Cũ ta mới người

Đại gia đình chúng tôi vừa xây xong căn nhà mới, trên nền ngôi nhà cũ do cha mẹ để lại. Bắt đầu ổn định cuộc sống ở nhà mới, tôi buộc phải bỏ máy giặt cũ, máy lạnh cũ…vì chúng được dùng đã quá lâu rồi. Còn các máy cát-sét, máy đĩa…, tôi giữ lại hết. Với tôi, mỗi đồ vật đều là những kỷ niệm, những ký ức đẹp đẽ của một đời người. Có lẽ tôi là người của thế kỷ trước nên tâm hồn có chút lãng mạn và hoài cổ chăng?

Thế nhưng một bộ chiếc tủ chén và đựng thức ăn, kệ tủ đặt tivi - đầu máy và chiếc bàn đặt máy vi tính phải…cho đi vì phòng của tôi đã quá nhiều đồ đạc. Tôi có đến 2 kệ tủ đặt tivi và đầu máy. Ngày trước, một bộ đặt phòng tôi và bộ kia đặt phòng má tôi. Má đã ra đi. Cũng thật khó để mình giữ lại những gì thuộc về má. Những thứ tôi từng sắm cho má và má mua cho tôi.

Trước đây, má than thức ăn để trên bếp mèo cứ ăn vụng hoặc thằn lằn liếm láp. Tôi mua cho má chiếc tủ đựng thức ăn giá 5 phân vàng. Má rất vui. Thấy tôi buồn, má mua chiếc máy rađiô cát-sét để tôi nghe nhạc và luyện nghe Anh ngữ… Một chiếc bàn tôi đặt máy vi tính cũng được mua ngày nào, đó là phương tiện làm việc thời thượng sau khi Nhà nước đổi mới kinh tế.

Giờ đây, đứng trước những đồ vật đã gắn bó với tôi và má gần nửa thế kỷ, tôi thấy lòng mình rưng rưng. Phải bỏ chúng thôi. Tủ thức ăn có người quen từ quận khác đến xin. Còn chiếc bàn và chiếc kệ tủ phải đưa đi đâu…? Khu nhà tôi ở thuộc quận 3, đa số gia đình trung lưu, dư dả… Chẳng ai thích nhận đồ cũ. Nhiều lần chạy hỏi người để cho, tôi thật thất vọng và bất lực. Tôi muốn những đồ vật tôi từng xài, từng mua bằng những món tiền lớn nhất tôi từng có, được người khác sử dụng chứ không phải mang “quăng” ra được. Xem ra thật tủi cho chúng, với tôi, chúng cũng có hồn vì chứa đầy ký ức của tôi và má.

Nói với ông hàng xóm, ông gợi ý tôi mang kệ và bàn “bỏ đại” ở bờ tường ngoài kia. Tối hôm đó, chờ hàng xóm ngủ hết, ông phụ tôi hì hục khiêng hai món đồ kỷ niệm bỏ gọn bên vách thành. Chúng tôi đặt chiếc bàn dựa vào tường rào. Sáng hôm sau, tôi hồi hộp chờ tiếng gọi cửa của công an khu vực hay tổ trưởng tổ dân phố “mắng vốn” mang “rác nội thất” vứt bên bờ tường. Theo ông hàng xóm, cứ để kệ tủ, bàn ở đó, ai cần thì đến lấy. Hoặc chúng mục dần sẽ có người đổ rác đến thu gom. Ôi, sao bẽ bàng cho những món đồ từng gắn bó với chúng tôi đến thế!

Chờ không nghe động tĩnh gì từ những người “đại diện” Nhà nước và nhân dân. Nhìn đồng hồ đã 9 giờ sáng. Tôi lấy xe đi công việc. Ra khỏi hẻm, tôi nhìn vị trí tối qua vất kệ tủ và chiếc bàn. Ô, thật không tin vào mắt mình. Chúng đã biến mất!

Về nhà khá trưa. Tôi lân la hỏi chuyện người chủ quán cà phê bên đây đường, đối diện vị trí của kệ tủ và chiếc bàn hôm qua. Ông khoát tay: “Ối, sáng nay khoảng 5 giờ, giờ tan ca của công nhân. Tôi đang lúi húi dọn hàng thì nghe hai người hình như là công nhân nói chiếc kệ tủ và cái bàn còn tốt quá, ai bỏ vậy... Một người nói sẽ mang kệ tủ về cho con đựng sách học. Người kia bảo sẽ chở chiếc bàn về cho các con học. Và họ đã dùng dây ràng hai món đó mang đi. Hình như họ ở phía khu nhà trọ trên kia…”.

Nghe xong tôi lâng lâng vui trong lòng. Ít ra hai món đồ mà các cháu tôi gọi là “đồ cổ” vẫn là những món quý giá cần thiết và là niềm hạnh phúc cho những người khác. Chúng đã có chủ mới, những người đang rất cần. Và chúng sẽ tiếp tục có ích, có ý nghĩa trong cuộc đời. Mong rằng với những người chủ mới, chúng sẽ được trân trọng, gìn giữ như tôi đã từng…

NGUYỄN NGỌC HÀ

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Một nữ nhân viên công sở, sau thời gian dài làm việc đã quyết định xin nghỉ. Cô không ngờ là trong số các đối tác, có người để ý cô từ lâu vì sự làm việc tận tụy, quan tâm, tạo nhiều cơ hội cho họ hợp tác.
Cốm xào tròn vị thu
Cốm xào tròn vị thu
Vào mùa thu mấy năm trước, trong một chuyến công tác vội vàng, tôi có dịp “chạm” vào Thu của Hà Nội, trong trời thu quyện hương cốm mới.
Ngày xưa nhà nghèo nhưng toàn ăn “đặc sản”
Ngày xưa nhà nghèo nhưng toàn ăn “đặc sản”
Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Bạc Liêu trù phú, từ bé tôi đã rành chuyện mò cua bắt ốc hái rau, nắng gió tưới tẩm suốt thời thơ ấu cho đến lúc trưởng thành.
Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Một nữ nhân viên công sở, sau thời gian dài làm việc đã quyết định xin nghỉ. Cô không ngờ là trong số các đối tác, có người để ý cô từ lâu vì sự làm việc tận tụy, quan tâm, tạo nhiều cơ hội cho họ hợp tác.
Cốm xào tròn vị thu
Cốm xào tròn vị thu
Vào mùa thu mấy năm trước, trong một chuyến công tác vội vàng, tôi có dịp “chạm” vào Thu của Hà Nội, trong trời thu quyện hương cốm mới.
Ngày xưa nhà nghèo nhưng toàn ăn “đặc sản”
Ngày xưa nhà nghèo nhưng toàn ăn “đặc sản”
Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Bạc Liêu trù phú, từ bé tôi đã rành chuyện mò cua bắt ốc hái rau, nắng gió tưới tẩm suốt thời thơ ấu cho đến lúc trưởng thành.
Tháng 10 về, nhớ giờ đọc kinh đài năm ấy
Tháng 10 về, nhớ giờ đọc kinh đài năm ấy
Mỗi đền đài đều có giờ đọc kinh riêng. Ở xóm tôi, cứ 6 giờ tối sẽ có tiếng kẻng vang lên để mọi người tề tựu nơi những hàng ghế đá dưới chân đài. Tụi trẻ con thích tranh ngồi những ghế đầu, sau đó là các bà, các...
Ðừng gây áp lực cho con!
Ðừng gây áp lực cho con!
Thông thường, trẻ xuất thân từ gia đình nghèo khó, cha mẹ lao động cực nhọc, dễ bị áp lực phải học giỏi để vượt qua nghịch cảnh, bù đắp sự hy sinh của gia đình. Thế nhưng, với con nhà giàu, có cha mẹ giỏi, gia đình truyền thống...
Mỗi người có một lựa chọn khác nhau
Mỗi người có một lựa chọn khác nhau
Một cô gái trẻ đi tham gia cuộc thi nhan sắc và khả năng trình diễn sân khấu. Cô tự tin, dấn thân vào thế giới hào nhoáng của ánh đèn, của rực rỡ hôm nay và chưa biết ngày mai. Mạng xã hội và những chiêu trò truyền thông...
Người nhạc sĩ 40 năm dấn thân với ca đoàn
Người nhạc sĩ 40 năm dấn thân với ca đoàn
Được nhiều người biết đến với các sáng tác nổi tiếng như Hồn tôi khát Chúa, Cảm mến tình ngài, Tình yêu đó, Lấy chi đáp đền, Bên Mẹ La Vang…, nhạc sĩ Nhật Minh (tên khai sinh là Nguyễn Văn Minh) gắn bó với ca đoàn của giáo xứ...
Điều đọng lại ở các trung tâm hành hương kính Ðức Mẹ
Điều đọng lại ở các trung tâm hành hương kính Ðức Mẹ
Với mỗi tín hữu, viếng thăm các trung tâm hành hương kính Ðức Mẹ dường như không còn là chuyện xa lạ. Trong lòng từng người, ắt cũng sẽ có những ấn tượng khó phai với một vài nơi chốn thiêng liêng ấy…
Biến máy bay thành nhà
Biến máy bay thành nhà
Wasilla, thành phố ở miền trung nam bang Alaska (Mỹ), là quê hương của gấu, những vùng hồ tuyệt đẹp và các ngọn núi cao ngất, cũng như một trường dạy lái máy bay đang nhanh chóng trở thành xứ sở thần tiên trong lĩnh vực hàng không tư nhân,...