Đón Tết trăng tròn

TẾT ĐOÀN VIÊN

Uông Thị Hoa (Q.Bình Thạnh - TPHCM): Không phải vô cớ người ta gọi Trung Thu là Tết đoàn viên. Như thành thông lệ, ngày này, nhiều thế hệ trong gia đình tôi có dịp quây quần bên nhau, cùng ăn bánh Trung Thu và luôn đầy ắp tiếng cười. Khi đó, người lớn lại phát cho đám nhỏ những món quà được chuẩn bị trước, có thể là một hộp bánh, chiếc lồng đèn, một vài đồ chơi giản dị để “nhắc” chúng luôn nhớ về ngày Tết. Theo tôi, đây cũng là một cách giáo dục con vì trong thời đại hôm nay, Tết Trung Thu đang ngày một mất đi nét giản dị vốn có như trước. Trung Thu đến, nhiều bậc cha mẹ lại “sắm” cho con những thứ đồ chơi đắt tiền mà quên đi những đèn lồng, đèn kéo quân truyền thống...

ĐỪNG ĐỂ MẤT BẦU KHÍ TRUNG THU

Đặng Thị Ngọc Giàu (Q.Gò Vấp - TP.HCM): Chị em tôi ở trọ Sài Gòn đã gần chục năm. Tuy hai em tôi không còn nhỏ nữa nhưng mùa Trung Thu nào tôi cũng bày trò này trò kia, tổ chức để các em vui, đỡ nhớ nhà. Lúc ngoài phố bắt đầu rục rịch bán bánh, đèn Trung Thu, tôi mua lồng đèn giấy về trang trí phòng. Đến đêm Trung Thu, chị em cùng tụ họp nhau lại “phá cỗ”. Bầu khí Trung Thu quá ấn tượng với chúng tôi từ thuở niên thiếu và tôi tự nhủ sẽ không để mai một.

TẠO NIỀM VUI CHO TRẺ NHỎ

Hoàng Thị Nhiễu (Trưởng ban Caritas giáo hạt Chí Hòa - TGP. TPHCM): Hằng năm, chúng tôi dựa theo các kế hoạch của Caritas TGP mà thực hiện chương trình vui đón Trung Thu cho các em, chủ yếu là đến phát quà ở những vùng sâu vùng xa hay các trẻ khuyết tật cơ nhỡ trong địa bàn thành phố. Năm nay, tôi cùng các anh chị em thuộc Caritas Gx.Sao Mai tập trung tổ chức Trung Thu cho các em thiếu nhi có hoàn cảnh đặc biệt trong xứ, kể cả các em trong khu vực lân cận không phân biệt tôn giáo. Mỗi em sẽ có những phần quà nhỏ như bánh kẹo, tập vở và tất nhiên không thể thiếu bánh Trung Thu và lồng đèn. Sau đó, với truyền thống của giáo xứ, các đoàn thể sẽ tổ chức một buổi hội chợ cho các em cùng nhau vui chơi với nhiều gian hàng ẩm thực, trò chơi... Đặc biệt, dự định sẽ cho thiếu nhi thi làm bánh dẻo. Thấy các cháu hào hứng ủng hộ tham gia chúng tôi cảm thấy rất vui với ý tưởng mới này. Mục đích chính là tạo niềm vui cho trẻ nhỏ, qua đó, cũng để các cháu hiểu thêm về những tập tục truyền thống văn hóa. Tôi cũng hy vọng sẽ có thêm nhiều chương trình bổ ích, sáng tạo trong giáo xứ vào những dịp lễ hội đặc biệt, nhất là trong đời sống tất bật hôm nay.

GIỮ CHO CON KHUNG TRỜI TUỔI THƠ

Nguyễn Thị Thùy Hương (Q.Tân Bình - TP.HCM): Thuở nhỏ khi còn ở quê tôi đã được tận hưởng nhiều cái Tết Trung Thu thật thú vị. Những khám phá tuổi thơ về những chiếc đèn giấy kiếng màu trong khi rồng rắn cùng bạn bè rước đèn hát vang những bài ca về Trung Thu đến giờ này vẫn còn đọng lại trong tôi nhiều ký ức đẹp. Bánh kẹo ngày ấy không nhiều nhưng đêm phá cỗ vui vẻ cùng nhau thật là một không khí quý giá. Với trẻ em bây giờ, niềm vui ấy hiếm hoi hơn. Muốn con mình cũng có cảm giác đẹp về ngày Tết này nên năm nào tôi cũng chịu khó dắt con tham gia với trẻ em khu phố trong hội rước đèn. Tôi cũng chọn đèn thắp nến, giấy kiếng truyền thống thay vì đèn điện tử để con vui thích hơn trong khi vừa chơi vừa vận dụng kỹ năng giữ sao cho ngọn nến cháy sáng lâu... Còn với gia đình, đơn giản chỉ có vài chiếc bánh dẻo, bánh nướng ăn cùng nhau trong đêm trăng rằm.

TRUNG THUỞ XỨ ĐẠO TÔI

Nguyễn Hưng Phát (Xứ đoàn trưởng Thiếu nhi Thánh Thể Gx Bùi Môn - GP TPHCM): Nhiều năm nay, dịp Trung Thu, xứ tôi luôn có các hoạt động thường trực như tham dự thánh lễ, rước đèn, phát bánh Trung Thu và xem múa lân. Trước đó ít hôm, chúng tôi cho các em thi làm lồng đèn và trao giải. Những chiếc đèn sẽ được treo trong nhà thờ vào đúng ngày lễ. Riêng năm nay, nhằm tạo sự mới lạ, khác biệt đôi chút, chúng tôi sẽ tổ chức hội chợ ẩm thực thay vì phát bánh như mọi khi. Các em sẽ được gởi phiếu đến 15 gian hàng đổi lấy món ăn. Trung Thu nhằm ngày thứ bảy nên chúng tôi sẽ xin cha sở ưu tiên thánh lễ chiều của cộng đoàn dành cho thiếu nhi để các em có dịp vui lễ trọn vẹn.

THƯỞNG TRÀ NGẮM TRĂNG

Phạm Thị Mỹ Hiền (Giáo xứ Lương Hiệp - GP Cần Thơ): Đêm Trung Thu, gia đình tôi luôn dành thời gian cả buổi tối cùng nhau trò chuyện và nhâm nhi bánh Trung Thu. Không có gì nhiều nhặn ngoài ấm trà, vài ly nước trái cây và bánh Trung Thu nhưng cảm giác có được rất ấm cúng. Cả gia đình cùng hàn huyên quây quần ngắm trăng tròn. Có lúc đám con cháu cùng nhau đi thả đèn ở sông và rước đèn quanh xóm. Ngoài Tết Nguyên đán, Tết Trung Thu cũng là dịp để chúng tôi vui chơi, đoàn tụ.

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Bạn trẻ với  đại hội giới trẻ
Bạn trẻ với đại hội giới trẻ
Không ít bạn trẻ sau khi tham dự đại hội đã khám phá ra ơn gọi của mình, và đã thay đổi định hướng cuộc đời.
TPHCM dự kiến chi mỗi năm hơn 2.200 tỷ đồng  hỗ trợ xe buýt, metro
TPHCM dự kiến chi mỗi năm hơn 2.200 tỷ đồng hỗ trợ xe buýt, metro
UBND TPHCM vừa có báo cáo gửi Thường trực HĐND Thành phố đề nghị xây dựng nghị quyết liên quan chính sách hỗ trợ dịch vụ vận tải xe buýt, tàu điện.
Người trẻ làm gì để truyền giáo?
Người trẻ làm gì để truyền giáo?
Trong Tông huấn Christus Vivit, Ðức Thánh Cha Phanxicô đã nhấn mạnh: “Người trẻ không chỉ là tương lai mà còn là hiện tại của Giáo hội. Người trẻ đang làm phong phú thế giới bằng những đóng góp của họ”.
Bạn trẻ với  đại hội giới trẻ
Bạn trẻ với đại hội giới trẻ
Không ít bạn trẻ sau khi tham dự đại hội đã khám phá ra ơn gọi của mình, và đã thay đổi định hướng cuộc đời.
TPHCM dự kiến chi mỗi năm hơn 2.200 tỷ đồng  hỗ trợ xe buýt, metro
TPHCM dự kiến chi mỗi năm hơn 2.200 tỷ đồng hỗ trợ xe buýt, metro
UBND TPHCM vừa có báo cáo gửi Thường trực HĐND Thành phố đề nghị xây dựng nghị quyết liên quan chính sách hỗ trợ dịch vụ vận tải xe buýt, tàu điện.
Người trẻ làm gì để truyền giáo?
Người trẻ làm gì để truyền giáo?
Trong Tông huấn Christus Vivit, Ðức Thánh Cha Phanxicô đã nhấn mạnh: “Người trẻ không chỉ là tương lai mà còn là hiện tại của Giáo hội. Người trẻ đang làm phong phú thế giới bằng những đóng góp của họ”.
Ðể người lao động chọn ở lại phố vẫn sống tốt
Ðể người lao động chọn ở lại phố vẫn sống tốt
Vài năm gần đây, người lao động nhập cư ở nhiều thành phố, đô thị lớn có xu hướng quay trở về quê hương làm việc. Ðây không chỉ là hiện tượng trong ngắn hạn, mà phản ánh, dự báo về một xu hướng dài hạn. Người nhập cư đã...
Sự sống mới của nhựa
Sự sống mới của nhựa
Ngày hội “Việt Nam Xanh” đã được tổ chức trong hai ngày 9-10.11 tại Nhà Văn hóa Thanh niên (TPHCM), là cơ hội để nhiều người tiếp cận các khái niệm về sống xanh, tiêu dùng xanh, công nghệ xanh một cách cụ thể, dễ hiểu hơn. Nổi bật là...
Từ việc tăng, giảm nguồn nhân lực trong Giáo hội
Từ việc tăng, giảm nguồn nhân lực trong Giáo hội
Vatican vừa công bố thống kê về nhân lực trong Giáo hội. Số tín hữu gia tăng ở những vùng truyền giáo, nhưng lại giảm ở Âu châu. Số nữ tu và chủng sinh giảm.
Thường trực Ban Bí thư Lương Cường làm Chủ tịch nước
Thường trực Ban Bí thư Lương Cường làm Chủ tịch nước
Chiều 21.10, trong ngày làm việc đầu tiên của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, với 440/440 đại biểu tán thành, đã thông qua Nghị quyết bầu Thường trực Ban Bí thư Lương Cường giữ chức Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026.
Ủng hộ hơn 35 tỷ đồng cho Quỹ “Vì biển đảo quê hương - Vì tuyến đầu Tổ quốc”
Ủng hộ hơn 35 tỷ đồng cho Quỹ “Vì biển đảo quê hương - Vì tuyến đầu Tổ quốc”
Tối 22.10.2024, Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM và Đài truyền hình Thành phố đã phối hợp thực hiện chương trình giao lưu nghệ thuật “Hướng về biên giới, biển đảo Tổ quốc” lần thứ 11 năm 2024.
Khu thể thao quốc gia lớn nhất TPHCM  sau 30 năm quy hoạch
Khu thể thao quốc gia lớn nhất TPHCM sau 30 năm quy hoạch
Khu liên hợp ban đầu quy hoạch trên diện tích 466ha, nhưng sau nhiều lần điều chỉnh còn 212ha; trong đó, 180ha được dùng đầu tư vào các cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật.