đình làm trống da trâu. Các nghệ nhân vẫn đang âm thầm giữ gìn và phát triển nghề truyền thống của một làng Nam bộ, dù trải qua bao nhiêu biến động xã hội.

NGỌC LAN

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Lão niên chế tác mô hình tàu, xe  từ vật dụng tái chế
Lão niên chế tác mô hình tàu, xe từ vật dụng tái chế
Khi chế tác các mô hình tàu, xe, máy bay từ vật dụng tái chế, ông Nguyễn Tân Tiến (ngụ phường 4, quận Gò Vấp, TPHCM) chỉ nhằm để khuây khỏa trong thời dịch.
Trào lưu khui hộp mù
Trào lưu khui hộp mù
“Khui hộp mù hấp dẫn ở chỗ ai cũng mong tìm được loại đặc biệt nhất, hoặc sở hữu mẫu còn thiếu cho trọn vẹn bộ sưu tập…”, đây là câu trả lời mà người viết được nghe nhiều nhất khi thăm dò các “fan” của trào lưu đang hết...
Mùa bánh, mùa đèn Trung Thu năm nay có gì hút khách?
Mùa bánh, mùa đèn Trung Thu năm nay có gì hút khách?
Thị trường bánh và đèn cho Tết trăng rằm đã vào mùa. Phố phường với những cửa hàng bánh, đèn Trung Thu đầy màu sắc tạo nên điểm nhấn đặc biệt. Tưởng chừng thị trường bánh, đèn Trung Thu “đến hẹn lại lên”, nhưng năm nay xuất hiện những điểm...
Lão niên chế tác mô hình tàu, xe  từ vật dụng tái chế
Lão niên chế tác mô hình tàu, xe từ vật dụng tái chế
Khi chế tác các mô hình tàu, xe, máy bay từ vật dụng tái chế, ông Nguyễn Tân Tiến (ngụ phường 4, quận Gò Vấp, TPHCM) chỉ nhằm để khuây khỏa trong thời dịch.
Trào lưu khui hộp mù
Trào lưu khui hộp mù
“Khui hộp mù hấp dẫn ở chỗ ai cũng mong tìm được loại đặc biệt nhất, hoặc sở hữu mẫu còn thiếu cho trọn vẹn bộ sưu tập…”, đây là câu trả lời mà người viết được nghe nhiều nhất khi thăm dò các “fan” của trào lưu đang hết...
Mùa bánh, mùa đèn Trung Thu năm nay có gì hút khách?
Mùa bánh, mùa đèn Trung Thu năm nay có gì hút khách?
Thị trường bánh và đèn cho Tết trăng rằm đã vào mùa. Phố phường với những cửa hàng bánh, đèn Trung Thu đầy màu sắc tạo nên điểm nhấn đặc biệt. Tưởng chừng thị trường bánh, đèn Trung Thu “đến hẹn lại lên”, nhưng năm nay xuất hiện những điểm...
Đề xuất cách ly gấp 85 trẻ khỏi mái ấm Hoa Hồng
Đề xuất cách ly gấp 85 trẻ khỏi mái ấm Hoa Hồng
Chiều 4/9, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội TP.HCM đã thông tin nhanh về vụ một số trẻ em tại Mái ấm Hoa Hồng bị bảo mẫu bạo hành, gây rúng động xã hội.
Chợ đêm ngoài đảo
Chợ đêm ngoài đảo
Với hàng trăm gian hàng bài trí san sát nhau, khu chợ đêm ở phố biển Phú Quốc níu chân du khách từ chạng vạng tối cho đến tận khuya. Trải nghiệm chính ở đây là chuyện khám phá ẩm thực địa phương và mua sắm…
Tháng 4 thăm bảo tàng chiến thắng lịch sử Ðiện Biên Phủ
Tháng 4 thăm bảo tàng chiến thắng lịch sử Ðiện Biên Phủ
Những ngày tháng 5, trong hành trình thăm các điểm lịch sử trên đất Ðiện Biên, rất đông du khách trên mọi miền đất nước có dịp tìm hiểu cụm di tích chiến thắng Ðiện Biên Phủ.
Bước ngoặt
Bước ngoặt
Trong cuộc sống, có những khó khăn chung của xã hội, như dịch Covid-19 vừa qua, nhiều công nhân phải nghỉ việc, hoặc buôn bán khó khăn… Nhưng cuộc sống vẫn phải tiếp diễn và không ít người, bằng sức lực và ý chí, đã tìm một hướng đi mới...
Có một ngân hàng thực phẩm
Có một ngân hàng thực phẩm
Suốt 7 năm hoạt động với mục đích góp phần giảm sự lãng phí thực phẩm và mong muốn hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn, “Ngân hàng thực phẩm Việt Nam” với tên gọi là Food Bank Việt Nam đã dần trở nên thân quen với những mái ấm,...
Mặn mòi những giọt mắm đất “Phú” trời “Yên”
Mặn mòi những giọt mắm đất “Phú” trời “Yên”
Bằng các phương pháp truyền thống kết hợp nguồn cá và muối ngon, cùng kinh nghiệm truyền đời, nước mắm ở Phú Yên đã trở thành đặc sản đậm đà “chất” địa phương. Nghề làm nước mắm ở mảnh đất này cũng đã được công nhận là di sản văn...