Gia đình là nơi người trẻ luyện tập tính trung thực và lòng quảng đại


Đồng hành với các bạn trẻ trong đời sống gia đình


GIA ĐÌNH LÀ NƠI NGƯỜI TRẺ LUYỆN TẬPTÍNH TRUNG THỰC VÀLÒNG QUẢNG ĐẠI

Công đồng Vatican II khẳng định gia đình “là một trường học phát triển nhân tính” (Hiến chế Mục Vụ, số 52). Trong chương trình 3 năm Mục vụ hướng đến Giới trẻ của Giáo hội Việt Nam, Hội đồng Giám mục đã chọn năm thứ 2 (2020) để đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình, và luôn coi gia đình là môi trường lý tưởng để người trẻ luyện tập các đức tính nhân bản. Có 4 đức tính nhân bản được Hội đồng Giám mục Việt Nam nêu lên trong thư Mục vụ năm 2020 là: “trung thực, quảng đại, phục vụ và tinh thần trách nhiệm” (số 6).

Hẳn là phải có lý do quan trọng để Hội đồng Giám mục Việt Nam nhấn mạnh đến 4 đức tính nêu trên. Vì thế, trong 2 số báo cuối cùng của Năm Phụng vụ 2020, chúng ta lần lượt tìm hiểu về vấn đề này. Chủ đề của tuần này là: Gia đình là nơi người trẻ luyện tập nhân đức trung thực và quảng đại.


Những biểu hiện thiếu trung thực và quảng đại trong xã hội ngày nay

- Tật ăn gian nói dối: Ngày nay, thật không khó để bắt gặp các bạn học sinh nói dối cha mẹ bỏ học đi chơi, xem phim, chơi game… Nghiêm trọng hơn nữa, có những bạn trẻ lừa dối, lừa đảo để trục lợi cá nhân, để đạt được mục đích của mình. Như vậy, có thể thấy, tình trạng nói dối ở giới trẻ hiện nay vô cùng phức tạp và xảy ra ở nhiều hình thức khác nhau từ nhẹ đến nặng. Theo Giáo sư Trần Ngọc Thêm, kết quả của một cuộc điều tra xã hội học cho thấy, tỉ lệ nối dối cha mẹ ở học sinh cấp 1 là 22%, cấp 2 là 50%, cấp 3 là 64% và sinh viên là 80% (x. https://tuoitre.vn/ti-le-noi-doi-gia-tang-theo-cap-hoc-570840.htm).

- Căn bệnh vô cảm: Thời gian gần đây, cư dân mạng giật mình trước hành vi côn đồ của những nhóm nữ sinh ở Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Bến Tre… với những màn đánh đập, xé áo, cắt tóc. Nhưng tệ hại hơn là nhiều kẻ, thay vì can ngăn, lại quay video clip để tung lên mạng, lại còn phụ hoạ bằng những lời cổ vũ nhiệt tình, hứng khởi: “Cởi áo đi!... Xé áo đi…!”. Nhiều người ngỡ ngàng vì sự thờ ơ của những thế hệ 9x, 10x: thấy người hành khất thì xua đuổi, gặp người bị nạn thì bỏ đi như không có chuyện gì xảy ra, thậm chí có kẻ còn lợi dụng để lấy tiền của họ.


Hội đồng Giám mục Việt Nam mời gọi các bạn trẻ sống trung thực và quảng đại

Trung thực: Tôn trọng sự thật không phải chỉ là trung thành với chính mình, mà đúng hơn còn là trung thành trước mặt Chúa nữa, vì Người là nguồn sự thật (x. Ga 14,6). Người môn đệ của Chúa Giêsu trước hết phải là người sống trung thực, không dối trá, không giả vờ, không giả hình… trong lời nói cũng như trong hành động (x. Youcat, số 453). Mọi Kitô hữu phải làm chứng cho sự thật theo gương Chúa Giêsu (x. Ga 18,37). Trung thực có nghĩa là tử tế trong lời nói và thành thật trong việc làm, tránh “một dạ hai lòng”, giả hình, man trá, gian xảo. Hình thức tồi tệ nhất của sự thiếu trung thực là tội thề gian (x. Youcat, số 454-455).

Quảng đại: Thánh Phaolô nhắc nhở “Mỗi người đừng tìm lợi ích riêng mình, nhưng hãy tìm lợi ích cho người khác” (Pl 2,4). Như vậy cần tránh gán ưu tiên cho tình yêu đối với chính bản thân như thể nó cao quý hơn sự quảng đại hiến thân cho tha nhân (x. Amoris Laetitia, số 101). Thánh Toma Aquinô giải thích rằng: “Ðức ái hệ tại ở ước muốn yêu thương hơn là ước muốn được yêu thương”. Bởi thế, tình yêu có thể vượt trên sự công bằngvà tuôn tràn 1 cách vô cầu và “không hy vọng được đền đáp” (Lc 5,35). Chúng ta có thể và có bổn phận thực hành đức tính quảng đại ấy, vì đó là điều Tin Mừng đòi hỏi: “Anh em đã được cho không thì cũng phải cho không như vậy” (Mt 10,8).


Gia đình là nơi người trẻ rèn luyện tính trung thực và lòng quảng đại

Công đồng Vaticanô II đã dạy: “Vì là người truyền sự sống cho con cái, nên cha mẹ có bổn phận hết sức quan trọng phải giáo dục chúng, và vì thế, họ phải được coi là những nhà giáo dục đầu tiên và chính yếu của chúng. Vai trò giáo dục này quan trọng đến nỗi nếu thiếu sót sẽ khó lòng bổ khuyết được. Thật vậy, chính cha mẹ có nhiệm vụ tạo cho gia đình một bầu khí thấm nhuần tình yêu cũng như lòng thành kính đối với Thiên Chúa và tha nhân, để giúp cho việc giáo dục toàn diện của con cái họ trong đời sống cá nhân và xã hội được dễ dàng. Do đó gia đình là trường học đầu tiên dạy các đức tính xã hội mà không một đoàn thể nào khác có thể vượt qua được” (Tuyên ngôn về Giáo dục Kitô giáo, số 3).

Cha mẹ giáo dục con cái về tính trung thực và lòng quảng đại qua những quy tắc sống chung của từng gia đình trong hoàn cảnh cụ thể của mình, và nhất là qua những hình mẫu lớn nhỏ trong đời sống thường ngày:

- Trung thực là đức tính không thể thiếu trong gia đình. Nếu cha mẹ luôn cởi mở với nhau, hoàn toàn tin tưởng lẫn nhau, không bao giờ dấu diếm hoặc che đậy, không nói một đàng làm một nẻo… thì đó là tấm gương sáng ngời cho con cái. Ngoài ra, những quy tắc ứng xử trong gia đình cũng là một trợ lực cần thiết: cần thì phải hỏi, lấy thì phải xin, làm thì phải bàn, đi thì phải báo…

- Quảng đại chính là kết quả của bầu khí yêu thương trong gia đình. Ngay từ bé, cha mẹ đã phải tập cho con biết chia sẻ cảm thông với người khác: đem quà biếu ông bà - cha mẹ, tặng anh chị - bạn bè, biết thương yêu giúp đỡ những bạn nghèo, biết tôn trọng cảm thông các bạn khuyết tật, dám hi sinh những gì mình đang có để cho công việc chung của gia đình hay xã hội…

Trong một gia đình tôn trọng sự trung thực và đề cao sự quảng đại như thế, thì chắc chắn các bạn trẻ sẽ được triển nở trong sự hoàn thiện bản thân từ ngay trong chính gia đình của mình.


Kết luận

Chúng ta đang sống trong thời khắc quá đặc biệt vì quá khác biệt! Có rất nhiều cái “không” bởi một loại virus mà ta “không thấy”: không Thánh lễ cộng đồng, không lớp Giáo lý, không sinh hoạt hội đoàn, không lớp học văn hoá… Nhưng hầu hết chúng ta vẫn đang còn 1 cái “có”: đó là “gia đình”. Các thành viên trong gia đình có nhiều thời gian sống bên nhau. Và đây chính là “cơ hội” để các bạn trẻ “học tập những đức tính nhân bản: trung thực, quảng đại…” trong chính gia đình của mình! Mong thay, các bậc cha mẹ cũng như chính những người trẻ biết tìm ra những cách thế để kết nối, để tương tác, để liên đới, để bổ trợ cho nhau trong sứ vụ rất “quan trọng” là “đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình” vào một thời điểm rất “nghiêm trọng” này!

Lm Phêrô Vũ Văn Hài, GP Cần Thơ

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Một nữ nhân viên công sở, sau thời gian dài làm việc đã quyết định xin nghỉ. Cô không ngờ là trong số các đối tác, có người để ý cô từ lâu vì sự làm việc tận tụy, quan tâm, tạo nhiều cơ hội cho họ hợp tác.
Cốm xào tròn vị thu
Cốm xào tròn vị thu
Vào mùa thu mấy năm trước, trong một chuyến công tác vội vàng, tôi có dịp “chạm” vào Thu của Hà Nội, trong trời thu quyện hương cốm mới.
Ngày xưa nhà nghèo nhưng toàn ăn “đặc sản”
Ngày xưa nhà nghèo nhưng toàn ăn “đặc sản”
Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Bạc Liêu trù phú, từ bé tôi đã rành chuyện mò cua bắt ốc hái rau, nắng gió tưới tẩm suốt thời thơ ấu cho đến lúc trưởng thành.
Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Một nữ nhân viên công sở, sau thời gian dài làm việc đã quyết định xin nghỉ. Cô không ngờ là trong số các đối tác, có người để ý cô từ lâu vì sự làm việc tận tụy, quan tâm, tạo nhiều cơ hội cho họ hợp tác.
Cốm xào tròn vị thu
Cốm xào tròn vị thu
Vào mùa thu mấy năm trước, trong một chuyến công tác vội vàng, tôi có dịp “chạm” vào Thu của Hà Nội, trong trời thu quyện hương cốm mới.
Ngày xưa nhà nghèo nhưng toàn ăn “đặc sản”
Ngày xưa nhà nghèo nhưng toàn ăn “đặc sản”
Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Bạc Liêu trù phú, từ bé tôi đã rành chuyện mò cua bắt ốc hái rau, nắng gió tưới tẩm suốt thời thơ ấu cho đến lúc trưởng thành.
Tháng 10 về, nhớ giờ đọc kinh đài năm ấy
Tháng 10 về, nhớ giờ đọc kinh đài năm ấy
Mỗi đền đài đều có giờ đọc kinh riêng. Ở xóm tôi, cứ 6 giờ tối sẽ có tiếng kẻng vang lên để mọi người tề tựu nơi những hàng ghế đá dưới chân đài. Tụi trẻ con thích tranh ngồi những ghế đầu, sau đó là các bà, các...
Ðừng gây áp lực cho con!
Ðừng gây áp lực cho con!
Thông thường, trẻ xuất thân từ gia đình nghèo khó, cha mẹ lao động cực nhọc, dễ bị áp lực phải học giỏi để vượt qua nghịch cảnh, bù đắp sự hy sinh của gia đình. Thế nhưng, với con nhà giàu, có cha mẹ giỏi, gia đình truyền thống...
Mỗi người có một lựa chọn khác nhau
Mỗi người có một lựa chọn khác nhau
Một cô gái trẻ đi tham gia cuộc thi nhan sắc và khả năng trình diễn sân khấu. Cô tự tin, dấn thân vào thế giới hào nhoáng của ánh đèn, của rực rỡ hôm nay và chưa biết ngày mai. Mạng xã hội và những chiêu trò truyền thông...
Người nhạc sĩ 40 năm dấn thân với ca đoàn
Người nhạc sĩ 40 năm dấn thân với ca đoàn
Được nhiều người biết đến với các sáng tác nổi tiếng như Hồn tôi khát Chúa, Cảm mến tình ngài, Tình yêu đó, Lấy chi đáp đền, Bên Mẹ La Vang…, nhạc sĩ Nhật Minh (tên khai sinh là Nguyễn Văn Minh) gắn bó với ca đoàn của giáo xứ...
Điều đọng lại ở các trung tâm hành hương kính Ðức Mẹ
Điều đọng lại ở các trung tâm hành hương kính Ðức Mẹ
Với mỗi tín hữu, viếng thăm các trung tâm hành hương kính Ðức Mẹ dường như không còn là chuyện xa lạ. Trong lòng từng người, ắt cũng sẽ có những ấn tượng khó phai với một vài nơi chốn thiêng liêng ấy…
Biến máy bay thành nhà
Biến máy bay thành nhà
Wasilla, thành phố ở miền trung nam bang Alaska (Mỹ), là quê hương của gấu, những vùng hồ tuyệt đẹp và các ngọn núi cao ngất, cũng như một trường dạy lái máy bay đang nhanh chóng trở thành xứ sở thần tiên trong lĩnh vực hàng không tư nhân,...