Giáo hội mà tôi mong đợi (P15)

Antonio SPADARO, SJ.

Nt QUỲNH GIAO chuyển ngữ

Niềm vui Phúc âm

Việc loan báo Phúc Âm đòi hỏi chúng ta phải mở ra những cánh cửa. Bởi trung tâm của sứ vụ là sự gần gũi, Giáo hội mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô muốn phải là Giáo hội luôn biết mở ra : “Cánh cửa được mở để người ta đi vào, cánh cửa được mở để những người ở trong đi ra trong thế giới Phúc Âm mà không đóng khung Phúc Âm trong những đồn lũy nội bộ”. Ngày 17.10.2015 vừa qua, trong bài giảng thánh lễ ở Sainte-Marthe, Đức Giáo Hoàng đã bình luận đoạn Phúc âm thánh Luca 11, 47-54, kể lại lời trách móc của Chúa Giêsu với các kinh sư : “Khốn cho các người, những tiến sỹ luật, bởi các người đã cất đi chìa khóa hiểu biết. Các người đã không đi vào mà những người muốn cố gắng đi vào thì các người lại ngăn cản họ”. Ngài liên kết đoạn Tin Mừng này với hình ảnh của một Giáo hội “đóng kín”, trong đó “những người đi ngang qua không được vào” và nơi đó “Thiên Chúa ở trong lại không đi ra được”. Vì vậy, ngài nhắc nhở “các tín hữu nắm giữ chìa khóa rồi đem đi. Họ là những người không mở cửa”; và tệ hơn “những người đó đứng trước cửa” và “không để cho người khác bước vào”. Đúng ra, “thái độ của người tín hữu với chìa khóa trong túi và cánh cửa đóng kín”, theo Đức Giáo Hoàng, đã làm nổi bật “cả một quá trình thiêng liêng và tinh thần” đưa đến việc làm cho đức tin “cầu kỳ” và biến nó thành “ý thức hệ”. Nhưng trong những ý thức hệ đó, như ngài đã nhắc nhở, Chúa Giêsu đã không có chỗ đứng của mình : “Chúng ta không gặp được lòng trìu mến, tình thương và sự dịu hiền của ngài. Những ý thức hệ đó dù nó hướng về đâu thì cũng luôn luôn cứng ngắc”. Đến nỗi nó có thể biến những người Kitô hữu “thành người môn đệ của thái độ về tư tưởng” hơn là “một người môn đệ của Chúa Giêsu”.

Dĩ nhiên sẽ là điều sai lầm và ngây ngô khi nhận định “ý thức hệ” và “văn hóa”. Đức Phanxicô hiểu rằng vấn đề hội nhập văn hóa là một phần của tiến trình “nhập thể” của sứ điệp Kitô hữu trong một bối cảnh rõ ràng. Phúc Âm sẽ bị lu mờ đi và bắt đầu biến thành ý thức hệ khi mà người ta muốn giới hạn tính năng lực nguyên thủy bởi một bối cảnh văn hóa, xã hội hay chính trị. Phúc Âm tự nó phải vững mạnh. Mọi tiếp cận khác thật sự ra là “nô lệ hóa” Phúc Âm thay vì “phục vụ nó”.

Do đó, lời trách móc của Chúa Kitô vẫn luôn đúng với hiện tại : “Các người đã lấy đi chìa khóa của sự hiểu biết” bởi “sự hiểu biết về Đức Kitô đã bị biến dạng qua một sự hiểu biết có tính ý thức hệ và luân lý”. Và qua đó đã đi theo cách hành xử của các tiến sỹ luật xưa - những người “đóng cánh cửa với bao nhiêu quy luật”. Về vấn đề này, Đức Giáo Hoàng lại nhắc đến một lời trách móc khác của Đức Kitô trong Phúc Âm của thánh Matthêu, chương 23, khi nói đến các kinh sư và người Pharisiêu, là những người chất những gánh nặng và khó khăn bắt người khác mang, đặt để chúng trên vai của họ. Những thái độ này biến thành một quá trình đức hạnh, nơi đó “đức tin trở thành ý thức hệ và ý thức hệ luôn làm cho người ta sợ! Ý thức hệ làm con người xa nhau và làm cho Giáo hội xa con người”.

Trong bức thư viết cho giáo phận Buenos Aires nhân Năm Đức tin, Hồng y Bergoglio đã than phiền cách mạnh mẽ rằng “sự bất an mỗi ngày mỗi tăng đã từ từ dẫn đến rào cản các cánh cửa luôn đặt các hệ thống “camara” dò xét, nghi ngờ những người lạ mặt đang gõ cửa”. “Cánh cửa bị đóng lại” đối với Jorge Mario Bergoglio dường như là biểu tượng của thế giới hôm nay, nói lên một cách sống, một cách tự đặt mình trước một thực tại, trước những con người và trước tương lai. Trái lại, hình ảnh của cánh cửa được mở rộng ra “luôn luôn vẫn là biểu tượng của ánh sáng : tính bạn hữu, niềm vui, sự tự do, lòng tin tưởng. Chúng ta rất cần tìm lại được những điều này! Cánh cửa đóng kín làm hại chúng ta, làm chúng ta bị què quặt, làm chúng ta tách biệt nhau”. “Những cánh cửa được mở rộng” làm thành chủ đề trung tâm trong những huấn giáo của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Ngài muốn có một Giáo hội quan tâm đến việc tìm kiếm gặp gỡ nhau chứ không củng cố Giáo hội bằng những ranh giới. Đây là một tâm hồn triệt để truyền giáo mà tôi đã nhận thấy, được chiếu tỏa trong suốt cuộc trao đổi với Đức Giáo Hoàng.

Không chỉ cần phải mở các cánh cửa, nhưng còn phải ra ngoài các nẻo đường với những nguy cơ và sự liều lĩnh. Có những lần Đức Giáo Hoàng nói với tôi, khi chúng tôi bàn về nơi ở của ngài ở Sainte-Marthe : “Tôi có nhu cầu phải ra ngoài đường để ở với những người ngoài đường”. Đây là những tư tưởng đã từng đồng hành với Đức Hồng y Jorge Mario Bergoglio, trước cả khi bước vào mật viện để rồi ngài đi ra với chức vụ là giám mục thành Rôma. Đúng vậy, giữa những điểm chính yếu của cuộc phỏng vấn, chúng ta đọc thấy như sau : “Thay vì chỉ là một Giáo hội đón tiếp và đón nhận, hãy cố gắng là một Giáo hội có khả năng ra khỏi mình và đi đến với những người nam người nữ không có tương quan với mình, với những người không hề biết Giáo hội, những người đã xa với Giáo hội, và những người thờ ơ với Giáo hội”.

Trong cuộc hành trình đến Brazil, khi nói chuyện với giám mục, linh mục, tu sĩ và chủng sinh trong bài giảng tại thánh lễ vào ngày 27/7 tại Vương Cung Thánh Đường Rio, Đức Giáo Hoàng đã xác định rằng chúng ta không thể co cụm lại việc mục vụ với những cuộc gặp gỡ và lên dự án, ngài đã định nghĩa đó như là “loại xirô cho những người cảm cúm”, rồi xác định dứt khoát phải ra khỏi những nơi chốn an toàn của đức tin. Khi nói đến việc giáo dục người trẻ, Đức Phanxicô gọi mời : “Chúa Giêsu đã hành động như vậy với các môn đệ của mình : Ngài đã không giữ họ lại cho chính mình như với gà mẹ đối với gà con của mình; Ngài đã sai họ đi ! Chúng ta không thể đóng khung vào trong giáo xứ hay cộng đoàn của chúng ta, trong những tổ chức của giáo xứ hay giáo phận, trong khi đó, bao nhiêu người đang chờ Phúc âm! Ra khỏi với tư cách được sai đi. Không chỉ đơn giản là mở cánh cửa để người ta vào, đón tiếp người ta, nhưng cũng phải ra khỏi cánh cửa để đi tìm và gặp gỡ! Chúng ta hãy thúc đẩy người trẻ để họ ra khỏi chính mình! Dĩ nhiên họ sẽ vấp ngã, có thể họ làm sai, nhưng chúng ta đừng sợ! Chính các tông đồ cũng đã như vậy rồi! Chúng ta hãy thúc đẩy người trẻ ra đi. Chúng ta hãy dứt khoát lên kế hoạch cho việc mục vụ đi từ vùng ven đến với những người xa chúng ta nhất, với những người thông thường không hề liên hệ với giáo xứ. Những người được mời, những người VIP phải là họ. Hãy đi tìm họ nơi các nẻo đường”.

“Những vùng ven hiện sinh” từ nay trở thành một kiểu nói có trọng lượng nhất đối với Đức Phanxicô. Khi ngài mời gọi điều này, thì chúng ta cũng hiểu được rằng Đức Giáo Hoàng nhận thấy thực tại đúng hơn từ vùng ven, thay vì từ trung tâm. Việc ở “vùng ven” giúp ta thấy rõ hơn và hiểu rõ hơn để phân tích một cách chính xác thực tại của nó khi tránh đi từ trung tâm, và giữ cho được mọi tiếp cận với ý thức hệ. Trong cuộc phỏng vấn, Đức Giáo Hoàng đã xác định lại : “Giáo hội phải sống và suy nghĩ hoàn toàn chìm sâu vào trong thực tại”.

Antonio SPADARO, SJ.

Nt QUỲNH GIAO chuyển ngữ

tin liên quan

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Những vòm cây xanh thành phố
Những vòm cây xanh thành phố
Ở Sài Gòn, đi đường gặp được một bóng cây xanh tỏa mát giữa cái nắng tháng Tư, có lẽ không hạnh phúc gì hơn!
Nhiều hoạt động trong ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam 2024
Nhiều hoạt động trong ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam 2024
Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 - năm 2024 được tổ chức tại TPHCM từ ngày 15.4 đến ngày 1.5.2024.
Mùi mưa
Mùi mưa
Trong cơn gió tháng Ba lạnh lẽo đang luồn qua thành phố Dallas (bang Texas), bác sĩ bước vào phòng bệnh nhỏ bé của Diana. Ðêm đã khuya và chị vẫn chưa hồi sức sau ca mổ. Chồng chị nắm lấy tay chị trong lúc chuẩn bị tinh thần đón...
Những vòm cây xanh thành phố
Những vòm cây xanh thành phố
Ở Sài Gòn, đi đường gặp được một bóng cây xanh tỏa mát giữa cái nắng tháng Tư, có lẽ không hạnh phúc gì hơn!
Nhiều hoạt động trong ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam 2024
Nhiều hoạt động trong ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam 2024
Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 - năm 2024 được tổ chức tại TPHCM từ ngày 15.4 đến ngày 1.5.2024.
Mùi mưa
Mùi mưa
Trong cơn gió tháng Ba lạnh lẽo đang luồn qua thành phố Dallas (bang Texas), bác sĩ bước vào phòng bệnh nhỏ bé của Diana. Ðêm đã khuya và chị vẫn chưa hồi sức sau ca mổ. Chồng chị nắm lấy tay chị trong lúc chuẩn bị tinh thần đón...
Chăm chút thư viện học đường để nuôi dưỡng văn hóa đọc
Chăm chút thư viện học đường để nuôi dưỡng văn hóa đọc
Cho dù công nghệ phát triển đến đâu, vai trò của sách in và tương tác đọc vẫn có ý nghĩa căn bản; tuy nhiên, quy luật chạy theo cái tiện, lợi, nhanh… của số đông đã khiến văn hóa đọc chông chênh hụt hẫng.
Hát trong tình chúa, tình người...
Hát trong tình chúa, tình người...
Tình Chúa, tình người vẫn là nguồn cảm xúc không vơi trong sáng tác của các nhạc sĩ Công giáo. Trong số nhiều bài thánh ca diễn tả tình yêu diệu vợi của Thiên Chúa, tôi vẫn ngân nga một số ca khúc của nhạc sĩ Lê Đức Hùng.
Kể em nghe về Lễ Vượt Qua của Chúa Giêsu
Kể em nghe về Lễ Vượt Qua của Chúa Giêsu
Ðó là tên một tập sách mỏng dành cho các bạn đọc nhí của tác giả Adalberto Mainardi, một đan sĩ thuộc Ðan viện Bose - Italia (Chuyển ngữ: Ngọc Yến, FMA - Văn Chính, SDB).
Phát động cuộc thi ảnh, video  “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2024”
Phát động cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2024”
Lễ phát động cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2024” đã diễn ra sáng ngày 20.3.2024 do Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì theo hình thức trực tuyến, kết nối từ điểm cầu Bộ đến các điểm cầu Sở Thông tin và Truyền...
Ðưa đường sách trở thành một bộ phận của du lịch thành phố...
Ðưa đường sách trở thành một bộ phận của du lịch thành phố...
Theo kế hoạch từ UBND TPHCM, đến tháng 3.2025, thành phố sẽ xây dựng, phát triển các đường sách, không gian sách tại các khu vực theo 4 trục đông - tây - nam - bắc, góp phần phát triển văn hóa đọc cho người dân. 
Phim ngắn “Tiếng Chuông” gởi gắm thông điệp ý nghĩa trong Mùa Chay
Phim ngắn “Tiếng Chuông” gởi gắm thông điệp ý nghĩa trong Mùa Chay
Với thời lượng chỉ hơn 10 phút, phim Tiếng chuông phát trên kênh “Phim truyện mục vụ” của Ủy ban Truyền thông, Hội đồng Giám mục Việt Nam đã khơi gợi trong lòng người xem niềm cảm thông với những mảnh đời cơ nhỡ, sự thức tỉnh trở về của...