Ấm áp đêm Giáng Sinh

Giáng Sinh với phần lớn người Công giáo trên thế giới là dịp gia đình sum họp, vui chơi cùng nhau. Ở Việt Nam, cũng không ngoại lệ. Không ít gia đình hôm nay vẫn còn giữ truyền thống dù con cái sinh sống, làm việc bất cứ nơi đâu cũng sẽ trở về nhà vào đêm Chúa ra đời.

Kể về ấn tượng những mùa Giáng Sinh, chị Lưu Diễm (Hóc Môn, TPHCM) luôn nhớ đến không khí sum họp của gia đình. Ðêm Noel, mẹ chị thường tự làm một ổ bánh bông lan lớn và tổ chức bữa tiệc mừng lễ cho cả nhà. Giờ đây, anh của Diễm lập gia đình và làm việc tại Tây Ninh, còn Diễm cũng đi làm xa nhà và trọ ở một quận nội thành. Song dù bận thế mấy, trưa 24.12, chị và gia đình anh trai cùng hai cô cháu gái lại tập họp về nhà ba mẹ để tối cùng đi lễ. Sau đó, đại gia đình đi vòng vòng các con đường ngắm nhìn hang đá và kết thúc tại nhà bằng bữa ăn nửa đêm ấm cúng.

Đại gia đình của chị Uyên sum họp trong lễ Giáng Sinh

Sống trong lòng giáo xứ, giữa tình thương gia đình thật không còn gì hạnh phúc hơn. Cũng như nhà chị Diễm, gia đình chị Mai Uyên (Q.3, TPHCM) cũng cùng nhau đi lễ nửa đêm rồi về ăn tiệc. Không chỉ có các thành viên trong nhà, mà ba mẹ chị còn mời cả cậu, dì cùng các anh chị em họ của Uyên tham gia. Chị gái của Uyên định cư ở Pháp dịp này cũng gọi điện về chúc mừng Giáng Sinh cả nhà. “Chị tôi ở xa, nhưng qua lời động viên đầy yêu thương từ điện thoại, chúng tôi đều cảm thấy vô cùng ấm áp!”, Uyên nói.

Những người có gia đình tại thành phố thì đêm thánh họp mặt đông vui là thế. Còn một bộ phận giáo dân nhập cư thì sao? Có dịp ghé đến những căn phòng trọ trên đường Trần Văn Ðang (Q.3), chúng tôi chứng kiến và nghe tâm sự của anh chị em công nhân ở đây. Chị Nguyễn Ngọc Bích, 23 tuổi, công nhân giày da (quê Nghệ An) kể, vào đêm Giáng Sinh, mình thường đi lễ cùng các đồng hương rồi về nhà trọ hùn tiền mua lẩu ăn…mừng: “Xa nhà nhưng chúng tôi không cho phép mình buồn rầu nằm chèo queo trong phòng trọ. Tất cả cùng trực chỉ nhà thờ, cùng dự lễ và ăn uống cùng nhau, xem như cũng có mùa Giáng Sinh. À, quên, trước khi nhập tiệc, chúng tôi gọi điện về chúc gia đình Giáng Sinh an lành, cùng thủ thỉ tâm sự với mẹ hoặc ba. Thế nào cũng có đứa khóc nhưng sau đó gạt nước mắt và quay lại bữa tiệc để vui tiếp”.

Chị Lưu Diễm đi chơi Giáng Sinh cùng gia đình người anh trai

Cũng có những người trẻ không về nhà trọ mà rủ nhau ăn tiệm rồi hát karaoke đến quá nửa đêm mới về. Ðó là trường hợp đám bạn của Ðoàn Minh Hiếu, 22 tuổi, sinh viên Ðại học Bách Khoa TPHCM. Là thanh niên, họ khó bó chân ở nhà trọ hoặc ký túc xá nên cùng đi lễ rồi kéo nhau vào một quán lẩu bình dân. Trong khi ăn, các sinh viên này cùng kể chuyện lúc còn bé, mừng lễ ra sao, chờ đợi ông già Noel thế nào... Như những người con xa quê khác, trước bữa tiệc nửa đêm, mọi người cùng gọi về gia đình trong tâm tình đầy nhớ thương. Riêng Hiếu đã gọi cho ba mẹ, cùng đứa em từ ngày 23 để xem gia đình và xứ đạo tổ chức Giáng Sinh thế nào.

Theo Hiếu và Ngọc Bích cũng như các bạn của họ, quan trọng là sự cư xử tốt cùng nhau trong hoàn cảnh xa gia đình. Như vậy, bản thân không cảm thấy cô độc nơi chốn xa mà cha mẹ ở quê nhà cũng an tâm khi con mình vẫn có những gì ấm áp nhất cho ngày lẽ ra các thành viên cùng họp mặt.

Nhóm bạn của bà Lê Ngọc hoa cùng gặp gỡ, ca hát mừng Noel

Có một bộ phận người lớn, con cái đã thành đạt và sống ở xa, thậm chí ở nước ngoài, trong ngày Giáng Sinh cũng không buồn bã mà rủ nhau đến nhà một người trong nhóm, cùng nấu nướng, rồi ăn uống và ca hát. Bà Lê Ngọc Hoa, 73 tuổi (Q.1, TPHCM) hào hứng: “Nhóm của tôi là những người từ trung niên trở lên, có nhà cửa tài sản và con cái thành đạt đang định cư nơi xa. Cứ những ngày lễ, đặc biệt Giáng Sinh, chúng tôi họp mặt cùng nhau vui vẻ đến quá nửa đêm…Cũng chính vì vậy mà tôi chưa bao giờ thấy mình già nua, bất hạnh. Nếu cứ nghĩ mình già, ngồi than thở thì càng chán hơn. Mà đời có gì phải than. Cứ gặp gỡ những người cùng sở thích và hoàn cảnh, ăn uống trò chuyện cùng nhau…Vui vô cùng!”.

Với nhiều người Công giáo khắp nơi, Giáng Sinh là dịp quây quần, mang lại cho nhau niềm hạnh phúc. Vì một lý do nào đó, không thể đoàn viên với người thân yêu thì mỗi người hãy tìm niềm vui cho chính mình để có được sự ấm áp đêm Giáng Sinh vậy!

NGUYỄN NGỌC HÀ

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Một nữ nhân viên công sở, sau thời gian dài làm việc đã quyết định xin nghỉ. Cô không ngờ là trong số các đối tác, có người để ý cô từ lâu vì sự làm việc tận tụy, quan tâm, tạo nhiều cơ hội cho họ hợp tác.
Cốm xào tròn vị thu
Cốm xào tròn vị thu
Vào mùa thu mấy năm trước, trong một chuyến công tác vội vàng, tôi có dịp “chạm” vào Thu của Hà Nội, trong trời thu quyện hương cốm mới.
Ngày xưa nhà nghèo nhưng toàn ăn “đặc sản”
Ngày xưa nhà nghèo nhưng toàn ăn “đặc sản”
Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Bạc Liêu trù phú, từ bé tôi đã rành chuyện mò cua bắt ốc hái rau, nắng gió tưới tẩm suốt thời thơ ấu cho đến lúc trưởng thành.
Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Một nữ nhân viên công sở, sau thời gian dài làm việc đã quyết định xin nghỉ. Cô không ngờ là trong số các đối tác, có người để ý cô từ lâu vì sự làm việc tận tụy, quan tâm, tạo nhiều cơ hội cho họ hợp tác.
Cốm xào tròn vị thu
Cốm xào tròn vị thu
Vào mùa thu mấy năm trước, trong một chuyến công tác vội vàng, tôi có dịp “chạm” vào Thu của Hà Nội, trong trời thu quyện hương cốm mới.
Ngày xưa nhà nghèo nhưng toàn ăn “đặc sản”
Ngày xưa nhà nghèo nhưng toàn ăn “đặc sản”
Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Bạc Liêu trù phú, từ bé tôi đã rành chuyện mò cua bắt ốc hái rau, nắng gió tưới tẩm suốt thời thơ ấu cho đến lúc trưởng thành.
Tháng 10 về, nhớ giờ đọc kinh đài năm ấy
Tháng 10 về, nhớ giờ đọc kinh đài năm ấy
Mỗi đền đài đều có giờ đọc kinh riêng. Ở xóm tôi, cứ 6 giờ tối sẽ có tiếng kẻng vang lên để mọi người tề tựu nơi những hàng ghế đá dưới chân đài. Tụi trẻ con thích tranh ngồi những ghế đầu, sau đó là các bà, các...
Ðừng gây áp lực cho con!
Ðừng gây áp lực cho con!
Thông thường, trẻ xuất thân từ gia đình nghèo khó, cha mẹ lao động cực nhọc, dễ bị áp lực phải học giỏi để vượt qua nghịch cảnh, bù đắp sự hy sinh của gia đình. Thế nhưng, với con nhà giàu, có cha mẹ giỏi, gia đình truyền thống...
Mỗi người có một lựa chọn khác nhau
Mỗi người có một lựa chọn khác nhau
Một cô gái trẻ đi tham gia cuộc thi nhan sắc và khả năng trình diễn sân khấu. Cô tự tin, dấn thân vào thế giới hào nhoáng của ánh đèn, của rực rỡ hôm nay và chưa biết ngày mai. Mạng xã hội và những chiêu trò truyền thông...
Người nhạc sĩ 40 năm dấn thân với ca đoàn
Người nhạc sĩ 40 năm dấn thân với ca đoàn
Được nhiều người biết đến với các sáng tác nổi tiếng như Hồn tôi khát Chúa, Cảm mến tình ngài, Tình yêu đó, Lấy chi đáp đền, Bên Mẹ La Vang…, nhạc sĩ Nhật Minh (tên khai sinh là Nguyễn Văn Minh) gắn bó với ca đoàn của giáo xứ...
Điều đọng lại ở các trung tâm hành hương kính Ðức Mẹ
Điều đọng lại ở các trung tâm hành hương kính Ðức Mẹ
Với mỗi tín hữu, viếng thăm các trung tâm hành hương kính Ðức Mẹ dường như không còn là chuyện xa lạ. Trong lòng từng người, ắt cũng sẽ có những ấn tượng khó phai với một vài nơi chốn thiêng liêng ấy…
Biến máy bay thành nhà
Biến máy bay thành nhà
Wasilla, thành phố ở miền trung nam bang Alaska (Mỹ), là quê hương của gấu, những vùng hồ tuyệt đẹp và các ngọn núi cao ngất, cũng như một trường dạy lái máy bay đang nhanh chóng trở thành xứ sở thần tiên trong lĩnh vực hàng không tư nhân,...