Biết trước

“Thầy còn một phép rửa phải chịu ...” (Lc 12,50).

Biết trước là một khía cạnh của sự hiểu biết của Thiên Chúa về mọi sự. Vì vậy không có gì khiến Chúa phải ngạc nhiên. Chúa Giêsu Kitô về cái chết và sự phục sinh và việc tiến vào vinh quang của Ngài.

Thiên Chúa biết trước:

- Mọi sự đều nằm trong sự hiểu biết của Thiên Chúa: “Chuyện cũ đã qua rồi, này Ta loan báo những điều mới, và trước khi những điều này xảy ra, Ta đã cho các ngươi nghe biết” (Is 42,9; x. 1V 2,14; Đn 2,28; Mt 24,36 // Mc 13,32).

- Điều Thiên Chúa biết thì Ngài thực hiện: “... Quả thật Ta đã nói thì sẽ thi hành, đã nghĩ tới thì sẽ thực hiện ...” (Is 46,10-11; x. Cv 2,23; Rm 8,28-30; 1Pr 1,1-2).

- Thiên Chúa biết trước về Đấng Mêsia: “... Thiên Chúa của cha ông chúng ta, đã tôn vinh Tôi Trung của Ngài là Đức Giêsu, Đấng mà chính anh em đã nộp và chối bỏ trước mặt quan Philatô, dù quan ấy xét là phải tha ...” (Cv 3,18; x. Is 11,1-3; 53,7-9; Mk 5,2; Cv 2,22-23; 4,27-28; 1Pr 1,20).

Thiên Chúa biết trước và chọn dân Ngài:

- Sự chọn lựa tối thượng của Thiên Chúa: “Những ai Người đã biết trước, thì Người đã tiền định cho họ nên đồng hình đồng dạng với Con của Người để Con của Người làm trưởng tử giữa một đàn em đông đúc” (Rm 8,29; x. Cn 16,4; Rm 9,11-12; 11,2; Ep 1,4; 1Pr 1,1-2.20).

- Trách nhiệm của loài người: “ .. làm sao chúng ta thoát khỏi, nếu chúng ta thờ ơ với ơn cứu độ cao quý như thế ?...” (Dt 2,3; x. Ga 3,18.36; 1Cr 15,2; 2Cr 6,1-2; Ep 5,5-6; Dt 3,12; 6,4-6; 2Pr 2,1; Dt 3,15; Tv 95,7-8).

Chúa Giêsu Kitô biết trước:

- Về những biến cố nằm trong sứ vụ tổng quát của Ngài: “Quả thật, ngay từ đầu, Đức Giêsu đã biết những kẻ nào không tin, và kẻ nào sẽ nộp Ngài” (Ga 6,64 x. Mt 17,27; 26,31-34 // Mc 14,27-30; Lc 22,34; Ga 13,38).

- Về khổ nạn và sự ra đi của Ngài: “Trước lễ Vượt Qua, Đức Giêsu biết giờ của Ngài đã đến, giờ phải bỏ thế gian mà về với Chúa Cha ...” (Ga 13,1; x. Mt 26,18; Mc 8,31 // Lc 9,22; Lc 12,50; 22,37; Ga 3,14; 7,33; 13,11.33; 14,28; 17,5; 18,4; 19,28).

- Về việc Ngài đến trong vinh quang để phán xét: “Con Người sẽ ngự đến trong vinh quang của Cha Người, cùng với các thiên thần của Người, và bấy giờ Người sẽ thưởng phạt ai nấy xứng việc họ làm” (Mt 16,27 x. Mt 24,20-21 // Mc 13,26-27; Mt 25,31; Mc 8,38 // Lc 9,26; Lc 24,26).

- Chúa Giêsu Kitô không biết giờ nào Ngài sẽ đến trong vinh quang: “Còn về ngày hay giờ đó, thì không ai biết được, ngay cả các thiên thần trên trời hay Người Con cũng không, chỉ có Chúa Cha biết mà thôi” (Mc 13,32 // Mt 24,36).

LM. Phạm Quốc Túy - Giáo phận Phú Cường

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Hương 
Hương 
Hương là biểu tượng sự tôn thờ Thiên Chúa và lời cầu nguyện dâng lên Ngài; cũng được dùng để diễn tả lòng tôn kính đối với con người hay sự vật được thánh hiến cho Thiên Chúa.
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật V Phục sinh năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật V Phục sinh năm B
Trong cuộc đời bạn, bạn có thấy mình được Chúa Cha cắt tỉa không? Bạn có thấy bị đau khi được cắt tỉa không? Sau đó bạn có thấy cành nho của bạn sinh nhiều trái hơn không?
Huyền thoại 
Huyền thoại 
Huyền: nghĩa lý sâu kín; thoại: câu chuyện. Huyền thoại: câu chuyện có ý nghĩa sâu xa.
Hương 
Hương 
Hương là biểu tượng sự tôn thờ Thiên Chúa và lời cầu nguyện dâng lên Ngài; cũng được dùng để diễn tả lòng tôn kính đối với con người hay sự vật được thánh hiến cho Thiên Chúa.
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật V Phục sinh năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật V Phục sinh năm B
Trong cuộc đời bạn, bạn có thấy mình được Chúa Cha cắt tỉa không? Bạn có thấy bị đau khi được cắt tỉa không? Sau đó bạn có thấy cành nho của bạn sinh nhiều trái hơn không?
Huyền thoại 
Huyền thoại 
Huyền: nghĩa lý sâu kín; thoại: câu chuyện. Huyền thoại: câu chuyện có ý nghĩa sâu xa.
Cây nho
Cây nho
Cây nho mang lại những chùm trái. Người ta trồng nho để bán rượu. Chúa Giêsu Kitô mô tả mình là “cây nho thật”, là nguồn sức sống và lớn mạnh của các tín hữu.
Ở lại trong Chúa
Ở lại trong Chúa
Đức Giêsu không viết một quyển sách nào cả. Ngài cũng không xây dựng một ngôi nhà nào cả. Nhưng Ngài đã thực hiện một công trình lớn lao và cần thiết hơn nhiều, đó là xây dựng một cộng đoàn.
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật IV Phục sinh năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật IV Phục sinh năm B
Trong Chúa nhật Chúa Chiên Lành, bạn mong các linh mục tu sĩ giống Đức Giêsu, người Mục Tử tốt lành, ở những điểm nào.
Thập tự giá
Thập tự giá
Thập tự giá là khung gỗ có hình chữ T của tiếng Hy Lạp, đôi khi có hình chữ thập như trong chữ Hán, người Rôma dùng để cột hoặc đóng đinh các phạm nhân nô lệ hoặc không phải công dân của họ vào đó
Hoàn thiện trong đời sống đức Tin
Hoàn thiện trong đời sống đức Tin
Hai ngàn năm qua, Giáo hội rao giảng một Tin Mừng duy nhất, đó là Tin Mừng Chúa Phục Sinh. Thiên Chúa là đấng trung tín. Chúa luôn luôn yêu thương chúng ta và không bao giờ phản bội con người.
Xương
Xương
“Cứ rờ xem, ma đâu có xương có thịt như anh em thấy Thầy có đây” (Lc 24,39).