Chân dung người thầy

Khi tôi viết cuốn sách “Chân dung người thầy thế kỷ XX” là mong muốn gởi tới thầy trò thế kỷ XXI: Phải làm gì trước thực trạng đạo đức suy vi? Tôi đã nghiên cứu và thực hành chân dung người thầy thế kỷ XX, như thầy Hoàng Xuân Hãn là người đầu tiên đem Quốc học vào trường học, thay vì Nho học và Tây học từng chiếm lĩnh nước ta hàng ngàn năm nay, tôi đã cố nghiên cứu và thực hành để xây dựng bản sắc Việt Nam. Hoặc người thầy thứ hai là thầy Nhất Thanh Vũ Văn Khiếu viết cuốn sách “Ðất lề quê thói”, giúp tôi nghiên cứu và thực hành về các truyền thống của Việt Nam. Và người thầy thứ ba là GS.TS Trần Văn Khê, về phương pháp nghiên cứu đối chiếu tìm ra những độc đáo của Việt Nam, trong đó có sự độc đáo về âm nhạc truyền thống Việt Nam mà trên thế giới không có được, chẳng hạn nhạc cụ như cây đàn đáy hay các bộ gõ của dân tộc…

Về thực hành, trước hết tôi gởi những bức tâm thư cho khoảng 14 ngàn học trò, từ các học trò đầu tiên, học sinh trường Tống Phước Hiệp, Vĩnh Long khi dạy môn lịch sử; rồi tiếp khoảng 1 ngàn học sinh Kiểu Mẫu Thủ Ðức thuộc trường Ðại học Sư Phạm Sài Gòn khi dạy các môn Hướng dẫn Ðức dục mà tôi khởi xướng cùng các môn Kiến thức Xã hội. Tiếp đến các học sinh Trung học Thực hành khi dạy môn lịch sử, và các sinh viên Khoa Sử Chính trị của Trường Cao đẳng Sư Phạm TPHCM khi dạy môn Phương pháp dạy học Lịch sử hay môn Xã thôn Việt Nam. Rồi tới các sinh viên Khoa Văn hóa Du lịch Ðại học Sài Gòn với môn Lịch sử Âm nhạc truyền thống và môn Văn hóa ẩm thực Việt Nam, đồng thời cũng dạy khoảng hơn 10 ngàn sinh viên Trường Ðại học dân lập Hùng Vương về môn Phương pháp Học tập Ðại học và Môn Cơ sở Văn hóa Việt Nam khi tôi là sáng lập viên và trợ lý hiệu trưởng. Tôi cũng từng dạy môn Văn hóa Ẩm thực Việt Nam cho 5 khóa của Khoa Văn hóa học trường Ðại học KHXH và NV TPHCM. Cuối cùng là dạy lớp Cao học Sử trường Ðại học Sài Gòn với môn học về Chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa và môn Phương pháp Học tập Ðại học cho sinh viên trường Ðại học Gia Ðịnh.

Nội dung quan trọng về vấn đề thực hành đó là việc thầy - trò phải làm gì, rất cụ thể. Trước hết vấn đề lương sư hưng quốc, nhấn mạnh “lương sư phải làm gì?”. “Lương sư có nhiệm vụ đào tạo hiền tài, nguyên khí quốc gia cũng như xây dựng quốc hồn quốc túy dựa trên nền văn học dân gian, văn hóa truyền thống của dân tộc, đồng thời cổ súy sự canh tân, xây dựng đất nước hùng cường. Những người thầy thế kỷ XX có trách nhiệm truyền cho các thế hệ người thầy thế kỷ XXI một thế kỷ bước mgoặt của lịch sử Việt Nam. Người thầy thế kỷ XXI đào tạo hàng ngàn thanh niên về lòng yêu nước và kỹ năng tư duy sáng tạo chưa từng có trong lịch sử Việt Nam. Cũng từ đó xây dựng một xã hội lành mạnh trung thực, không gian dối, đối xử tử tế, nâng cao chất lượng cuộc sống, xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp”…

Ấn phẩm “Chân dung người thầy”

Trước khi đưa ra những chương trình cùng nhau, tôi đã gởi tâm thư đến thanh niên một cách thống thiết, chỉ có thanh niên mới xây dựng Việt Nam thành cường quốc và kêu gọi thanh niên bỏ đi những điều xấu xí của người Việt như thiếu liên kết, thiếu đoàn kết trong xây dựng, không quan tâm đến chất lượng hay hoang phí vô độ…

Tiếp đó, tôi đã đưa ra các chương trình cùng nhau làm như: cùng nhau quảng bá chủ quyền của Việt Nam ra thế giới; cùng nhau quảng bá bếp Việt ra thế giới; cùng nhau đem dân ca, hát thơ vào trường học; cùng nhau xây dựng chương trình Ngàn Thanh niên Thế kỷ XXI với rất nhiều đề án… Sau này, khi thành lập Quỹ Văn hóa Giáo dục Hãn Nguyên Nguyễn Nhã, tôi đã đưa ra 5 chương trình cùng nhau và 3 mục tiêu của quỹ là Ðại hòa - Quốc đạo - Cường quốc biển, và đã công bố công trình nghiên cứu gần nửa thế kỷ là Công trình nghiên cứu bản sắc Việt, tìm ra những mặt mạnh nhất của Việt Nam hầu giúp Việt Nam trở thành cường quốc biển. Người thầy cần có tầm nhìn xa, nhìn về ngàn năm trước hướng về ngàn năm sau…

Với nghiên cứu đối chiếu, tôi đã đưa ra những độc đáo nhất của Việt Nam so với thế giới, đó là ẩm thực du lịch Việt, cùng thi ca hay hát thơ, khi đề xướng GS.TS Trần Văn Khê cho là sáng tạo tuyệt vời. Thi ca hay hát thơ với hàng ngàn làn diệu dân ca, ca cổ ba miền đem vào trường học sẽ giúp cho giới trẻ giữ hồn dân tộc, để thêm mến yêu và góp phần xây dựng đất nước.

Tiến sĩ Nguyễn Nhã trong buổi ra mắt sách “Chân dung người thầy”

Trong phần phụ lục, tôi có kèm những tư liệu quý như Sổ Nhật ký của Lớp Sử 3A Khoa Sử Chính trị mà tôi làm chủ nhiệm. Nhân đây tôi xin trích lại đôi dòng tâm tư của sinh viên cũ:

NHẬT KÝ LỚP SỬ 3A, ngày 20.11.84.

Thầy kính mến!

Các bạn yêu mến!

Hôm nay vui quá, suốt 3 năm học có thể nói hôm nay là ngày vui nhất. Một ngày vui trọn vẹn. Trên đường từ nhà đến trường, hòa mình vào dòng người và xe cộ ngược xuôi, tôi suy nghĩ miên man, lòng rộn ràng một cái gì đó, một tình cảm mới mẻ vừa nảy sinh trong tôi?

Ðúng rồi! Ðó là tình yêu của tôi đối với trường, với lớp, với thầy kính mến của tôi và với các bạn dễ mến của tôi. Eo ui! Hai năm trời tôi mới có được tình yêu này ư? Tôi muốn khóc vì mình đã đến muộn màng, vì tôi chỉ còn một thời gian ngắn ngủi. Nghĩ như vậy tôi đạp xe thật nhanh đến trường, như sợ trường và lớp, thầy và bạn sẽ biến mất.

Tôi không còn bỡ ngỡ và xa lạ khi bước chân vào lớp nữa. Tôi xem lớp Sử 3A như là nhà của tôi. Ngày nào không đến lớp được, tôi thấy thật khổ sở. Tôi sợ thầy kính mến của tôi sẽ buồn. Tôi sợ cán bộ lớp và các bạn xôn xao. Những ngày làm việc suốt đêm đến sáng, tôi choáng váng và người nóng nhừ, nhưng tôi vẫn tranh thủ chuẩn bị và sửa soạn đàng hoàng để đến lớp. Vừa thay quần áo vừa hát nho nhỏ những bài hát mà tôi chỉ thuộc từng đoạn. Tôi thay đổi quá! Ba mẹ tôi cũng phải ngạc nhiên. Tôi thấy trong ánh mắt ba mẹ tôi vui và có gì đó là lạ. Tôi thấy ở lớp học, các bạn có vẻ quấn quýt nhau, hòa đồng như trong giờ tập hát. Sự quan tâm và chăm sóc của thầy, sự thương yêu và giúp đỡ của cán bộ lớp đã làm cho tôi trở thành một con người khác. Cảm nhận và hưởng thụ niềm vui đó, tôi muốn viết thật nhiều, thật nhiều, nhưng thôi viết nhiều mà làm chẳng được bao nhiêu thì không “hay” phải không các bạn???

Tôi chỉ viết vào đây những suy nghĩ thành thật của mình, qua đó tôi muốn ngày Hiến chương Nhà giáo hôm nay đón nhận nơi tôi lòng biết ơn vô hạn, vô bờ bến. Tôi muốn nụ cười thỏa mãn, hài lòng luôn nở trên môi của thầy tôi, trên môi của các bạn.

Kính yêu và thương yêu,

Trần T. Thu Ba

Tiến sĩ Nguyễn Nhã tâm niệm: “Người thầy phải biết cách cảm hóa và biến lớp học như một gia đình thứ hai”

Thu Ba là sinh viên phá phách nhất của lớp Sử 3A, đã viết những dòng đầu tiên trong Sổ Nhật ký của lớp. Có một cặp đôi “Hùng - Lệ” chuyên tẩy chay những hoạt động của lớp. Song sau này chính Hùng là người rất hỗ trợ tôi, với vai trò là Trưởng phòng hành chánh của Viện Nghiên cứu Ẩm thực Việt Nam, mà tôi là viện trưởng. Sau này, trước khi sang Mỹ đoàn tụ với con cái, anh cũng đã đến chào tiễn biệt thầy. Như thế, đối với các học trò cá biệt, người thầy phải biết cách cảm hóa và biến lớp học như một gia đình thứ hai. Ðây là kinh nghiệm của tôi, của một người thầy thế kỷ XX, muốn trao kinh nghiệm cho những người đứng trên bục giảng của thế kỷ XXI.

PGS.TS Ngô Minh Oanh (Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục - Trường ÐH Sư phạm TP.HCM) nhận định: “Cuốn sách ‘Chân dung người thầy thế kỷ XX’ được tổng hợp từ những bức thư, cuộc trò chuyện, dòng nhật ký và cả tâm thư nhiệt huyết của những người thầy về đạo thầy trò, về các quan điểm, phương châm giáo dục. Giữa thời buổi đạo đức xã hội xuống cấp, tình thầy trò suy vi lại có một người thầy viết về chân dung người thầy để mong ‘lương sư hưng quốc’. Ðây là cuốn sách đáng học và suy ngẫm cho những ai đã, đang và sẽ làm thầy”.

Bích Vân (ghi)

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Liên hoan Tiếng hát đồng bào Công giáo Quận 3   
Liên hoan Tiếng hát đồng bào Công giáo Quận 3  
Liên hoan “Tiếng hát đồng bào Công giáo Quận 3” lần 4 năm 2024 đã diễn ra trong hai đêm 30 và 31.10.2024 tại Trung tâm Văn hóa Quận 3, do Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam Quận 3 phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành...
Dành thời gian cho con
Dành thời gian cho con
Một buổi chiều nọ, trong lúc cả nhà đang dạo chơi công viên, tôi bắt gặp một đôi vợ chồng trẻ đang nô đùa với đứa con nhỏ của mình.
Chọn đối diện,  đừng chọn lảng tránh!
Chọn đối diện, đừng chọn lảng tránh!
Cô gái sinh trưởng trong một gia đình hòa thuận, cha mẹ đều tiến bộ, tâm lý trong cách dạy con, từ bé đã tự tin, dạn dĩ, năng động và có chính kiến. Đến tuổi thiếu nữ, cô đem lòng yêu một anh chàng khác hẳn mình: Hiền lành,...
Liên hoan Tiếng hát đồng bào Công giáo Quận 3   
Liên hoan Tiếng hát đồng bào Công giáo Quận 3  
Liên hoan “Tiếng hát đồng bào Công giáo Quận 3” lần 4 năm 2024 đã diễn ra trong hai đêm 30 và 31.10.2024 tại Trung tâm Văn hóa Quận 3, do Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam Quận 3 phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành...
Dành thời gian cho con
Dành thời gian cho con
Một buổi chiều nọ, trong lúc cả nhà đang dạo chơi công viên, tôi bắt gặp một đôi vợ chồng trẻ đang nô đùa với đứa con nhỏ của mình.
Chọn đối diện,  đừng chọn lảng tránh!
Chọn đối diện, đừng chọn lảng tránh!
Cô gái sinh trưởng trong một gia đình hòa thuận, cha mẹ đều tiến bộ, tâm lý trong cách dạy con, từ bé đã tự tin, dạn dĩ, năng động và có chính kiến. Đến tuổi thiếu nữ, cô đem lòng yêu một anh chàng khác hẳn mình: Hiền lành,...
Thay đổi thói quen để giữ gìn sức khỏe
Thay đổi thói quen để giữ gìn sức khỏe
Sống an lành, khỏe khắn luôn là ước mong của người đời. Xung quanh chúng ta, thi thoảng vẫn nghe được những tin tức không mấy vui vẻ về người quen, rằng mới phát hiện ra bệnh này bệnh nọ, khiến cho mình lo lắng.
Ba tôi ở nhà thờ Thánh Phaolô
Ba tôi ở nhà thờ Thánh Phaolô
Chúng tôi trao đổi danh thiếp. Nhìn dòng địa chỉ, tôi buột miệng: “Chị ở khu Tên Lửa à? Ba em nghỉ ngơi ở nhà thờ Thánh Phaolô, nên em cũng thường ngang hướng đó”.
Bóng lưng của những anh hùng
Bóng lưng của những anh hùng
Vào tháng 5 năm 2024, một otaku (tiếng Nhật, chỉ những người có sở thích đặc biệt đối với anime và manga trong truyện tranh và phim hoạt hình), tên Ruixian Xu, đang ngồi tàu điện về nhà sau giờ làm việc, bỗng thấy có gã cầm dao đe dọa...
Nhớ quê
Nhớ quê
Sáng nay đi tập thể dục về ngang qua dãy nhà trọ, chị chợt xao xuyến khi nghe câu hát ru vẳng ra: “Gió đưa, gió đẩy về rẫy ăn còng - Về sông ăn cá, về giồng ăn dưa…”. Ðã từ lâu, chị chưa về thăm vùng sông nước...
Trong làn khói hương
Trong làn khói hương
Em bé theo chân mẹ thắp hương nơi nghĩa trang các linh mục thuộc dòng Mẹ Chúa Cứu Chuộc trong một buổi sáng rực nắng vàng. Bé gái nói lý do muốn phụ mẹ thắp nhang vì nghĩa trang có rất nhiều ngôi mộ…
Nhớ kinh cầu Ðức Bà
Nhớ kinh cầu Ðức Bà
Tuổi thơ tôi lớn lên trong một xóm lao động ở Gò Vấp, ngay sau lưng ngôi thánh đường cổ kính Hạnh Thông Tây, gọi là “xóm nhà thờ”, nhưng có chưa đến phân nửa số gia đình trong xóm theo đạo Công giáo.