“Ðêm Noel” và hành trình gần nửa thế kỷ

Ca khúc “Ðêm Noel” của linh mục nhạc sĩ Xuân Thảo (dựa trên bài thơ Say Noel của linh mục - nhà thơ Xuân Ly Băng) ra đời đã được 48 năm. Ði một đoạn đường thật dài, bài hát vẫn cứ sống mãi trong tâm tình đón Chúa của người tín hữu Công giáo và để lại ấn tượng thật đẹp với cả những người ngoại đạo…

Linh mục nhạc sĩ Xuân Thảo

1.

Những ngày Giáng Sinh về rất gần, tôi có dịp ngồi nghe cha Xuân Thảo chia sẻ về bài hát đã vang lên trong suốt nhiều mùa Noel qua đó. Những mẩu chuyện từ ngày xưa cũ, bị nhớ và quên làm cho đứt đoạn, nhưng khi hiện lên vẫn còn sống động và thân thương vô cùng.

“Đêm Noel” được viết vào năm 1970. Lúc bấy giờ, cha Xuân Thảo còn đang là cậu chủng sinh thần học năm I của Giáo hoàng Học viện tại Đà Lạt. Cha kể cũng vào thời điểm tháng 12, trên báo Tin Vui của dòng Phanxicô có đăng bài thơ “Say Noel” do Đức ông Xuân Ly Băng sáng tác. Cậu chủng sinh Xuân Thảo lúc ấy, với trái tim đầy nhạy cảm cùng nghệ thuật, khi đọc ý tứ của bài thơ đã lập tức nảy lên những giai điệu. Để rồi bằng nguồn cảm hứng vừa được khơi lên, cậu đã dựa trên ý thơ, bắt tay viết thành ca khúc gởi trọn niềm vui, mừng Chúa ra đời và hoàn thành tác phẩm sau vài tuần lễ. Mùa Giáng sinh đó, ca khúc “Đêm Noel” được anh em nhà dòng hát cho nhau nghe và biểu diễn trong đêm văn nghệ đón Chúa Hài Đồng. “Bao nhiêu năm rồi, cảm xúc khi lần đầu nghe bài hát được anh em ngân nga vẫn còn vẹn nguyên trong tôi. Mỗi khi nghe bài này lại nhớ những tháng ngày tu học đã qua, nhớ cái không khí lạnh cùng cảnh sắc trầm buồn của Đà Lạt… Trong hoàn cảnh đó, lời ca được xướng lên làm lòng mình càng thêm xúc động”, cha Thảo hồi tưởng. Được biết, “Đêm Noel” chính là sáng tác đầu tiên, trong số những ca khúc viết về chủ đề Giáng Sinh của cha Xuân Thảo. Trước đó, ngài chủ yếu chỉ viết nhạc sinh hoạt cho thanh thiếu niên, kế đến là làm Ca hát Tin Mừng theo nhịp sống phụng vụ. “Đêm Noel” ra đời, được đông đảo người yêu thánh ca đón nhận, đánh một dấu mốc lớn trong hành trình sáng tác của vị tu sĩ dòng Phanxicô, với những âm điệu thiết tha : “…Đêm nay Noel về, hồn ơi lắng tai nghe; Đàn muôn cung réo rắt, dồn dập tiếng chuông vàng. Đêm nay Noel về, hồn ơi ngước lên xem; Ngàn sao đêm lấp lánh, rộn ràng khắp thiên cung…”.

Những năm về sau, cha Xuân Thảo cũng có viết nhiều nhạc phẩm nữa về Giáng Sinh. Gần đây nhất là “Noel không có Chúa” với phần ca từ đầy triết lý, giai điệu thâm trầm hơn. Có lẽ bây giờ, trong cương vị là một linh mục, mùa đón Chúa với cha không chỉ có niềm vui mà còn kèm theo nhiều nỗi trở trăn và thao thức là làm sao để sống đúng tinh thần Giáng Sinh, chia sẻ với người khốn khó và có Chúa trong từng việc mình làm… Nhìn ngược lại về thời điểm sáng tác “Đêm Noel”, khi ấy cha vẫn còn rất trẻ. Có lẽ chính tình yêu kính Chúa tha thiết, sự rung động đơn sơ hòa với nguồn năng lượng tuổi trẻ chính là chất liệu đã dệt nên tinh thần và nét rêng của bài hát.

Bài hát đã được nhiều ca đoàn lựa chọn để hát trong thánh lễ mừng Chúa Giáng Sinh (Ca đoàn Ceccilia, giáo xứ Mạc Ty Nho, TGP TPHCM)

2.

Ngay ở tiêu đề, nếu Đức ông Xuân Ly Băng chọn một tính từ “say” và bắt đầu thả cái hồn vào tác phẩm từ sớm thì cha Xuân Thảo dùng “đêm” để dẫn dắt một cách nhẹ nhàng, gợi mở. Cứ thế, qua từng câu hát, cảm xúc được nâng dần, từ tâm tình chiêm ngắm (“Hồn ơi lắng tai nghe”, “hồn ơi ngước lên xem”…) đã bùng lên ở phần điệp khúc với những nỗi niềm cứ nối nhau tuôn ra : “Ôi! Noel, Noel…”, “ôi! Đêm đông linh thiêng…”. Phần nhạc và lời hòa quyện với nhau, tạo thành một chuỗi những hình dung đầy màu sắc, đầy âm vang bổng trầm.

Ban đầu, bài hát dựa trên nhịp 2/4 hoàn toàn. Sau này khi soạn lại để biểu diễn hợp xướng, cha mới đổi điệp khúc thành nhịp 3/4, trong khi phần đầu thì vẫn giữ nguyên. Vì vậy mà so với bản cũ, bản dành cho hợp xướng có phần chậm rãi hơn. Ngoài ra, lời kết của đoạn điệp khúc cũng được thay đổi, từ “vì một lòng yêu” sang “và ở cùng ta”. “Tôi thấy nếu để ‘vì một lòng yêu’ thôi thì còn chung chung, chưa đủ để diễn tả tình yêu lớn lao của Thiên Chúa. Trong khi ‘và ở cùng ta’ thì gợi hình hơn, nghĩa là Chúa đã yêu ta đến độ ngài xuống thế, sống như ta, chia sẻ với ta mọi khó khăn”, cha Xuân Thảo nói. Kèm theo lời giải thích đó, cha cũng đã nhắn nhủ đến những người trình bày ca khúc hãy đặt trọn lòng mình vào bài hát. Ngài lưu ý: “Đa số các ca sĩ quen hát theo điệu xập xình, nhấn nhá cố định. Tôi thì thích họ hát mạnh nhẹ theo ý nghĩa, như vậy bài hát sẽ trở nên mềm mại, tình cảm hơn nhiều !”.

Khi tôi hỏi các tín hữu Công giáo và cả những anh em ngoại đạo, không ít người biết đến bài hát “Đêm Noel” và rất nhiều người trong số họ thuộc lòng bài hát. Có lẽ phần ca từ, giai điệu đơn giản, dễ nhớ đã giúp bài hát này đi vào lòng người nghe một cách dễ dàng. Và bởi được viết nên từ tình yêu trọn vẹn dành cho Ngôi Hai xuống thế làm người, nên bài hát đã chạm đến trái tim người nghe và đi suốt một hành trình dài gần nữa thế kỷ.

Giáng Sinh về, đâu đó trên phố đang vọng vang những lời rộn rã : “… Ôi, đêm đông linh thiêng, Chúa Trời làm người đất trời giao hòa. Ôi đêm đông linh thiêng, Chúa Trời làm người, và ở cùng ta…”.

Thiên Lý

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Các tôn giáo thăm, chúc Tết lãnh đạo tỉnh Bình Phước
Các tôn giáo thăm, chúc Tết lãnh đạo tỉnh Bình Phước
Để thể hiện tình đoàn kết và tri ân đối với sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền địa phương trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tôn giáo, đây là lần đầu tiên, linh mục Giuse Nguyễn Minh Chánh tổ chức và kết nối...
Khai mạc các hoạt động chăm lo Tết Ất Tỵ
Khai mạc các hoạt động chăm lo Tết Ất Tỵ
Sáng 15.1.2025, tại công viên Bình Phú, quận 6, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TPHCM đã tổ chức chương trình khai mạc các hoạt động chăm lo Tết Ất Tỵ với chủ đề “Xuân đoàn kết - Tết nghĩa tình”.
Tản mạn chuyện kẹt xe và quẹo phải
Tản mạn chuyện kẹt xe và quẹo phải
Tuần qua ở TPHCM rơi vào cảnh kẹt xe nghiêm trọng, có nơi kéo dài nhiều tiếng đồng hồ, dù không phải là giờ cao điểm. Do Nghị định 168 mới được áp dụng mấy ngày nên không ít dư luận nói nguyên nhân vì không cho rẽ phải khi...
Các tôn giáo thăm, chúc Tết lãnh đạo tỉnh Bình Phước
Các tôn giáo thăm, chúc Tết lãnh đạo tỉnh Bình Phước
Để thể hiện tình đoàn kết và tri ân đối với sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền địa phương trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tôn giáo, đây là lần đầu tiên, linh mục Giuse Nguyễn Minh Chánh tổ chức và kết nối...
Khai mạc các hoạt động chăm lo Tết Ất Tỵ
Khai mạc các hoạt động chăm lo Tết Ất Tỵ
Sáng 15.1.2025, tại công viên Bình Phú, quận 6, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TPHCM đã tổ chức chương trình khai mạc các hoạt động chăm lo Tết Ất Tỵ với chủ đề “Xuân đoàn kết - Tết nghĩa tình”.
Tản mạn chuyện kẹt xe và quẹo phải
Tản mạn chuyện kẹt xe và quẹo phải
Tuần qua ở TPHCM rơi vào cảnh kẹt xe nghiêm trọng, có nơi kéo dài nhiều tiếng đồng hồ, dù không phải là giờ cao điểm. Do Nghị định 168 mới được áp dụng mấy ngày nên không ít dư luận nói nguyên nhân vì không cho rẽ phải khi...
Lãnh đạo TPHCM chúc Tết Nguyên đán tại Tòa Tổng Giám mục TGP TPHCM
Lãnh đạo TPHCM chúc Tết Nguyên đán tại Tòa Tổng Giám mục TGP TPHCM
Chiều ngày 14.1, đoàn lãnh đạo Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQVN TPHCM do ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TPHCM làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc mừng năm mới tại Tòa Tổng Giám mục TGP TPHCM.
Trồng khổ qua đón Xuân
Trồng khổ qua đón Xuân
Bên hiên, giàn khổ qua đầy hoa vàng thơm ngát quyện vào gió chướng. Năm nào ba tôi cũng trồng hai đợt khổ qua đón Tết. Một đợt gieo hạt vào cuối tháng Mười Âm lịch để thu hoạch trái, một đợt trồng gần đầu tháng Chạp nơi hàng rào...
Chiếc mền ấm nhất
Chiếc mền ấm nhất
Tháng Chạp ngang qua vùng đồng bằng vốn quen với nắng ấm, khiến mọi người phải co ro. Học trò được dịp xúng xính áo lạnh, nón len đủ loại sắc màu, nhìn thật vui mắt.
Trở về với “Ðồng xanh”
Trở về với “Ðồng xanh”
Bài hát “Green Fields” do nhóm nhạc Brother Four trình bày được phát hành lần đầu vào năm 1960, tính đến nay đã 65 năm trôi qua.
Lá vàng, lá xanh
Lá vàng, lá xanh
Cuối năm, khoảnh sân nhà bước vào mùa thay lá, lả tả lá vàng trải dài khắp nơi. Cứ quét qua một lượt, lại đã thấy lá chất chồng lên nhau từng lớp.
Xa quê, nhớ tết
Xa quê, nhớ tết
Cứ ngỡ, những người xa xứ lâu rồi chắc chẳng lo nghĩ tới Tết nữa. Lại tưởng chừng sau một năm kinh tế khó khăn, cơm áo chắt chiu thì còn nhớ gì tới Tết nhất…